Thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 47 - 51)

Câu 3.1. Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?

Trong Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao có đoạn:

“Bà Cao Thị Xê được hưởng thừa kế theo di chúc ngày 27-7-2002 do ông Võ Văn Lưu viết gồm các tài sản, nhà và đất tọa lạc tại số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho đã được ghi nhận tại biên bản xác minh đo đạc ngày 26-5- 2005 của Tòa án nhân dân thành phố Mỹ Tho gồm một căn nhà và đất có diện tích 116,64m2 cấu trúc mái nhà tôn, nền gạch men, vách tường (2 vách nhỏ), không khu phụ, không trần, 01 bàn gỗ chữ y có 04 ghế đai, 01 tủ áo 02 buồng bằng thao lao

(1m X 1,8m X 0,5). Tổng giá trị nhà, đất và tài sản tủ bàn ghế là 379.085.094 đồng”.

Như đoạn trích ở trên, ông Lưu để lại toàn bộ căn nhà và những vật dụng trong nhà cho bà Xê. Đây là tài sản của ông tạo lập được kể từ khi công tác vào miền Nam sau giải phóng. Vì trong quyết định không đề cập hay nói thêm gì về việc ông Lưu có tạo lập tài sản chung với bà Thẩm trong thời kỳ còn ở miền Bắc hay không nên có thể cho rằng di sản được xác định trong di chúc của ông Lưu là toàn bộ tài sản của ông.

Câu 3.2. Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc và nội dung di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?

Diện những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là nhóm những người thân thích nhất của người để lại di sản, đáng lẽ có thể được hưởng thừa kế theo luật, nhưng đã bị người để lại di sản truất quyền hưởng di sản bằng cách nói rõ trong di chúc hoặc tuy không nói rõ trong di chúc, nhưng thực tế lại không dành cho họ một phần di sản hoặc có dành cho họ một phần di sản nhưng ít hơn ⅔ của một suất thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định những người sau đây được thừa kế di sản mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc:

Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một

người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

Như vậy, trong ba người bà Xê, bà Thẩm, chị Hương thì chỉ có bà Thẩm thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc còn bà Xê và chị Hương không thuộc diện này.

Bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu (thỏa mãn các điều kiện kết hôn về cả hình thức và nội dung), còn hôn nhân giữa ông Lưu và bà Xê là trái pháp luật do quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Xê được hình thành trong thời gian hôn nhân của ông Lưu và bà Thẩm tồn tại hợp pháp đồng thời cũng không thỏa mãn các điều kiện kết hôn xét cho hai miền Bắc, Nam được quy định trong Nghị quyết số 02/HĐTP của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ngày 19-1-1990 hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh thừa kế.

Đối với chị Hương (sinh năm 1965) là con ruột của ông Lưu nhưng đã thành niên (loại trường hợp con chưa thành niên). Xét thấy, chị Hương là con đã thành niên nhưng không phải là người không có khả năng lao động để tự nuôi sống mình, không phụ thuộc vào việc người này có hoàn cảnh kinh tế như thế nào. Người không có khả năng lao động để tự nuôi sống mình có thể được hiểu là cá nhân đã thành niên vào thời điểm mở thừa kế, nhưng bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác dẫn đến mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi của mình như mắc các bệnh nan y (ung thư, suy thận mãn tính...); bị bệnh nặng như bại liệt toàn thân, liệt cột sống, liệt đốt sống cổ, liệt từ hai chi trở lên, cụt mất từ hai chi trở lên, mù mắt; bị mất sức lao động từ 81% trở lên. Việc xác định thuộc trường hợp mất từ 81% sức lao động trở lên cần phải có giấy y chứng của cơ sở y tế hoặc cơ quan giám định pháp y có thẩm quyền. Do đó, chị không phải là người thừa kế ngoài nội dung di chúc.

Câu 3.3. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Theo Tòa án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu dựa vào các cơ sở sau đây.

Bà Thẩm và ông Lưu kết hôn với nhau vào năm 1964, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Sau ngày giải phóng, ông Lưu chuyển công tác ra miền Nam và sinh sống ở đây đến cuối đời, còn bà Thẩm và các con chung của hai ông bà vẫn ở lại Phú Thọ. Sau khi đến miền Nam làm việc và định cư, ông Lưu có đăng ký kết hôn với bà Xê, chung sống với bà Xê đến khi chết vào năm 2003. Ông Lưu có di chúc cho bà Xê toàn bộ nhà đất 150/6A Lý Thường Kiệt nên bắt đầu xảy ra tranh chấp đối với di sản của ông Lưu. Tòa án cho rằng mặc dù bà Thẩm và ông Lưu không còn chung sống với nhau trên thực tế từ năm 1975 nhưng trên giấy tờ thì hôn nhân của hai ông bà vẫn hợp pháp, vẫn có hiệu lực pháp luật. Vì vậy, bà Thẩm vẫn là vợ hợp pháp của ông Lưu. Thêm vào đó, dù ông Lưu và bà Xê có đăng ký kết hôn nhưng thủ tục đăng ký này là trái luật, hôn nhân của hai ông bà đã vi phạm pháp luật bởi hai ông bà kết hôn sau mốc 25-3-1977 (mốc chấp nhận tư cách vợ chồng hợp pháp dù chung sống với hai người để xác định tư cách thừa kế, được áp dụng trong phạm vi miền Nam) nên cuộc hôn nhân này là không hợp pháp, giữa hai người không có tư cách thừa kế lẫn nhau. Vì các lẽ trên, bà Lưu thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào di chúc theo Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015, cụ thể bà Lưu được thừa kế ít nhất 2/3 một kỷ phần thừa kế theo pháp luật đối với di sản của ông Lưu.

Trong Quyết định số 377/2008/DS-GĐT, ngày 23/12/2008 của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao đã đưa ra nhận định như sau: “Tuy nhiên, do bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao động, theo quy định tại Điều 699 Bộ luật Dân sự thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu”. Như vậy, trong trường hợp

trên, khi chia di sản thừa kế theo di chúc thì người thiệt thòi nhất ở đây là bà Thẩm, vì rõ ràng bà là vợ hợp pháp nhưng không được nhận gì từ di sản của chồng, trong khi chồng đi công tác để bà một mình nuôi dưỡng con nhỏ đến khi trưởng thành mà không có trợ cấp tiền nuôi dưỡng cho mẹ con bà và hiện tại, tuổi bà Thẩm cũng đã cao, không còn khả năng lao động tự nuôi sống bản thân nên Tòa án đã can thiệp vào ý chí của ông Lưu để bảo vệ quyền lợi cho bà Thẩm.

Câu 3.4. Nếu bà Thẩm khoẻ mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?

Việc bà Thẩm khoẻ mạnh hay bệnh tật, có khả năng lao động hay mất thì bà vẫn sẽ được hưởng thừa kế bắt buộc (thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc) đối với tài sản của chồng mình bởi lẽ bà là người vợ hợp pháp của ông Lưu và thời kỳ hôn nhân của ông, bà vẫn luôn tồn tại và chỉ chấm dứt vào thời điểm ông Lưu chết. Như vậy, bà Thẩm vẫn thỏa mãn điều kiện để được xác định vào diện thừa kế bắt buộc, căn cứ theo quy định của pháp luật, trong đó: Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó45.

Pháp luật dù rất tôn trọng quyền của người lập di chúc trong việc định đoạt tài sản cho những người còn sống. Người lập di chúc có thể lựa chọn bất cứ chủ thể nào đó để cho hưởng di sản theo di chúc: có thể cá nhân, có thể cơ quan tổ chức, nếu là cá nhân có thể là những người không thuộc hàng thừa kế của người chết. Tuy nhiên, xét dưới góc độ pháp luật thì cá nhân phải có nghĩa vụ đối với một số đối tượng theo xác định theo pháp luật. Ở đây là những đối tượng được quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015. Quy định này đặt ra nhằm đảm bảo quyền lợi cho những người như bà Thẩm. Mặc dù là vợ hợp pháp nhưng không được chồng

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)