Án lệ số 05/2016/AL thông qua ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 102 - 107)

102 Án lệ số 05/2016/AL thông qua ngày 06/4/2016 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. cao.

cũng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải và bà Tư, để chị Phượng vốn là bên gặp bất lợi trong tranh chấp di sản được quyền hưởng di sản của cả ông Trải và bà Tư. Ở đây, quyết định của Tòa án có phần nghiêng về phía người yếu thế hơn.

Pháp luật hiện hành không còn công nhận chung chung bất kỳ loại tài sản nào phát sinh trong quá trình hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng nữa. Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014: “Tài sản chung của vợ,chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung; quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa

kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng”.

Như vậy, hướng giải quyết của Tòa án chỉ phù hợp đối với Bộ luật hiện hành tại thời điểm giải quyết vụ việc. Nhóm chúng em cho rằng, hướng giả quyết này chỉ nhằm đảm bảo chữ “tình”, để bảo vệ quyền lợi của chị Phượng nhưng nếu xét về mặt pháp lý thì rõ ràng hướng giải quyết này vẫn chưa thực sự thuyết phục.

Câu 3: Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di sản có thuyết phục không? Vì sao?

Trong Án lệ số 05/2016/AL, Tòa án nhận định:

“Cụ Hưng chết năm 1978, theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 thì ông Trải được hưởng 1/7 kỷ phần thừa kế của cụ Hưng. Phần tài sản ông Trải được hưởng của cụ Hưng là tài sản chung của vợ chồng ông Trải, bà Tư. Bà Tư chết năm 1980, các thừa kế của bà Tư gồm ông Trải và 03 người con của ông Trải, bà Tư trong đó có chị Phượng.

Tuy chị Phượng không phải thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cụ Hưng, cụ Ngự, nhưng là cháu nội của hai cụ và có nhiều công sức quản lý, đã chi tiền sửa chữa nhà nhưng trong quá trình giải quyết vụ án, chị Phượng không yêu cầu xem

xét công sức vì chị Phượng cho rằng vụ án đã hết thời hiệu chia thừa kế, không đồng ý trả nhà đất cho các thừa kế. Như vậy, yêu cầu của chị Phượng đề nghị xác định quyền lợi là lớn hơn yêu cầu xem xét về công sức, nhưng Tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm chưa xem xét công sức cho chị Phượng là giải quyết chưa triệt để yêu cầu của đương sự”.

Như vậy, Tòa án xác định theo hướng chị Phượng được hưởng công sức quản lý di sản. Hướng giải quyết này của Tòa án rõ ràng mang đầy tính thuyết phục bởi lẽ chị Phượng đã bắt đầu ở căn nhà số 263 đường Trần Bình Trọng, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh từ lúc nhỏ. Từ năm 1982, chị Phượng đã là chủ hộ khẩu tại nhà đất này, cụ Ngự còn sống nhưng ở nơi khác, bà Thưởng chuyển hộ khẩu về tại căn nhà này từ năm 1979 nhưng không ở nên chị Phượng đã trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất tranh chấp từ sau khi cụ Ngự chết đến nay. Có thể khi cụ Hưng và cụ Ngự còn sống thì các con của hai cụ đã có công sức trong việc tu sửa căn nhà nhưng kể từ sau khi hai cụ mất căn nhà số 263 do một mình chị Phượng quản lý và tu sửa, còn các người con của cụ Hưng và cụ Ngự đều đã có nơi ở ổn định khác. Trong lời khai của những người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng không đề cập rằng các đương sự có đóng góp công sức, tiền bạc bảo quản, tu sửa, tôn tạo căn nhà số 263 sau khi hai cụ chết chết. Do đó, chị Phượng có công sức lớn trong việc gìn giữ, tôn tạo di sản và công sức của chị cần phải được cân nhắc cho dù chị Phượng không hề yêu cầu xem xét công sức ấy.

Trong Án lệ số 05, yêu cầu của chị Phượng là không chia thừa kế bởi chị cho rằng thời hiệu chia thừa kế đã hết. Thoạt nhìn, đây chỉ là một yêu cầu do đó mà Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm đã quá sơ sót mà bỏ qua công sức của chị Phượng do áp dụng khô khan các điều luật. Tuy nhiên, nếu phân tích thì yêu cầu này thực ra là yêu cầu kép. Chị Phượng đã thông qua việc yêu cầu không chia di sản thừa kế (do đã hết thời hiệu chia thừa kế) đã mong muốn bảo vệ tài sản là căn nhà, đồng thời, bảo vệ những giá trị tài sản và công sức đã bỏ ra để tôn tạo, làm mới căn nhà. Có thể nói, trong yêu cầu không chia thừa kế của bị đơn bao gồm hai yêu cầu: (i) yêu cầu

không giao tài sản thừa kế cho nguyên đơn; (ii) yêu cầu bảo vệ công sức tôn tạo, quản lý tài sản của bị đơn. Nhưng do yêu cầu số (i) hàm chứa yêu cầu số (ii), đồng thời, bị đơn cũng không chủ động tách ra thành yêu cầu độc lập, dẫn đến việc Tòa sơ thẩm và Tòa phúc thẩm khi bác yêu cầu số (i) trên cơ sở các quy định của pháp luật đã không tránh khỏi việc sơ xuất bỏ qua yêu cầu số (ii) của bị đơn. Hướng giải quyết của Tòa án trong Án lệ số 05 đã xác định đầy đủ các thành phần trong yêu cầu của đương sự - yếu tố góp phần giải quyết vụ án một cách khách quan và triệt để.

1. Bộ luật Dân sự Việt Nam năm 2005 số 33/2005/QH11 ngày 14 tháng 06 năm 2005. 2. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 số 52/2014/QH13 ngày 19 tháng 06 năm 2014. 3. Bộ Luật Dân sự Việt Nam năm 2015 số: 91/2015/QH13 ngày 24 tháng 11 năm 2015.

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam – Bán án và bình luận bản án, Nhà xuất bản Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam năm 2019 (xuất bản lần thứ tư), Bản án số 4-7, 8-10, 134- 137, 139-139 và 164-165.

2. Hoàng Giang Linh; "Thẩm quyền công chứng, chứng thực liên quan đến quyền của người sử dụng đất, một số kiến nghị”. Một số kiến nghị trong việc xây dựng luật về giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nước ta hiện nay; Số 2/2017; Trang 60-64.

3. Nguyễn Xuân Quang, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu tài sản và thừa kế

của Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức năm 2018, Chương V.

4. Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết và Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, Nhà xuất bản Đại học quốc gia năm 2007, tr.236 đến 237, tr.244 đến 245, tr.269 đến 271. 5. Võ Đình Toàn & Lê Thị Thúy Nga; “Giám sát, phản biện xã hội, minh bạch thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai – những hạn chế bất cập và giải phát hoàn thiện.” Một số kiến nghị trong việc xây dựng luật về giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh ở nước ta hiện nay; Số 2/2017; Trang 53-59.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 102 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)