Nguyễn Văn Thành, Dân luật, Luật Khoa Đại học Sài Gòn, Quyển 2, tr 120 và 122.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 76 - 82)

72 Quyết định số 175/2010/DS-GĐT ngày 27-4-2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

73 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, 2016, tr. 555. gia Việt Nam, 2016, tr. 555.

Trường hợp người lập di chúc định đoạt lại tài sản bằng hành vi khác di chúc như tặng cho, mua bán, cầm cố, thế chấp hay dùng tài sản đó bảo lãnh cho một nghĩa bụ mà sau đó tài sản này đã bị xử lý để trả nợ thì hệ quả đối với di chúc cũ cũng tương tự như trường hợp hủy bỏ di chúc trước bằng di chúc mới vì bản chất đều là định đoạt lại tài sản đã nêu trong di chúc trước. Tại Quyết định số 471/2011/DS-GĐT ngày 21-6-2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, “cụ Phát, cụ Đừng đã cho ông Phong đất, sau đó lại lập di chúc cho tài sản của mình cho ông Linh ,bà Xuôi, bà Đơn. Khi di chúc chưa phát sinh hiệu lực (năm 2005) cụ Phát thay đổi ý nguyện của mình đòi lại đất đã cho ông Phong nhưng sau đó lại cho ông Phong diện tích đất đó. Mặc dù cụ Phát không có văn bản thay đổi di chúc nhưng thực tế cụ Phát đã cho đất ông Phong nên đã đào mương để phân ranh và ông Phong đã làm nhà kiên cố để ở từ đó đến trước khi cụ Phát chết không ai có khiếu kiện gì. Nay cụ Phát đã chết, ông Phong đã đứng tên trong sổ địa chính, xét thấy nên tôn trọng ý nguyện của cụ Phát khi còn sống là đã cho ông Phong phần đất của mình”.74 Ở đây, di chúc cho ông Linh, bà Xuối, bà Đơn đã bị hủy bỏ bởi tặng cho tài sản cho ông Phong nên di chúc cho ông Linh, bà Xuối, bà Đơn không còn giá trị75.

Các minh họa trong thực tiễn nêu trên cho thấy hướng công nhận sự ngầm định của việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc của thực tiễn xét xử là rất thuyết phục, cần được duy trì và phát triển. Bởi lẽ, thứ nhất, các cách thức thay đổi và hủy bỏ di chúc ngầm định vẫn thể hiện ý chí đơn phương của người để lại di sản trước thời điểm mở thừa kế khi mà người đó vẫn hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo, sáng suốt, do đó những hành vi mà được hiểu ngầm là thay đổi hay hủy di chúc vẫn nằm trong ý chí của người lập di chúc (đây là yếu tố quan trọng nhất đối với di chúc). Nếu như thực tiễn pháp luật không công nhận cách thức ngầm định này thì nghĩa là pháp luật đã không tôn trọng và thậm chí xâm phạm ý chí, nguyện vọng của người để lại di chúc. Thứ hai, các hành vi ngầm định đó kéo theo một số hệ quả không đồng nhất đối với tài sản được định đoạt trong di chúc. Khi tài sản trong di chúc không còn 74 Quyết định số 471/2011/DS-GĐT ngày 21-6-2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao.

75 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức-Hội Luật giaViệt Nam, 2016, từ tr. 556-557. Việt Nam, 2016, từ tr. 556-557.

đồng nhất với tài sản hiện hữu thực tế nữa thì rõ ràng di chúc đó đã vô hiệu đối với phần tài sản bị thay đổi. Vì vậy, sẽ có ba trường hợp xảy ra, hoặc có di chúc mới thay thế hoặc di chúc cũ bị hủy hoặc di sản không có di chúc sẽ được chia thừa kế theo pháp luật.

Câu 3. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ không? Vì sao?

Khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào”, với quy định trên, di chúc được xác lập có thể bị thay đổi, hủy bỏ tùy theo nguyện vọng của người để lại di chúc. Đối với việc hủy bỏ di chúc cũ bằng di chúc mới, câu hỏi được đặt ra là di chúc mới có nhất thiết phải theo hình thức của di chúc cũ hay không? Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc không phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi hay hủy bỏ.

Trong phần hợp đồng, Bộ luật Dân sự quy định việc sửa đổi hợp đồng phải được tiến hành như hình thức của hợp đồng bị sửa đổi. Cụ thể, theo khoản 3 Điều 421 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định “Hợp đồng sửa đổi phải tuân theo hình thức của hợp đồng ban đầu”. Còn trong phần di chúc, Bộ luật Dân sự không có quy định tương tự đối với hủy bỏ di chúc.

Có thể lấy ví dụ trong Bản án số 61/2009/DS-ST ngày 9-1-2009 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Trong vụ việc này, bà Nượu đã lập ra hai di chúc với hai hình thức khác nhau. Di chúc đầu tiên lập ngày 9-11-1998 là hình thức di chúc được công chứng tại Phòng công chứng số 1, Thành phố Hồ Chí Minh. Di chúc thứ hai lập ngày 7-8-1999 dưới hình thức di chúc được chứng thực bởi Ủy ban nhân dân phường 14 quận Phú Nhuận. Như vậy, di chúc sau không có hình thức như di chúc trước và Tòa án vẫn cho rằng “di chúc này thay cho di chúc lập ngày 9-

11-1998 tại Phòng công chứng”. Điều đó có nghĩa là di chúc trước có thể bị hủy bỏ bởi di chúc sau cho dù di chúc sau không có cùng hình thức với di chúc trước.76

Hiện nay, Tòa án xét xử theo hướng: thay đổi, hủy bỏ di chúc không cần phải tuân thủ hình thức của di chúc bị thay đổi, hủy bỏ là cách giải quyết tốt nhất. Bởi lẽ, người bình thường không quá rành về pháp luật hoặc không có điều kiện tìm hiểu luật pháp quy định về di chúc hoặc tại thời điểm lập di chúc không có đủ điều kiện để lập theo hình thức di chúc cũ, vẫn có quyền để lại di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi chết. Nếu pháp luật quá trọng hình thức khuôn mẫu mà bỏ qua các di chúc được lập trong các trường hợp nêu trên thì các nhà làm luật đã vô tình tước bỏ quyền định đoạt cơ bản của một cá nhân đối với tài sản của mình và xâm phạm ý chí, nguyện vọng của chủ thể đó.

Câu 4. Cho biết suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết của Tòa án trong 03 quyết định trên (3 quyết định đầu) liên quan đến thay đổi, hủy bỏ di chúc.

Di chúc của một người được lập ra nhằm định đoạt tài sản của mình cho những người khác theo ý chí và nguyện vọng của người lập di chúc. Vì vậy, người lập di chúc có quyền tự do thay thế, sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ di chúc bất kì lúc nào, nếu xét thấy ý chí hiện tại không còn phù hợp với nội dung đã được ghi chép trong di chúc trước đó. Khoản 1 Điều 640 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định rõ “Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.”. Thực chất việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập trước đó là một hình thức lập di chúc mới nên di chúc này phải tuân thủ các trình tự thủ tục theo luật định để trở nên hợp pháp, có hiệu lực sau khi được sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ. Trong trường hợp di chúc được sửa đổi, phần nội dung bị thay đổi sẽ không còn hiệu lực pháp lực do nội dung mới phủ định và thay thế, còn các nội dung được giữ nguyên trong di chúc vẫn tiếp tục có giá trị pháp lý. Trường hợp di chúc bị hủy bỏ do người lập di chúc không còn công nhận nội dung trong di chúc đã 76 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, 2016, tập 1, từ tr. 547- 556.

lập, không muốn sự tồn tại của bản di chúc đó nên tiêu hủy, hủy bỏ bằng nhiều cách khác nhau như thực hiện hành vi xé, đốt, làm cho di chúc không còn tồn tại hoặc thông báo cho cơ quan công chứng biết việc hủy bỏ di chúc để xác nhận di chúc không còn tồn tại.

Trong ba quyết định đầu, tình tiết của các vụ việc tranh chấp có liên quan đến sự thay đổi, hủy bỏ di chúc. Ở Quyết định giám đốc thẩm số 619/2011/DS-GĐT, Tòa án chưa có đủ cở sở để công nhận đơn xin hủy di chúc của bà Nguyễn Thi Lan có nội dung như sau: “... Tôi và các con tôi đồng ý: Hủy bỏ di chúc mà trước kia tôi đã viết cho con trai tôi là Lê Quốc Toản...”, bởi có chi tiết là đơn này được viết bởi cháu Nguyệt Anh (con của chị Lê Thị Thu) là cháu ngoại của bà Lan, vậy thì liệu đơn này có thể hiện đúng với ý chí của bà Lan hay không, và bà Lan có biết chữ hay không. Và Ủy ban nhân dân phường thừa nhận chưa xác nhận vào bản hủy di chúc của bà Lan bởi đơn này không phải do bà Lan viết và chữ ký trong đơn là của bà và các con bà. Các chi tiết thiếu tính khách quan dẫn đến việc hoài nghi về giá trị pháp lý của đơn xin hủy di chúc trên. Như vậy, tính hợp pháp của đơn xin hủy di chúc chưa được làm rõ, nên việc Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm bác bỏ yêu cầu chia thừa kế của anh Lê Quốc Toàn là thiếu thuyết phục, vội vàng trong xét xử. Hướng giải quyết của Tòa giám đốc thẩm là yêu cầu làm rõ tính hợp pháp xung quanh đơn xin hủy di chúc của bà Lan, sau đó mới đủ căn cứ để phán quyết đối với yêu cầu chia di sản thừa kế của anh Toàn.

Trong Quyết định số 767/2011/DS-GĐT, cụ Dương Văn Trượng lập di chúc vào 1979 nhưng thực tế di chúc được xác nhận vào năm 1997, cho anh Dương Văn Đang 3530m2 diện tích đất. Khi tranh chấp xảy ra giữa anh Đang và vợ chồng ông Dương Văn Sáu đối với 1500m2 diện tích đất, ông Sáu trình bày rằng vào năm 1999, cụ Trượng có thay đổi nội dung di chúc, trong đó cho vợ chồng ông Sáu 1000m2 (tương đương với phần diện tích đất đang tranh chấp). Vì vậy, ông Sáu không chấp nhận trả lại phần đất đó cho anh Đang. Về phía anh Đang, anh không biết về sự tồn tại của bản di chúc được thay đổi đó và không chấp nhận bản di chúc này. Tòa giám

đốc thẩm yêu cầu tiến hành giám định bản di chúc được lập vào năm 1999 để xem xét liệu nó có thể hiện đúng ý chí của cụ Trượng hay không, có tuân thủ trình tự thủ tục theo luật định trong việc sửa đổi di chúc hay không. Bên cạnh đó, Tòa án còn yêu cầu phải xác định xem bản cam kết không khiếu nại đối với diện tích đất 3000m2 cho anh Đang có phải do cụ Trượng lập hay không bởi có chữ ký xác nhận của cụ Trượng trong bản cam kết có sự khác nhau có thể nhìn bằng mắt thường nếu so với các tài liệu khác mà cụ đã lập. Có thể thấy, sự thay đổi nội dung trong di chúc dẫn đến thay đổi hậu quả pháp lý đối với những người được thừa kế trong di chúc. Nếu di chúc được thay đổi mà không tuân theo các quy định của luật thì không có sự thừa nhận về tính hợp pháp, cũng như hiệu lực pháp luật. Trường hợp của cụ Trượng là bản di chúc được sửa đổi, bổ sung đang đặt nghi vấn về tính hợp pháp, về hiệu lực pháp luật. Và Tòa án phải có trách nhiệm giám định bản di chúc một cách chính xác thì mới có thể đưa ra phán quyết hợp tình hợp lý.

Đối với Quyết định Giám đốc thẩm số 194/2012/ DS-GĐT, Tòa án xác định bản di chúc định đoạt toàn bộ tài sản chung của hai cụ Bùi Hữu Môn và cụ Hoàng Thị Giảng không có hiệu lực pháp luật một phần do không có chữ ký xác nhận của cụ Giảng trong bản di chúc. Đối với tài sản của cụ Giảng, Tòa án xác nhận chia thừa kế theo pháp luật là phù hợp. Tuy nhiên thực tế cụ Môn đã có cuộc họp gia đình để định đoạt phần tài sản của cụ Môn và cụ Giảng, các con của hai cụ không có ai phản đối về việc phân chia tài sản. Nội dung cuộc họp gia đình được xác nhận lập thành “Biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn”. Như vậy, ta có thể thấy việc lập văn bản về cuộc họp gia đình để phân chia tài sản đã thay thế bản di chúc được cụ Môn lập vào năm 1998. Thế nhưng, thực tế xét xử, Tòa án cấp sơ thẩm và Tòa án cấp phúc thẩm đều chỉ dựa vào bản di chúc được lập năm 1998 mà bỏ qua “Biên bản cuộc họp gia đình cụ Bùi Hữu Môn” để phân xử chia di sản, đồng thời chia di sản của cụ Giảng theo pháp luật là không công bằng đối với quyền lợi của các thừa kế. Lẽ ra, Tòa án hai cấp phải căn cứ vào biên bản họp gia đình của cụ Môn để xác định tài sản được chia cho các con của hai cụ. Có thể nói, Tòa án hai cấp chưa xác định được trường hợp của cụ Môn là di chúc được thay thế bằng một văn bản thỏa thuận

chia tài sản trong gia đình cụ Môn, mọi ý kiến của các thành viên trong gia đình đều được ghi nhân và mọi người đều đồng thuận. Và trên thực tế, các con của hai cụ đã phân chia tài sản đúng theo ghi nhận trong biên bản.

Qua ba quyết định trên, ta thấy rằng trong thực tế xét xử còn nhiều bất cập trong việc xác định di chúc bị thay đồi hay hủy bỏ của Tòa án. Cụ thể, các Tòa án trong ba quyết định trên đều đưa ra kết luận vội vàng về phân chia di sản cho các đương sự mà chưa giám định chính xác tính hợp pháp và có hiệu lực của di chúc, hoặc xem xét không kĩ trường hợp di chúc thực chất đã bị thay thế bởi một thỏa thuận được lập bằng văn bản khác. Thiết nghĩ, khi xét xử các vụ tranh chấp di sản thừa kế, Tòa án phải ưu tiên điều nghiên bản di chúc của người quá cố để bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người thừa kế.

Câu 5. Đoạn nào cho thấy, trong Quyết định số 363, Toà án xác định di chúc là có điều kiện? Cho biết điều kiện của di chúc này là gì?

Một tác giả đã cho rằng “pháp luật thừa kế hiện hành của nước ta không có bất kỳ một quy định nào về di chúc có điều kiện”77. Tuy nhiên, thực tế việc đưa ra điều kiện này rất phổ biến, bởi nhiều người để lại di sản có mong muốn rằng sau khi họ qua đời, tài sản của họ chỉ được giao khi và chỉ khi người được hưởng tài sản đó thực hiện đúng điều kiện mà họ đặt ra. Việc này không giống với việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết. Thực ra, nghĩa vụ về tài sản của người quá cố mà người hưởng theo di chúc thông thường phải thực hiện là những nghĩa vụ mà người để lại di sản đáng ra phải thực hiện với người khác khi còn sống, còn nghĩa vụ trong di chúc có điều kiện không nhất thiết phải là những nghĩa vụ này. Chẳng hạn, đó là nghĩa vụ mà người thụ hưởng phải thực hiện đối với người lập di chúc như nuôi dưỡng người này trước khi chết hoặc thờ cúng họ sau khi chết. Đây cũng có thể là nghĩa vụ mà người thụ hưởng phải thực hiện với người khác sau khi người lập di chúc chết như nuôi dưỡng người thân của người quá cố 78.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 76 - 82)