Điều 69 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 67 - 72)

Điều này quy định chung cho cả cha và mẹ, đồng nghĩa với việc cả cha và mẹ đều có nghĩa vụ đối với con cái như nhau. Cho nên, ở trường hợp trong quyết định 377/2008/DS-GĐT có đề cập đến việc nên xem xét công sức của bà Thẩm khi ông Lưu vào miền Nam công tác, để bà Thẩm một mình nuôi con, nên trích một phần di sản để bù đắp cho công sức của bà Thẩm. Bởi vì dù tài sản là do một mình ông Lưu tạo lập, nhưng cũng là tạo lập trong thời kì hôn nhân với bà Thẩm.

Tuy Tòa án xét xử căn nhà là tài sản riêng của ông Lưu, nhưng theo đúng luật thì căn nhà vẫn được tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm. Điều này một lần nữa khẳng định nên có phần đền bù cho công sức bà Thẩm đã nuôi dưỡng chị Hương khi ông Lưu không có mặt.

Câu 4.3. Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành?

Trong phần “Xét thấy” của Quyết định đã cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành: “Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu

để bù đắp công sức nuôi con chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu)”61.

Thiết nghĩ, quan điểm của Tòa giám đốc thẩm như vậy là đúng đắn và đảm bảo được quyền lợi cho bà Thẩm bởi chị Hương là con chung của ông Lưu và bà Thẩm nhưng mình bà đã chăm sóc chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành. Việc trích một phần từ di sản của ông Lưu cho công sức nuôi con chung của bà là xứng đáng với công sức bà đã bỏ ra.

Câu 4.4. Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung không?

Theo Tòa án dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì cần phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung: “Trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con chung cho bà Thẩm (nếu bà có yêu cầu)”62.

Câu 4.5. Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Tòa án.

Tòa án đưa ra giải pháp theo hướng xem xét công sức nuôi dưỡng của bà Thẩm đối với chị Hương. Tòa cho rằng ông Lưu là cha ruột của chị Hương do đó mà ông cần phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chị Hương. Tuy nhiên năm 1975, ông công tác vào miền Nam và không trở lại, lúc này chị Hương chỉ mới có 10 tuổi. Bà Thẩm và chị Hương cũng không khai rằng, trong suốt quá trình từ năm 1975 cho đến lúc chết, ông Lưu có gửi trợ cấp hỗ trợ bà Thẩm nuôi dưỡng chị Hương hay không. Như vậy, có thể xem rằng ông Lưu đã không làm tròn trách nhiệm của một người cha và chỉ để cho một mình bà Thẩm nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành, vì vậy, Tòa đã cân nhắc đến công sức của bà Thẩm đồng thời kết luận rằng ông Lưu còn thiếu tiền cấp dưỡng. Tiền cấp dưỡng còn thiếu là một loại nghĩa vụ tài sản do người chết để lại do tiền cấp dưỡng người quá cố phải thực hiện khi còn sống nhưng chưa thực hiện mới là nghĩa vụ tài sản do người chết để lại. Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là nghĩa vụ phát sinh cho chính người để lại di sản và người để lại di sản đó phải thực hiện. Do đó, Tòa đề nghị xem xét trích một phần di sản thanh toán nghĩa vụ tài sản của ông Lưu (tức tiền cấp dưỡng còn thiếu đối với chị Hương) rồi sau đó mới chia di sản còn lại theo di chúc.

Phần III

Tóm tắt Bản án số 767/2011/DS-GĐT ngày 17/10/2011

Năm 1994 cụ Trượng (ông nội) cho anh Đang (nguyên đơn) 3.530m2 đất thuộc thửa 543. 1/3/1997 cụ Trượng lập di chúc cho anh 3.000m2 đất (trong tổng số diện tích nói trên). 1996 anh cho vợ chồng ông Sáu và bà Hơn (bị đơn) 530m2 để canh tác. Nhưng hiện tại vợ chồng ông đang canh tác 1.500m2 đất và cho rằng cụ Trượng viết lại di chúc 1999 cho vợ chồng ông diện tích đất này. Nhưng anh Đang không biết và không chấp nhận di chúc năm 1999 yêu cầu vợ chồng ông Sáu phải trả lại cho anh 1.500m2 đất thuộc một phần thửa đất 543. Tòa cấp sơ thẩm chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn về việc kiện đòi thừa kế quyền sử dụng đất đối với ông Sáu. Cấp phúc thẩm không chấp nhận đơn kháng cáo của ông Sáu. Giữ nguyên bản án sơ phẩm. Tòa án Giám Đốc Thẩm quyết định hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm. Giao hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân thị xã Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật.

Tóm tắt Quyết định số 194/2012/DS-GĐT

Cụ Môn và cụ Giảng có 1 căn nhà ngói 5 gian (không còn giá trị sử dụng) trên 169,3 m2 đất do cụ Môn đứng tên. Năm 1998, cụ Môn lập di chúc cho ông Đức 04m đất, diện tích đất còn lại dùng làm nhà thờ cúng gia tiên giao cho ông Mạnh (bị đơn) trông nom. Bản di chúc không có chứ ký cụ Giảng. Năm 1999, cụ Giảng chết không để lại di chúc. Năm 2000, cụ Môn tổ chức họp gia đình thống nhất nội dung di chúc, không ai có ý kiến gì khác. Năm 2003 ông Đức bị tai nạn chết, sau đó cụ Môn bị sốc chết cùng ngày. Nguyên đơn là ông Nhiên cho rằng di chúc của cụ Môn không rõ ràng, không hợp pháp và giữa ông Nhiên và ông Mạnh phát sinh mâu thuẫn, không thống nhất việc xây nhà thờ nên ông yêu cầu được chia thừa kế theo pháp luật.Tại bản án dân sự sơ thẩm xác định di chúc của cụ Môn có hiệu lực 1 phần về nửa đất thuộc quyền định đoạt của cụ Môn. Tại bản án dân sự phúc thẩm xác định di sản của cụ Giảng là 84,5m2 chia theo pháp luật. Xác định phần di sản của cụ Môn (sau khi trừ diện tích đất cho ông Đức) chia theo di chúc để làm nhà thờ và giao cho ông Mạnh quản lý, sử dụng. Tại quyết định giám đốc thẩm quyết định huỷ bản án dân sự sơ thẩm và phúc thẩm. Giao hồ sơ cho Toà án xét xử lại theo đúng quy định của pháp luật.

Tóm tắt Quyết định số 363/2013/DS-GĐT

Nguyên đơn là bà Bay và bà Chim yêu cầu chia thừa kế di sản của cha là cụ Nhà gồm hai thửa đất tại xã Mỹ Lộc (đứng tên cụ Nhà) và xã Long Thượng (đứng tên bà Sáu – bị đơn) và không công nhận Tờ di chúc lập ngày 26/07/2000 của cụ

Nhà vì cho rằng lúc đó cha các bà đã 80 tuổi, không còn minh mẫn. Bị đơn không đồng ý yêu cầu chia thừa kế của nguyên đơn. Tại bản án dân sự sơ thẩm chấp nhận một phần yêu cầu của nguyên đơn. Tại bản án dân sự phúc thẩm quyết định bác yêu cầu của nguyên đơn. Tòa giám đốc thẩm quyết định hủy Bản án dân sự phúc thẩm và Bản án dân sự sơ thẩm.

Câu 1. Cho biết thực trạng văn bản pháp luật liên quan đến thay đổi; huỷ bỏ di chúc (về thời điểm, cách thức và hình thức thay đổi, huỷ bỏ)

Theo quy định tại Điều 640, Bộ luật Dân sự năm 2015, về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc:

“1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.

2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.

3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.”

Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 cũng có quy định về việc sửa đổi, bổ sung, thay thế di chúc:

“1- Trong trường hợp người lập di chúc sửa đổi di chúc thì phần của di chúc không bị sửa đổi vẫn hợp pháp.

2- Trong trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và điều bổ sung di chúc đều hợp pháp.

3- Trong trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc thì coi như không có di chúc trước”63.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)