Phần II 1 Hình thức sở hữu tài sản

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 26 - 36)

1. Hình thức sở hữu tài sản

Tóm tắt Quyết định số 377/2008/DS-GĐT:

Vợ chông ông Lưu, bà Thẩm kết hôn hợp pháp có người con là chị Hương. Sau năm 1975, ông Lưu vào Nam công tác tạo lập được căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, thành phố Mỹ Tho do ông đứng tên riêng. Khi vào Nam, ông Lưu kết hôn với bà Xê, có làm thủ tục đăng ký kết hôn. Trước khi chết ông Lưu có để lại di chúc cho bà Xê toàn bộ tài sản trên (di chúc xác định hợp pháp). Bà Xê yêu cầu được hưởng thừa kế theo di chúc, bà Thẩm thì yêu cầu được thừa kế theo pháp luật. Tòa án sơ thẩm đã chia tài sản theo di chúc, Tòa án phúc thẩm theo hướng giải quyết của Tòa sơ thẩm và chấp nhận một phần kháng cáo của nguyên đơn. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kháng nghị bản án phúc thẩm, có hướng giải quyết bảo vệ quyền lợi cho bà Thẩm.

Tóm tắt Quyết định số 08/2013/DS-GDT:

Cụ Huệ có tạo lập được một căn nhà, có giấy chứng nhận của Sở xây dựng tỉnh Tiền Giang cấp. Trước khi chết, cụ Huệ để lại di chúc cho ông Hà (con cụ Huệ). Ông Hà chết, không để lại di chúc. Theo thỏa thuận (bà Ơn vợ ông Hà) được thừa kế toàn bộ tài sản này. Nhưng thực tế, bà Chắc cùng cụ Thiệu (mẹ đẻ cụ Huệ) đã sống rất lâu trong ngôi nhà này nên bà Chắc không đồng ý trả lại nhà đất cho bà Ơn và yêu cầu được công nhận đây là tài sản của bà. Tòa sơ thẩm-phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của bà Chắc. Viện kiểm sát kháng nghị, chỉ rõ những sai sót của Tòa án sơ thẩm và phúc thẩm. Đồng thời xem xét lại về quyền lợi của bà Chắc trong công sức quản lí và bảo vệ nhà đất.

Tóm tắt Bản án số 2493/2009/DS-ST

Bà Khót, ông Tâm là con của cụ Khánh và cụ Lầm; ông Nhật là con của cụ Khánh và cụ Ngọt. Năm 2000, cụ Khánh chết và lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho ông Nhật. Nhưng tại thời điểm mở thừa kế, bà Khót và ông Tâm yêu cầu được hưởng thừa kế của cụ Khánh theo quy định của pháp luật về người thừa kế không theo nội dung của di chúc. Tòa án không chấp nhận yêu cầu của bà Khót và ông Tâm vè việc hưởng thừa kế của cụ Khánh theo quy định của pháp luật về người thừa kế không theo nội dung di chúc.

Câu 1.1. Những điểm mới của Bộ luật Dân sự năm 2015 so với Bộ luật Dân sự 2005 về hình thức sở hữu tài sản.

Sở hữu là hình thức nhất định được hình thành trong lịch sử về chiếm hữu của cải vật chất xã hội. Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người đối với việc chiếm hữu của cải vật chất, trước hết là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu.

*Về số lượng các hình thức sở hữu:

Điều 172 Bộ luật Dân sự năm 2005, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định về hình thức sở hữu:

Trên cơ sở chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, các hình thức sở hữu bao gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp”.

Theo đó, nhà nước chấp nhận 6 hình thức sở hữu, bao gồm: + Sở hữu nhà nước

+ Sở hữu tập thể + Sở hữu tư nhân + Sở hữu chung

+ Sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội

+ Sở hữu của tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Việc phân chia hình thức sở hữu như trên là dựa vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể. Tuy nhiên dễ nhận thấy một số điểm chưa hợp lí. Thứ nhất, việc liệt kê chủ yếu chưa khoa học vì sự liệt kê có thể chưa đầy đủ vì còn có nhiều loại hình tổ chức, các nhóm người phát sinh. Nếu như có một thành phần kinh

tế mới xuất hiện trong xã hội thì Bộ luật Dân sự lại phải sửa, như vậy tính ổn định của Bộ luật Dân sự sẽ không cao; thứ hai, khi xác định một hình thức sở hữu nào đó thì phải xuất phát từ sự khát biệt về nội dung quyền sở hữu (chiếm hữu, sử dụng, định đoạt), về phương thức thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản. Qua nghiên cứu cho thấy, nội dung của một số hình thức sở hữu được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005 là không có sự khác biệt ngoại trừ chủ thể sở hữu, vì thế không có ý nghĩa về mặt pháp lý khi không chỉ ra được sự khác biệt cơ bản giữa các hình thức sở hữu; thứ ba, theo quy định Bộ luật Dân sự năm 2005 thì sở hữu tập thể là một hình thức sở hữu độc lập nhưng về cơ bản, đây chỉ là sở hữu của pháp nhân là hợp tác xã 15.

Điều 208 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định về hình thức sở hữu như sau: “Sở hữu tập thể là sở hữu của hợp tác xã hoặc các hình thức kinh tế tập thể ổn định khác do cá nhân, hộ gia đình cùng góp vốn, góp sức hợp tác sản xuất, kinh doanh nhằm thực hiện mục đích chung được quy định trong điều lệ, theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, cùng quản lý và cùng hưởng lợi”.

Tuy nhiên, Bộ luật Dân sự năm 2015 thì lại có sự thay đổi. Tuy không nêu một cách liệt kê các hình thức sở hữu như Bộ luật Dân sự trước đó, nhưng Bộ luật Dân sự năm 2015 dành ba tiểu mục khác nhau để nói về ba hình thức sở hữu chính là: - Sở hữu toàn dân (từ Điều 197 đến Điều 204)

- Sở hữu riêng (Điều 205 và Điều 206) - Sở hữu chung (từ Điều 207 đến Điều 220)

Có thể thấy, số lượng các hình thức sở hữu đã giảm từ sáu còn ba.

Lý giải cho thay đổi này Ban soạn thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) đã đưa ra phân tích: Theo quan điểm này thì khi một người (cá nhân, pháp nhân) có toàn quyền chi phối đối với một tài sản nhất định thì xuất hiện hình thức sở hữu là sở hữu

15 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt nam, 2019, Chương II, tr. 184-185. HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt nam, 2019, Chương II, tr. 184-185.

riêng; khi có từ hai người (cá nhân, pháp nhân) trở lên cùng có quyền nhất định trong việc thực hiện các hành vi chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với một tài sản nhất định thì xuất hiện sở hữu chung; khi toàn thể nhân dân thông qua Nhà nước của mình thực hiện các quyền của chủ sở hữu thì có sở hữu toàn dân, mà các nước gọi là sở hữu nhà nước”.

Theo phân tích trong bài viết “Những điểm mới nổi bật về quyền sở hữu và những quyền khác trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, đăng trên Tạp chí Kinh tế Đối ngoại, số 90/2017, thì việc sửa đổi căn bản này đã khắc phục được hạn chế về các hình thức sở hữu theo quy định của pháp luật hiện hành. Bởi việc xác định các hình thức sở hữu phải được dựa trên một tiêu chí thống nhất, trong khi đó Bộ luật Dân sự năm 2015 vừa dựa vào tiêu chí chủ thể, vừa dựa vào tiêu chí tính chất của việc sở hữu mà phân chia thành năm hình thức khiến các hình thức sở hữu này vừa bị trùng lặp, thừa và vừa thiếu.

* Sở hữu nhà nước và Sở hữu toàn dân:

Bộ luật Dân sự năm 2015 đổi hình thức sở hữu nhà nước (quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2005) sang hình thức sở hữu toàn dân.

Điều 200 Bộ luật Dân sự năm 2005 có quy định:“Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định.”

Tuy nhiên, Điều 12, Hiến pháp năm 1992 lại có quy định: “Đất đai, rừng núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào các xí nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại

giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác mà pháp luật quy định là của Nhà nước, đều thuộc sở hữu toàn dân.

Thạc sĩ Trần Quang Huy, Trưởng bộ môn Đất đai, khoa Pháp luật kinh tế (Đại học Luật Hà Nội) cho rằng giữa các quy định pháp luật chưa có sự thống nhất về sở hữu đối với đất đai; nói đến sở hữu toàn dân là nói tới một chế độ sở hữu, còn sở hữu nhà nước là một hình thức sở hữu cụ thể, đây là hai vấn đề rất khác nhau. Sự không thống nhất này đã gây ra nhiều vướng mắc trong thực tiễn và lý luận cần được nghiên cứu sửa đổi cơ bản.

Thực tế, việc ghi nhận hình thức sở hữu nhà nước này kéo theo rất nhiều hệ quả đặc thù trong Điều 157 Bộ luật Dân sự năm 2005, “thời hiệu hưởng quyền dân sự không áp dụng trong các trương hợp sau đây: Chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật”. Tương tự, khoản 1 Điều 160 Bộ luật Dân sự năm 2005 khẳng định “Thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự không áp dụng trong những trường hợp sau đây: Yêu cầu hoàn trả tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước”16.

Điều 4 Bộ luật Dân sự 2015 đã chính thức khai tử hình thức sở hữu này, thay vào đó là hình thức sở hữu toàn dân, có quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.

Sự thay đổi này cũng đồng nhất với quy định tại Điều 53 Hiến pháp năm 2013. Trong quá trình sửa đổi, bổ sung các quy định về sở hữu toàn dân, rất nhiều quan điểm cho rằng, sở hữu toàn dân không phải là một hình thức sở hữu độc lập mà chỉ là một dạng cụ thể của hình thức sở hữu chung không phân chia (sở hữu chung hợp nhất)17. Quy định sở hữu toàn dân cũng là một bước tiến bộ, là một biện pháp để 16 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật

TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt nam, 2019, chương II, tr. 203.

17 Trần Thị Huệ, “Những điểm mới nổi bật về quyền sở hữu và những quyền khác trong Bộ luật Dân sự năm 2015”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 90/2017, tr. 5. Dân sự năm 2015”, Tạp chí Kinh tế Đối ngoại số 90/2017, tr. 5.

bảo đảm quyền chính trị của các công dân Việt Nam. Vì theo quy định trên thì toàn dân đều có quyền kiểm tra, giám sát việc quản lý tài sản thuộc sở hữu toàn dân của Nhà nước.

Tuy nhiên, đã có một số quan điểm, lập luận đưa ra phản bác ý kiến này, làm khẳng định thêm lần nữa tính đúng đắn của hình thức sở hữu này:

- Một là sở hữu toàn dân phải là một hình thức sở hữu độc lập, hình thức sở hữu này đã được ghi nhận trong Điều 53 Hiến pháp năm 2013, kế thừa bản Hiến pháp năm 1992 trước đó.

- Hai là ở trong phạm vi của nước ta, đa số các tài sản thuộc sở hữu toàn dân có giá trị kinh tế lớn, có tầm quan trọng và ảnh hưởng đặc biệt đến sự phát triển của kinh tế, xã hội, quốc phòng. Chúng bao gồm đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác. Chính những khách thể này đã làm cho hình thức sở hữu này có một vị trí độc lập, dễ phân biệt so với các hình thức sở hữu trước đó.

- Ba là cơ chế thực hiện quyền sở hữu toàn dân hoàn toàn khác với các cơ chế thực hiện các hình thức sở hữu khác. Cụ thể là, trong sở hữu chung, chủ thể của quyền này luôn luôn được xác định về tên gọi cũng như về số lượng; mặt khác, những người được gọi là đồng sở hữu đều là những người trực tiếp thực hiện các quyền năng của mình trên tài sản và trực tiếp thụ hưởng các lợi ích từ việc thực hiện các quyền năng này. Trong khi đó, trong sở hữu toàn dân, căn cứ xác lập mang tính đặc thù rất cao: sức lực và sự đóng góp của toàn dân cùng với sự dịch quyền pháp lý qua các thời kỳ phát triển.

- Bốn là không chỉ ở Việt Nam mà ở một số quốc gia khác, pháp luật của các nước này đều ghi nhận đó là một hình thức sở hữu độc lập. Ví dụ như Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Liên bang Nga năm 1996, có Điều 214 mang tên "Quyền sở hữu nhà nước"; tại Điều 45 Luật quyền sở hữu tài sản Trung Quốc năm 2007 cũng có quy

định: "Pháp luật quy định những tài sản nào là tài sản thuộc sở hữu nhà nước thì tài sản đó là tài sản thuộc quyền sở hữu nhà nước…”

* Sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể và Sở hữu riêng:

Theo như Bộ luật Dân sự năm 2005 thì sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức được phân chia thành các mục khác nhau. Nhưng tại Bộ luật Dân sự năm 2015 thì các loại hình sở hữu này được gộp thành sở hữu riêng. Việc gộp chung lại nhằm tạo sự ngắn gọn, tránh rườm rà.

Điều 205 Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

“Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân.”

Để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất kinh doanh, và sử dụng vào các mục đích khác hợp pháp thì chủ sở hữu có quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng của mình.

* Sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung và Sở hữu chung:

Nếu theo quy định tại Bộ luật Dân sự năm 2005 thì sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể mặc dù vẫn có hình thức thuộc sở hữu chung, nhưng chúng lại thuộc mục riêng, được chia ra làm các hình thức sở hữu khác nhau.Tuy nhiên, trong Bộ luật Dân sự năm 2015, các loại hình trên được gộp thành hình thức sở hữu chung. Cũng giống như việc gộp sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức thành sở hữu riêng thì việc gộp sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung thành hình thức sở hữu chung nhằm tạo sự ngắn gọn, bớt rườm rà, dễ dàng hơn trong việc áp dụng pháp luật.

Câu 1.2. Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời.

- Kết luận của Tòa giám đốc thẩm cho rằng căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt là tài sản được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm thể hiện tại đoạn trích dưới đây.

“Như vậy, quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm là quan hệ hôn nhân hợp

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 26 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)