trong bối cảnh hiện nay
Trong những năm gần đây, khi xu thế toàn cầu hoá, hội nhập với thế giới, đã mở ra cho nước ta những thời cơ, vận hội mới. Nền kinh tế đã có những bước phát triển vượt bậc, đời sống nhân dân được nâng lên. Sự nghiệp giáo dục đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chăm lo. Trong nhà trường, các tổ chức Đoàn thể đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức cho sinh sinh viên. Song bên cạnh đó cũng đang còn nhiều yếu tố ảnh hưởng đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay:
Thứ nhất, ảnh hưởng từ phía gia đình
Do sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, một mặt nó đã làm cho nền kinh tế phát triển, đời sống của người dân được nâng cao. Nhưng bên cạnh đó nó để lại những tác động tiêu cực cho xã hội. Chính xu thế toàn cầu hóa đã cuốn nhiều bậc cha mẹ vào guồng quay của việc kiếm tiền mà không có thời gian chăm lo tới con cái. Bên cạnh đó, nhiều cha mẹ do nhận thức lệch lạc, không có tri thức về giáo dục con cái; sự quan tâm, nuông chiều thái quá trong việc nuôi dạy; sử
dụng quyền uy của cha mẹ một cách cực đoan; tấm gương phản diện của cha mẹ, người thân; có các hoàn cảnh éo le hoặc hay bị sử dụng bằng vũ lực... đã tác động không nhỏ đến sự hình thành và phát triển nhân cách cho sinh viên. Có gia đình do cha mẹ sống không gương mẫu, cha mẹ ly hôn, hay buông lỏng giáo dục, phó mặc cho xã hội, cho nhà trường trong việc giáo dục con cái.
Chính từ những tác động tiêu cực của xu thế toàn cầu hóa đã làm ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình hình thành đạo đức ở con cái. Đặc biệt trong độ tuổi là sinh viên, đang trong độ tuổi hình thành và từng bước hoàn thiện về nhân cách lại càng chịu ảnh hưởng sâu sắc từ những tác động tiêu cực đó. Tuy nhiên đứng trước những cám dỗ của các tệ nạn xã hội đang ngày đêm rình rập, lôi kéo thế hệ trẻ vào các con đường nghiện ngập, cà bạc, bạo lực học đường, tình trạng sinh viên vi phạm pháp luật ngày càng gia tăng như hiện nay, nếu không có sự quan tâm, chăm lo, giáo dục từ phía gia đình thì sớm hay muộn những điều không mong muốn cũng sẻ xảy ra.
Thứ hai, tác động từ môi trường xã hội
Xã hội ngày càng phát triển, nó vừa tạo ra những cơ hội, điều kiện thuận lợi đến việc giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Sinh viên có điều kiện phát triển toàn diện về cả trí lực và thể lực. Sinh viên được học tập trong môi trường lành mạnh, được nghiên cứu, sáng tạo về khoa học công nghệ, được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, chủ động, tích cực trong mọi hoạt động… Từ đó sinh viên ý thức được các giá trị đạo đức truyền thống, các giá trị đạo đức chuẩn mực, sống có ước mơ, có hoài bão, biết yêu thương con người, biết quan tâm, giúp đỡ người khác, sống có trách nhiệm hơn với bản thân, với gia đình và xã hội. Đây chính là những hành trang cần thiết để sinh viên tiến bước vào đời.
Song bên cạnh mặt tích cực đó, thì sự phát triển của xã hội nó cũng gây ra những khó khăn, thách thức đối với công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Nó đã làm xuất hiện những hiện tượng suy thoái về
đạo đức, làm mờ nhạt về lý tưởng, một số sinh viên thích chạy theo lối sống thực dụng, đua đòi. Các tệ nạn xã hội có nơi, có lúc đã xâm nhập vào trong trường học; tình trạng một số ít sinh viên lún sâu vào tệ nạn xã hội thậm chí đánh thầy, gây án, giết người, cướp của,… số này tuy không phổ biến nhưng có xu hướng gia tăng, làm băng hoại đạo đức, tha hoá nhân cách; gây nỗi đau, đáng lo ngại cho các bậc cha mẹ; đã tác động xấu tới các gía trị đạo đức truyền thống, ảnh hưởng không nhỏ trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên, đến an ninh trật tự xã hội. Chính từ những tác động của cơ chế thị trường, sự phát triển của khoa học công nghệ, đã tác động lối sống hám cơ sở vật chất hơn tính nhân văn, xem nhẹ lời khuyên của cha mẹ, thầy cô, lười lao động, không nhạy bén, chủ động trước những biến đổi của thời cuộc đã dẫn đến những biểu hiện lệch lạc về chuẩn mực đạo đức.
Bên cạnh đó một bộ phận cán bộ quản lý, giảng viên và bạn bè thường có những định kiến, thiếu thiện cảm; sử dụng các biện pháp hành chính thái quá; sự lạm dụng quyền lực của các thầy cô giáo, nhà quản lý; sự thiếu gương mẫu trong mô phạm giáo dục; việc đánh giá kết quả, khen thưởng, kỷ luật thiếu khách quan và không công bằng; sự phối hợp không đồng bộ giữa các lực lượng giáo dục... cũng đã có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giáo dục đạo đức cho sinh viên.
Thứ ba, nhà trường và giáo dục học đường.
Nhà trường và giáo dục học đường là một trong những yếu tố tác động quan trọng nhất đối với quá trình phát triển nhân cách và định hướng lối sống của sinh viên. Bỡi trong cuộc đời mỗi người thì thời gian đi học chiếm phần lớn tuổi thanh niên. Chính tại nhà trường và nhờ giáo dục học đường, sinh viên tiếp thu được nhiều tri thức về tự nhiên và xã hội, các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng sống, những bài học về đạo đức, pháp luật, tôn giáo, chính trị và văn hóa… Đây là những hành trang giúp họ vững bước vào đời. Những nội dung giáo dục
trong nhà trường cũng có tác động quan trọng và trực tiếp đối với sự định hướng lối sống của sinh viên, đồng thời để lại dấu ấn trong suốt cuộc đời họ. Mặt khác, những khuyết tật hay những bất cập của nền giáo dục Việt Nam cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu của xu hướng lối sống tiêu cực, không lành mạnh của thanh niên - sinh viên hiện nay.
Một là, vấn đề áp lực học tập đối với sinh viên, nó có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm lý và định hướng lối sống của sinh viên khi đi học.
Hai là trạng thái tâm lý căng thẳng do áp lực học đường gia tăng khi sinh viên cảm thấy hoặc cho rằng mình bị nhà trường hoặc thầy cô giáo đối xử không công bằng hay bị phân biệt đối xử.
Ba là hiện tượng tha hóa, biến chất, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận giáo viên, làm vẫn đục môi trường giáo dục nhà trường.
Bên cạnh những hiện tượng tiêu cực nói trên, sự bất cập của chương trình giáo dục và trong nội dung của một số môn học cũng góp phần tạo nên những khuyết tật và thất vọng của sinh viên. Đó chính là sự thiếu vắng hay hết sức sơ sài của các môn học kỹ năng sống. Đây là một trong những nguyên nhân làm phát sinh và lây lan các xu hướng sống tiêu cực, dẫn đến vi phảm các chuẩn mực đạo đức, đi ngược lại với các giá trị đạo đức truyền thống, và các tác động mạnh mẽ đến công tác giáo dục đạo đức trong sinh viên Việt Nam hiện nay nói chung và sinh viên các trường nghề nói riêng.
Ngoài ra, thế giới ngày nay đang còn nhiều biến động các thế lực thù địch đang tìm mọi cách để chống phá cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, nhằm thực hiện âm mưu “Diễn biến hòa bình” và “Bạo loạn lật đổ”, lợi dụng “Tự do, dân chủ, dân quyền, dân tộc, tôn giáo,…” để kích động, gây rối trật tự, an ninh xã hội lối kéo thanh niên, đặc biệt là đội ngũ sinh viên,… Vì vậy, chúng ta cần phải tích cực giáo dục cho sinh viến nhận thức được âm mưu thâm độc của kẻ thù. Đồng thời nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng; tăng cường công tác
giáo dục chính trị tư tưởng nói chung, giáo dục đạo đức nói riêng cho sinh viên, cho thế hệ trẻ; là vấn đề cấp thiết, đặc biệt chú trọng trong giai đoạn hiện nay.