Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc thuộc địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Hầu hết sinh viên của trường đến từ các vùng quê khác nhau trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các tỉnh lân cận. Đa số các em đều sinh sống và học tập xa gia đình, khi tiếp xúc với môi trường sống mới sẽ tạo ra nhữngcơ hội thuận lợi, mặt khác cũng gây ra khó khăn, thách thức đối với các em. Thành phố Vinh là một trung tâm kinh tế, văn hóa của khu vực Bắc Trung Bộ, nơi mà sự nghiệp đổi mới diễn ra rất sôi động. Những năm đổi mới vừa qua, thành phố đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trong đó có sự nghiệp phát triển văn hóa tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tiêu cực từ việc phát triển xã hội, nó cũng đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến đạo đức của con người nói chung và tầng lớp sinh viên nói riêng Song bên cạnh những ảnh hưởng tiêu cực đó sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc vẫn giữ lại được những mặt tốt, những mặt tích cực của đạo đức, cụ thể đó là:
Thứ nhất: Đa phần sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc có lòng yêu nước và tự hào dân tộc. Đó là truyền thống văn hóa đạo đức vô cùng quý báu của dân tộc Việt Nam nói chung, và của người xứ Nghệ nói riêng. Dựa trên cơ sở, quan niệm và nhận thức của sinh viên về mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội để chúng ta có thể, xem xét, đánh giá đươc lòng yêu nước và tự hào dân tộc của sinh viên. Đây cũng chính là mục tiêu chiến lược mà Bác Hồ đã xác định từ khi thành lập Đảng đến nay.
Bảng 2.2. Mức độ nhận thức của sinh viên về các giá trị truyền thống của dân tộc
STT Mức độ Kết quả đánh giá
Số lượng Tỷ lệ %
1 Rất quan tâm 300 60
2 Bình thường 100 20
3 Chưa thật quan tâm 80 16
4 Không quan tâm 20 4
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015)
Qua khảo sát 500 học sinh, sinh viên của trường đã cho thấy được đa phần các các em đều có nhận thức tốt về các giá trị truyền thống, chiếm tỷ lệ cao (60%), trong lúc đó, số sinh viên chưa thật quan tâm (16%) và chưa quan tâm (4 %), chiếm tỷ lệ thấp.
Như vậy, nhìn từ góc độ thực tiễn, tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc được sinh viên thể hiện thông qua các hoạt động, từ các hoạt động đó, vừa góp phần vào công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, vừa thông qua đó để nâng cao ý thức đạo đức cho sinh viên, trước hết đó là tình yêu quê hương đất nước, với lao động... Để từ đó sinh viên thấy được vai trò quan trọng của việc học tập đối với việc cống hiến cho xã hội. Các hoạt động vì cộng đồng bằng các phong trào “Sinh viên tình nguyện”, “Tết ấm cho đồng bào miền Tây, Nghệ An”, “Tiếp sức mùa thi”, Những nghĩa cử cao đẹp: “Hiến máu tình nguyện”,... đã thu hút được đông đảo học sinh, sinh viên của trường tham gia. Bên cạnh đó, nhiều bạn sinh viên đã phấn đấu vươn lên trong học tập vì ngày mai lập thân, lập nghiệp và xây dựng đất nước, tham gia các hoạt động phòng chống các tệ nạn xã hội; tuyên truyền luật giao thông đường bộ, các hoạt động chung sức cùng cộng đồng: giữ gìn an ninh trật tự xã hội,... với tinh thần hăng hái, nhiệt tình của
người sinh viên, của tuổi trẻ đầy nhiệt huyết về nghĩa vụ cũng như trách nhiệm của mình với xã hội, với tương lai của đất nước.
Bảng 2.3. Mức độ sinh viên tham gia vào hoạt động thực tiễn
STT Mức độ Kết quả đánh giá
Số lượng Tỷ lệ %
1 Tham gia nhiệt tình 190 38
2 Có tham gia 150 30
3 Chưa tham gia 100 20
4 Không tham gia 60 12
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015)
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, số sinh viên hăng hái, nhệt tình tham gia vào các phong trào hoạt động thực tiễn khá cao chiếm tỷ lệ (38%), số sinh chưa tham gia (20%), không tham gia chếm tỉ lệ thấp (12%).
Tóm lại, phần lớn học sinh, sinh viên đều muốn đóng góp sức mình vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc, có ý thức phấn đấu cho lý tưởng “dân giàu nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trên chính mảnh đất quê hương mình. Nhìn chung, phần lớn sinh viên đều có bản lĩnh chính trị vững vàng, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước trong thời kỳ đổi mới, tin tưởng vào chủ nghĩa xã hội được xây dựng ở nước ta.
Thứ hai, đa số các bạn học sinh, sinh viên là những người sống có mục đích, có lý tưởng, sống có hoài bão, không ngại hy sinh, gian khổ. Trong những năm vừa qua, tình hình kinh tế - xã hội, chính trị, tư tưởng của đất nước cũng như trên thế giới có nhiều biến động to lớn đã có tác động không nhỏ đến lý tưởng, mục đích của sinh viên nói chung và sinh viên của Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc nói riêng. Nhưng nhìn chung, phần lớn sinh viên về mặt định hướng mục đích và lý tưởng sống cơ bản là phù hợp với truyền
thống của dân tộc, đó là phấn đấu cho một đất nước độc lập, tự chủ, nhân dân có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc, và vì một xã hội công bằng, văn minh.
Bảng 2.4. Mức độ sinh viên sống có lý tưởng
STT Mức độ Kết quả đánh giá
Số lượng Tỷ lệ %
1 Có lý tưởng 250 50
2 Chưa xác định 130 26
3 Không có lý tưởng 120 24
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015)
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, phần lớn sinh viên đều sống có lý tưởng, có ước mơ và chiếm tỷ lệ khá cao (50%), song bên cạnh đó còn có một bộ phận sinh viên còn sống hời hợt không có lý tưởng, nhưng nó chỉ chiểm tỉ lệ thấp (24%).
Chúng ta thấy rằng, nếu như thế hệ sinh viên trước đây với mục tiêu, lý tưởng của họ là cố gắng học tập để phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc đem lại hòa bình, độc lập cho dân tộc, thì sinh viên thời đại ngày nay đó là học tập để góp sức xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, tụt hậu xa về kinh tế, theo kịp với sự phát triển của các nước trong khu vực và trên toàn thế giới, đồng thời làm giàu cho bản thân, gia đình và cho chính quê hương mình.
Thứ ba, đa số sinh viên có ý thức chủ động, tích cực học tập, nghiên cứu khoa học vì ngày mai lập thân, lập nghiệp, không ngại khó khăn gian khổ. Với sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, cùng với những thành tựu trong lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ sinh học,... làm cho hàm lượng tri thức trong các sản phẩm không ngừng tăng lên. Nó đang từng ngày, từng giờ tác động làm biến đổi sâu sắc bộ mặt của quốc gia, dân tộc trên thế giới, mở ra một
xu thế phát triển mới về mặt kinh tế. Khẳng định vị thế của nước nhà trên trường quốc tế, tấm gương phải kể đến đó là em Đặng Duy Tuấn, sinh viên khoa công nghệ Hàn, Trường Cao đẳng Nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc đã đạt giải vàng trong kỳ thi tay nghề ASEAN, và là một trong bảy thí sinh của Việt Nam đạt chứng chỉ nghề xuất sắc trong kỳ thi tay nghề thế giới lần thứ 43 năm 2015 tại nhà thi đấu Ibirapuera, São Paulo, Brazil. Điều này đã minh chứng cho tình yêu quê hương, đất nước, của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
Bảng 2.5. Mức độ thái độ học tập của sinh viên
STT Mức độ Kết quả đánh giá
Số lượng Tỷ lệ %
1 Tích cực học tập 235 47
2 Bình thường 167 33,4
3 Không tích cực 98 19,6
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015)
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, số sinh viên tích cực trong học tập chiếm tỷ khá cao (47%). Song bên cạnh đó còn có một bộ phận sinh viên khác còn có thái độ lười học tập, chiếm tỉ lệ (19,6%).
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam cũng không nằm ngoài sự ảnh hưởng đó. Với tư cách là sinh viên của thời đại mới, bổ sung nguồn lao động lớn cho xã hội, sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc cũng hiểu được những điều đó, định hướng giá trị về cuộc sống ngày nay là phải có trình độ, có kiến thức, làm việc, sống có mục đích, đặc biệt đối với sinh viên trường nghề ngoài năng lực, trình độ, thì một điều không thể không có đó là phải có tác phong công nghiệp, ý thức tổ chức kỷ luật cao. Vì vậy, điều mà sinh viên quan tâm là phải học tập, rèn luyện vừa để có kiến thức, kỹ năng tốt, vừa tu dưỡng rèn luyện đạo đức, vừa là để lập thân, lập nghiệp, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần làm giàu, đẹp cho quê hương, đất nước.
Do đó, trong thời gian vừa qua, phần lớn sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc có tinh thần học tập chăm chỉ, tích cực tham gia các phong trào do Đoàn thanh niên, Hội sinh viên tổ chức, nhằm nâng cao chất lượng học tập và ý thức được tinh thần tập thể.
Thứ tư, phần lớn sinh viên đã thích nghi được với những biến đổi của kinh tế, văn hóa xã hội của đất nước, họ rất năng động, nhạy cảm với cái mới, biết hướng hoạt động của mình về một tương lai tốt đẹp, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, có tinh thần tương thân, tương ái vì cuộc sống cộng đồng.
Cũng như sinh viên cả nước, sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, ngày nay được sống trong một đất nước hòa bình, thống nhất, cả nước đang trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, gắn liền với mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Ý thức được điều đó, nên trong thời gian qua, đa phần các bạn sinh viên của trường đã tích cực học tập, rèn luyện, nắm bắt cơ hội và thời cơ, khắc phục thái độ thụ động, trông chờ, ỷ lại, xây dựng cho mình tinh thần tự lập, năng động và sáng tạo, luôn hướng về những giá trị mới, tích cực để bắt kịp với tốc độ phát triển của nền kinh tế thị trường. Nếu như trước giai đoạn 2009-2014, nhiều sinh viên chưa dám bộc lộ cá tính, phẩm chất, năng lực, và sở thích cá nhân vì ngại đối lập với tập thể, thì trong giai đoạn này tính năng động sáng tạo, nghiên cứu, tìm tòi những giá trị mới, bên cạnh đó có thái độ tôn trọng những giá trị truyền thống cơ bản của dân tộc. Ngày nay, với xu thế khu vực hóa và toàn cầu hóa, nó không có chổ đứng cho những sinh viên thụ động, vô trách nhiệm, thiếu nghị lực, vươn lên, có lối sống hưởng thụ lười học tập và lao động.
Như chúng ta đã biết ngày nay, sinh viên nói chung, và sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam- Hàn Quốc nói riêng là những người sinh ra và lớn lên trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, là đối tượng nhạy cảm nhất trước những biến đổi vô cùng nhanh chóng của đất nước
và thế giới. Vậy nên, họ cũng đã đánh giá rất cao các giá trị về trình độ học vấn, có tư duy kinh tế, thích ứng nhanh với hoàn cảnh đang thay đổi, có định hướng nghề nghiệp phù hợp, có tinh thần tự lập, sống có ước mơ, có hoài bão, sống có tình, có lòng tự trọng... Điều này đã cho thấy được rằng, sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam-Hàn Quốc đã nhận thức rất rõ về các giá trị của cuộc sống hòa bình, ổn đinh, hợp tác và phát triển. Điều đó cũng cho thấy rằng, trong thời gian vừa qua các bạn học sinh, sinh viên đã có sự thích ứng nhanh với cơ chế mới, họ quan tâm nhiều hơn về vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội của địa phương, của quốc gia dân tộc, của khu vực và trên thế giới.
Theo thống kê của phòng Kế hoạch, hàng năm số lượng sinh viên trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam-Hàn Quốc đi thực tập các doanh nghiệp hàng năm khoảng 1.100 sinh viên. Số sinh viên của trường đi xuất khẩu lao động tại các quốc gia trên thế giới khoảng 200 sinh viên. Phần lớn sinh viên đều tích cực học tập, có ý chí phấn đấu và ham học hỏi, tôn trọng cán bộ quản lý, tuân thủ kỷ luật trong lao động, được các chủ doanh nghiệp đánh giá cao.