Trong những năm qua, bên cạnh một bộ phận lớn sinh viên có ý thức về các giá trị đạo đức tốt đẹp của dân tộc, sống có ước mơ, có lý tưởng, năng động, sáng tạo nghiên cứu những giá trị mới để thích ứng nhanh với sự thay đổi của thời đại. Thì một bộ phân sinh viên khác lại quay lưng lại với các giá trị đạo đức truyền thống, thụ động, mất niềm tin, quen với lối sống thụ hưởng, lười lao động và học tập.
Để đánh giá thực trạng nhận thức về vấn đề đạo đức của học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc, Tỉnh Nghệ An, chúng tôi tiến hành khảo sát ở 500 học sinh, sinh viên trong toàn trường như sau:
Bảng 2.6. Mức độ quan tâm của học sinh, sinh viên đối với các vấn đề về đạo đức
STT Mức độ Kết quả đánh giá
Số lượng Tỷ lệ %
1 Rất quan tâm. 87 17,4%
2 Bình thường. 223 44,6%
3 Chưa thật quan tâm 175 35%
4 Không quan tâm 15 0,3%
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015)
Kết quả điều tra cho thấy: số lượng em sinh viên được khảo sát các vấn đề về đạo đức ở mực độ rất quan tâm đang còn chiếm tỷ lệ thấp (17,4%). Trong lúc đó số lượng sinh viên chưa thực sự quan tâm lại chiến tỷ lệ khá cao (35%).
Những mặt tiêu cực hạn chế đó được biểu hiện cụ thể đó là:
Thứ nhất, một bộ phận sinh viên có thái độ phai nhạt với niềm tin, lý tưởng, mất phương hướng phấn đấu trong học tập. Ngày nay, khi đất nước đã có nhiều khởi sắc, đời sống nhân dân được nâng lên các nhu cầu của con người cũng tăng lên. Vì vậy, nhiều hoạt động nhằm bồi dưỡng lý tưởng niềm tin cho sinh viên diễn ra thường xuyên, liên tục cũng đã được quan tâm chú ý. Tuy vậy, những hiện tượng hoang mang, thiếu niềm tin và phai nhạt lý tưởng vẫn còn tồn tại trong một bộ phận không ít sinh viên. Lý tưởng phấn đấu rèn luyện để trở thành một công nhân kỹ thuật trong tương lai đang dần bị lãng quên ở một vài cá nhân. Một số lại có quan điểm chỉ cần có kiến thức chuyên môn giỏi, đó mới là điều quan trọng nhất đối với mỗi công nhân, điều này là hoàn toàn sai lầm khi toàn xã hội vẫn đang quan tâm nhiều về vấn đề đạo đức.
Thứ hai, một bộ phận sinh viên chạy theo lối sống thực dụng, quá đề cao sức mạnh của đồng tiền. Trong thời gian vừa qua, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đời sống của người dân đang từng ngày được nâng cao, thì một bộ không ít sinh viên chỉ muốn hưởng thụ mà không lao động, phải kiếm tiền bằng
mọi cách và phải tiến thân bằng mọi giá, bất chấp tất cả, coi đồng tiền là trên hết, là cứu cánh. Nhận thức này làm tổn hại tới lợi ích chung, xét về mặt vật chất và trực tiếp làm băng hoại đạo đức, xét về mặt tinh thần. Đó là suy nghĩ lệch lạc trong ý thức và đồng thời trở thành một tâm lý bệnh hoạn, suy đồi xa lạ với bản chất nhân văn của chế độ ta. Tâm lý hoài nghi, chán nản, mất lòng tin, mất điểm tựa tinh thần trong cuộc sống.
Ngày nay, tác động mặt trái của kinh tế thị trường với sự cám dỗ và sức hút của đồng tiền đang làm cho những ảnh hưởng đó có môi trường tái sinh và trỗi dậy. Tính thực dụng len lỏi vào trong hành vi giao tiếp giữa con người và con người. Nó làm cho các mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng phai nhạt. Tình yêu thương, quan tâm, chia sẽ, giúp đỡ lẫn nhau không còn xuất phát từ tình cảm, mà xuất phát từ nghĩa vụ, có mục đích.
Bảng 2.7. Mức độ sinh viên bị ảnh hưởng của cơ chế thị trường
STT Mức độ Kết quả đánh giá Số lượng Tỷ lệ % 1 Ảnh hưởng mạnh 230 46 2 Có ảnh hưởng 125 25 3 Chưa ảnh hưởng 100 20 4 Không ảnh hưởng 45 9
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015)
Nhìn vào bảng số liệu cho thấy, cơ chế thị trường đã có tác động mạnh mẽ đến sinh viên chiếm tỷ lệ (46%), trong lúc đó chỉ có một bộ phận nhỏ của sinh viên không bị chịu ảnh ảnh hưởng của cơ chế thị trường chiếm tỷ lệ (9%).
Thứ ba, một bộ phận sinh viên sống thiếu trách nhiệm, buông thả với bản thân, dựa dẫm, thờ ơ với gia đình và xã hội; sa ngã vào các tệ nạn xã hội như: rượu chè, cờ bạc, cá độ, ma túy, đánh nhau gây thương tích, vi phạm các nội quy, quy định của nhà trường.
Bảng 2.8. Mức độ chấp hành nội quy, quy định nhà trường của học sinh, sinh viên trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc
TT Mức độ Kết quả đánh giá
Số lượng Tỉ lệ (%)
1 Nghiêm túc 175 35
2 Chưa nghiêm túc 190 38
3 Vi phạm nhiều 135 27
(Nguồn: Tác giả khảo sát tại trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015)
Qua số liệu điều tra 500 học sinh, sinh viên của Trường Cao đẳng Nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc cho thấy, bên cạnh những sinh viên nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy chế của nhà trường (38%), thì vẫn đang còn bộ phận lớn học sinh, sinh viên chưa nghiêm chỉnh chấp hành (38%) và không chấp hành (27%).
Biểu hiện của lối sống thiếu trách nhiệm đó là sự thờ ơ đối với những người xung quanh. Sự hy sinh vì người khác không xuất phát từ “tâm” của mỗi người, sự chia sẻ khó khăn lẫn nhau trong cuộc sống ít lại, chủ nghĩa cá nhân lấn át lợi ích cộng đồng. Nhiều sinh viên chỉ biết dựa dẫm vào gia đình, ăn chơi, đua đòi đi xa với lối sống tiết kiệm, giản dị, không rèn luyện đức tính tự lập, tự thân vận động, sống buông thả, vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà trong thời gian vừa qua, nhiều vấn đề xã hội phức tạp đã xảy ra trong một bộ phận sinh viên của Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc. Tệ nạn xã hội đã xâm nhập vào đời sống của sinh viên, làm cho một bộ phận sinh viên chạy theo lối sống buông thả: rượu chè, cờ bạc, cá độ bóng đá, quậy phá gây ảnh hưởng không nhỏ tới học tập và sinh hoạt của các sinh viên khác. Bên cạnh những sinh viên học tập tích cực, có ý chí phấn đấu và ham học hỏi hỏi thì vẫn còn một bộ phận sinh viên lười biếng, thiếu tác phong công nghiệp, thiếu ý thức tổ chức kỷ luật, thường xuyên nghỉ việc và gây gỗ đánh nhau trong công ty, xí nghiệp. Điều này đã làm xấu đi hình
ảnh sinh viên của trường và hình ảnh người công nhân Việt Nam với thị trường lao động thế giới.
Thực trạng trên là điều đáng buồn và đáng lo ngại đối với công tác giáo dục và quản lý sinh viên của trường. Nguyên nhân một mặt là do ảnh hưởng tiêu cực của thời kỳ kinh tế thị trường, nhưng cũng phải kể đến việc chậm đổi mới trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho các em.
Thứ tư, một bộ phận học sinh, sinh viên chưa xác đinh được mục đích, ý nghĩa của việc học tập, vậy nên còn có biểu hiện ngại học, học với hình thức đối phó, tư tưởng trung bình chủ nghĩa trong học tập, dẫn đến hiện tượng gian lận trong thi cử, mua bằng, chạy điểm đã diễn ra.
Thực tế những năm qua chúng ta có thể thấy một biểu hiện đáng buồn là nhiều sinh viên đã sao chép tài liệu, ăn cắp ý tưởng trong quá trình làm bài thi, khóa luận ngày một phổ biến. Thậm chí hiện tượng mua bằng, chạy điểm đã len vào Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc. Hiện tượng thi hộ và nhờ thi hộ đã trở thành điều không hiếm thấy. Điều đáng lo ngại là nhiều sinh viên coi đó là chuyện bình thường, không liên quan đến đạo đức. Trong khi đó ở các nước phát triển, lừa dối là hành vi bị lên án rất mạnh trong môi trường học đường. Hiện nay, việc ngại học, học theo kiểu thức đêm ngủ ngày, học để đối phó với các kỳ thi kết thúc học phần, gian lận trong thi cử ngày càng gia tăng.
Bảng 2.9. Mức độ học sinh, sinh viên vi phạm quy chế trong thi cử
STT Mức độ Kết quả đánh giá
Số lượng Tỷ lệ %
1 Vi phạm nhiều 115 23
2 Có vi phạm 205 41
3 Ít vi phạm 120 24
4 Không vi phạm 60 12
(Nguồn: Phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng Trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015)
Nhìn vào bảng số liệu, cho thấy tình trạng sinh viên của trường vi phạm trong quy chế thi cử chiếm tỉ lệ cao, trong đó tỉ lệ sinh viên vi phạm nhiều là 23%, có vi phạm 41%, vi phạm ít và không vi phạm chiếm tỉ lệ thấp (12%).
Thứ năm, ảnh hưởng của các luồng văn hóa bên ngoài, một bộ phận học sinh, sinh viên đã tiếp thu thiếu chọn lọc, dẫn đến hiện tượng thiếu văn hóa trong giao tiếp, ứng xử với thầy, cô, bạn bè.
Một hiện tượng cũng rất đáng lo ngại đó là nhiều sinh viên còn thường tổ chức xem phim, ảnh đồi trụy và có những hành động, phát ngôn thiếu văn hóa. Vấn đề giao tiếp, ứng xử với thầy cô, bạn bè đang có nhiều điều phải bàn đến. Truyền thống đạo đức của người Việt Nam “tôn sư trọng đạo”, “nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “tiên học lễ, hậu học văn”,… đang bị phai nhạt dần trong một bộ phận sinh viên. Nhiều giáo viên đã lên tiếng phản ánh về việc sinh viên có thái độ không tôn trọng, thiếu lễ phép với mình ngay trong trường. Có thể khẳng định, văn hóa giao tiếp là một yếu tố quan trọng để xây dựng cuộc sống văn minh, lành mạnh, thế nhưng nhiều sinh viên vẫn chưa ý thức được điều này. Lối xưng hô bừa bãi, một số ngôn ngữ địa phương thiếu văn hóa được nhiều bạn sinh viên đưa vào sử dụng rất tự nhiên khi giao tiếp với nhau và dần trở thành thói quen xấu mà họ không nhận thấy với cách xưng hô như vậy sẽ hạ thấp phẩm giá của chính bản thân mình.