Những hạn chế

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 73)

Nhìn chung công tác giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên ở trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc rất được cấp ủy Đảng, Ban Giám hiệu nhà trường quan tâm. Tuy nhiên, đôi lúc còn có cách nhìn đơn giản, chưa thấy hết được những thay đổi, những diễn biến về tâm lý, tình cảm phức tạp của sinh viên trước những biến động lớn của thời đại ngày nay. Chính vì thế, nhà trường chưa có biện pháp, cách thức phù hợp để định hướng cho sinh viên về mặt tư tưởng và hành động. Bên cạnh đó, sự tác động của nền kinh tế thị trường cũng có những tác động tích cực nhưng vẫn còn tồn tại những mặt trái, những khuyết tật đang từng ngày, từng giờ có tác động không hề nhỏ đến đời sống xã hội, đến giới trẻ mà đặc biệt là tầng lớp sinh viên trong giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, các mối quan hệ giữa con người với con người cũng bị chi phối bởi sức mạnh của đồng tiền, tình cảm gia đình cũng có những thay đổi đáng kể, kết cấu cộng đồng làng xã, tình làng nghĩa xóm bị xem nhẹ và mai một dần.

Những tiêu cực của nền kinh tế thị trường nó đã ăn sâu vào các mối quan hệ xã hội, đã từng lấy đạo lý, lương tâm làm trọng, như quan hệ thầy trò với truyền thông “tôn sư trọng đạo”, từ ngàn đời xưa, nay cũng đã bị chi phối của đồng tiền làm tha hóa, biến chất phẩm chất của người thầy. Bên cạnh đó, các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần đoàn kết cộng đồng, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, lòng yêu thương con người, sống vị tha… chậm phát triển, thêm vào đó là sự bổ sung những luồng tư tưởng mới và nó trở thành lực cản trước thực tiễn và thời đại. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng một bộ phận sinh viên sống thiếu mục tiêu, lý tưởng, sống không có hoài bảo, ước mơ, thiếu bản lĩnh, vô trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội. Đây là nguy cơ dẫn đến các tệ nạn xã hội cho sinh viên trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra, hiện nay một bộ phận không ít sinh viên có những biểu hiện tiêu cực trong hành vi, lối sống. Những phẩm chất, chuẩn mực, những giá trị đạo đức truyền thống của sinh viên còn vi phạm rất nhiều như: tình trạng sinh viên đi học trễ, về sớm hoặc bỏ học không có lí do; nói với gia đình là đến trường nhưng thực chất là khôg đến, mà la cà các game, bia , có thái độ gian lận trong học tập, thi cử, cờ bạc rượi chè, gây gỗ đánh nhau trong kí túc xá… làm ảnh hưởng đến công tác quản lý sinh viên. Có một bộ phận sinh viên còn xem nhẹ việc giáo dục đạo đức thẩm mỹ và các môn học liên quan trực tiếp đến công tác giáo dục đạo đức cho sinh viên như: Pháp luật, Chính Trị.

Bảng 2.12. Mức độ sinh viên đi học đầy đủ, đúng giờ, bỏ giờ, nghỉ học không có lý do

STT Mức độ Kết quả đánh giá

Số lượng Tỷ lệ %

1 Đầy đủ 95 19

2 Đúng giờ 190 38

4 Nghỉ học không có lý do 92 18,4

(Nguồn: Tác giả khảo sát tại trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc năm 2015)

Qua số liệu điều tra 500 học sinh, sinh viên của Trường Cao đẳng Nghề KTCN Việt Nam - Hàn Quốc cho thấy, bên cạnh những sinh viênđi học đầy đủ đúng giờ, thì vẫn còn tình trạng sinh viên bỏ giờ (24,8%) và nghỉ học không có lý do (18,4%) chiếm tỷ lệ khá cao.

Bên cạnh đó, một bộ phận cán bộ, giáo viên có những quan điểm chưa đúng về tầm quan trọng của vấn đề giáo dục đạo đức cho sinh viên. Họ cho rằng chỉ cần tập trung vào giảng dạy những cái mà sinh viên cần - đó là kiến thức chuyên môn, nghề nghiệp. Một bộ phận giáo viên khác quá nhấn mạnh vào ghi nhớ kiến thức theo kiểu thuộc lòng mà không hướng trọng tâm vào việc học sáng tạo, phân tích, tổng hợp, khái quát vấn đề, dẫn đến giờ học hời hợt, hình thức thay vì học chuyên sâu vào cái bản chất. Điều này đã làm tạo điều kiện cho sinh viên tính thụ động, lười học, không hứng thú với việc nghiên cứu và sáng tạo.

Phương pháp giảng dạy hiện nay chưa phát huy hết hiệu quả, quá phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy truyền thống mà ít sử dụng các kỹ năng học tích cực, ít có sự tương tác giữa sinh viên và giáo viên trong những điều kiện khác nhau. Một số học sinh, sinh viên học một cách thụ động: lắng nghe, ghi chép, nhớ lại những thông đã học...

Từ những điều trên cho thấy việc giáo dục đạo đức cho sinh viên cần phải được nhận thức lại một cách đúng đắn và cần có sự quan tâm hơn nữa của đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên, Đảng ủy, Ban Giám hiệu nhà trường đối với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức cho sinh viên trường Cao đẳng nghề KTCN Việt Nam- Hàn Quốc trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên trường cao đẳng nghề kỹ thuật công nghiệp việt nam hàn quốc, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(114 trang)
w