Phùng Trung Tập, Luật thừa kế Việt Nam, Sđd, tr 218.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 82 - 85)

78 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật giaViệt Nam, 2016, tập 2, tr. 118-119. Việt Nam, 2016, tập 2, tr. 118-119.

Đoạn trong Quyết định số 363, Toà án xác định di chúc là có điều kiện là: “Bà Nguyễn Thị Lên và bà Nguyễn Thị Sáu xuất trình tờ di chúc lập ngày 26/07/200 của cụ Nguyễn Văn Nhà. Theo bản này, cụ Nguyễn Văn Nhà cho bà Nguyễn Thị Sáu và Nguyễn Thị Lên trọn quyền sử dụng phần đất này, đồng thời có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên nhưng không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng và phải nuôi dưỡng ông Nguyễn Văn Cu khi bị ốm đau, bệnh hoạn hoặc tuổi già. Như vậy, di chúc này thuộc loại di chúc có điều kiện, khi xem xét công nhận di chúc hay không, phải xem xét những điều kiện được nêu trong di chúc có được đảm bảo thực hiện hay không”79.

Những điều kiện mà ông Nguyễn Văn Nhà đặt ra đối với người thụ hưởng di sản – bà Nguyễn Thị Lên và bà Nguyễn Thị Sáu là:

+ Có trách nhiệm thờ cúng ông bà tổ tiên.

+ Không được quyền cầm cố hoặc chuyển nhượng dù được trọn quyền sử dụng phần đất này.

+ Phải nuôi dưỡng ông Nguyễn Văn Cu khi bị ốm đau, bệnh hoạn hoặc tuổi già.

Câu 6. Cho biết thực trạng văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện ở Việt Nam?

Theo tìm hiểu, hiện nay ở Việt Nam chưa có văn bản quy phạm pháp luật về di chúc có điều kiện. Bộ luật Dân sự năm 2015, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật về thừa kế cũng không có quy định nào về di chúc có điều kiện. Trong khi đó trên thực tế nhu cầu về bản di chúc có điều kiện là rất lớn và có tồn tại. Có thể hiểu di chúc có điều kiện tức là trong nội dung bẩn di chúc, người để lại di sản đưa ra một số điều kiện cho người hưởng di sản, nếu họ đạt được những điều kiện này thì mới có quyền hưởng di sản. Sau đây, xin được đưa ra một số quan điểm về di chúc có điều kiện:

- Trên thực tế khi tiến hành lập di chúc người để lại di chúc vì lý do nào đó chưa muốn người được hưởng di chúc hưởng toàn bộ di sản ngay khi mở thừa kế mà muốn người hưởng thừa kế chỉ được hưởng di sản khi đạt được, làm được một số điều kiện mà người lập di chúc đặt ra (làm một số nghĩa vụ nhất định, đạt được những điều kiện nhất định). Khi đó di chúc trở thành di chúc có điều kiện.

Tới đây, ta nhận thấy có điểm tương đồng giữa di chúc có điều kiện và qui định về tặng cho có điều kiện theo qui định tại Điều 470 Bộ luật Dân sự năm 2015:

“Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ dân sự trước hoặc sau khi tặng cho, điều kiện tặng cho không được trái pháp luật, đạo đức xã hội”. Chủ thể ở hai chế định này đều mong muốn chuyển dịch tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho chủ thể khác và người được hưởng tài sản đó cần đáp ứng điều kiện của người tặng cho, để thừa kế tài sản. Qui định của pháp luật về tặng cho có điều kiện thì đã quá rõ ràng thông qua nội dung ở điều 470 nêu trên nhưng qui định về di chúc có điều kiện thì không thể hiện rõ vậy liệu rằng pháp luật thừa kế nước ta có chấp nhận di chúc có điều kiện? Theo đó, tuy không qui định ở một điều cụ thể nhưng với nội dung ở điểm c khoản 1 điều 653 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Di chúc phải ghi rõ :… họ, tên, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan tổ chức hưởng di sản”. Với qui định như vậy thì chúng ta có thể suy luận các nhà lập pháp “ ngầm” chấp nhận di chúc có điều kiện”80.

+ Luật hóa di chúc có điều kiện sẽ thỏa mãn được mong mỏi của nhiều người, đồng thời, đây cũng là một bước tiến lớn trong kỹ thuật lập pháp của Việt Nam. Bởi, công nhận di chúc có điều kiện tức là nhà làm luật phải ban hành thêm nhiều quy định, văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Có thể thấy rõ nhất là những quy định về "điều kiện" của di chúc thế nào là hợp pháp? Phạm vi cũng như năng lực của người lập di chúc cũng cần xem xét thêm. Thời hạn thực hiện những điều kiện đó là bao lâu thì hợp lý ? Trường hợp người hưởng di sản không thực hiện được 80 “Di chúc có điều kiện”, Văn phòng Luật sư Quang Thái, 2014, http://luatthuake.vn/di-chuc-co- dieu-kien-89-a8ia.html, xem 08/05/2021.

điều kiện người để lại di sản đưa ra thì di sản đó sẽ được xử lý như thế nào? Và kèm theo những quy định đó là một loạt các thủ tục hành chính pháp lý khác nhau. Đưa ra được những quy định về vấn đề phức tạp này đã chứng minh trình độ lập pháp của chúng ta ngàng càng phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh sự tiến bộ cũng còn tồn tại những điểm hạn chế. Luật hóa "di chúc có điều kiện" tức là pháp luật đã trao cho người có tài sản (theo nghĩa rộng) hay người để lại di sản (theo nghĩa hẹp) quyền sử dụng tài sản để yêu cầu người khác (người hưởng di sản) thực hiện những điều kiện mình đưa ra. Thực tế có thể những điều kiện đó là hợp pháp, là đúng chuẩn mực xã hội nhưng cũng có thể những điều kiện đó không thực sự "tốt" như bản chất mà nó nên có, gây ảnh hưởng đến người khác, và gián tiếp ảnh hưởng đến xã hội. Như vậy, vô tình pháp luật đã để người để lại di sản có thể "thao túng" người hưởng di sản nếu những điều kiện về "điều kiện của bản di chúc" không chặt chẽ”81.

+ “Bộ luật Dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định về “Giao dịch dân sự có điều kiện tại khoản 1 Điều 125 (tương ứng với Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 1995), theo đó: “Trong trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ”. Quy định vừa nêu được giữ lại tại khoản 1 Điều 120 Bộ luật Dân sự năm 2015. Ở đây, giao dịch dân sự là hợp đồng hay hành vi pháp lý đơn phương82 và di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương nên có thể cho rằng di chúc có điều kiện chịu sự điều chỉnh của quy định trên. Thực ra, trong một số trường hợp, chế định giao dịch dân sự có điều kiện này không thể được áp dụng cho di chúc có điều kiện. Bởi lẽ theo điều luật trên, điều kiện phải do

“các bên thỏa thuận” nhưng, đối với di chúc có điều kiện phải thực hiện một việc 81 Lê Minh Trường (2015), “Quy định của pháp luật về xác lập di chúc có điều kiện”, Văn phòng Luật sư Quang Thái, https://luatminhkhue.vn/tu-van-luat-dan-su/quy-dinh-cua-phap-luat-ve-xac- lap-di-chuc-co-dieu-kien--.aspx, xem 08/05/2021.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)