Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó hoặc thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu, nếu không có người thừa kế đang quản lý di sản hoặc thuộc về Nhà nước, nếu không có cả hai đối tượng vừa nêu98. Như vậy, tranh chấp di sản chỉ tồn tại trong vòng 30 năm đối với di sản là bất động sản và 10 năm đối với di sản là động sản.
Tranh chấp tài sản luôn tồn tại cho đến khi có sự kiện xuất hiện làm phát sinh hậu quả pháp lý đối với tài sản tranh chấp và các bên tranh chấp. Các sự kiện này có thể là sự thỏa thuận giữa các bên tranh chấp tài sản hoặc quyết định của Tòa án có hiệu lực.
Câu 5: Trong Án lệ số 24/2018/AL, tranh chấp về tài sản đã được chia theo thoả thuận trên là tranh chấp về di sản hay tranh chấp về tài sản?
Án lệ số 24/2018/AL là án lệ tranh chấp về di sản thừa kế chuyển thành tài sản thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp của cá nhân. Nội dung án lệ xoay quanh việc cha mẹ của các nguyên đơn Phạm Thị H, Phạm Thị H1, Phạm Thị H2 năm 1991 có đứng ra chia mảnh đất trên cho bảy con: bốn con trai mỗi người 1 phần, còn 1 phần (có chiều ngang 3m giáp đường, diện tích 44,4m2) chia chung cho ba con gái (là các nguyên đơn). Thời điểm này các bà đang ở miền Nam nên ông H3 trông nom cả phần đất các bà được cụ V chia và đất của ông được chia, tổng diện tích hai phần là 110m2 (chiều ngang 7m). Nhiều năm sau đó ông H3 vẫn thừa nhận là đất của các bà được chia ông trông nom. Tuy nhiên, vào năm 2002, khi các bà về sang cát cho mẹ, ông H3 vẫn đồng ý khi nào các bà đủ điều kiện thì về nhận đất xây nhà ở. Nhưng đến năm 2004, khi ba chị em có nhu cầu xây dựng nhà trên đất này