Chế Mỹ Phương Đài, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 42 - 45)

TP. HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam,Chương VII, tr. 566.

Tuy nhiên, bà Xê và ông Lưu kết hôn năm 1996, không thuộc trường hợp đặc biệt nêu trên. Nếu việc kết hôn với người vợ thứ hai hay người chồng thứ hai từ ngày 23-3-1977 mà chưa ly hôn với người vợ trước hay chồng trước thì hôn nhân thứ hai này là không hợp pháp và không làm phát sinh quyền thừa kế 38. Do đó, bà Xê không phải là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu.

Câu 2.2. Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không? Vì sao?

Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã quy định “cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác”. Như vậy, khi ông Lưu và bà Thẩm đăng ký kết hôn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ thì cả hai đều phải tuân thủ chế độ một vợ, một chồng như Luật đã quy định. Tuy nhiên, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 chỉ áp dụng trong phạm vi miền Bắc, cụ thể là mốc thời gian 13-01-1960 để chấp nhận tư cách vợ chồng trong trường hợp chung sống với nhiều người, và hôn nhân của ông Lưu và bà Thẩm chỉ được xem xét “đối với miền Bắc” 39. Sau ngày giải phóng 30- 04-1975, ông Lưu rời gia đình tại tỉnh Phú Thọ để chuyển vào miền Nam công tác và sinh sống. Tại đây, ông có đăng ký kết hôn với bà Xê vào năm 1996 và chung sống với bà Xê đến cuối đời. Một câu hỏi đặt ra rằng liệu cuộc hôn nhân thứ hai của ông Lưu đối với bà Xê có được xem là hợp pháp ? Để trả lời câu hỏi, chúng ta cần biết rằng Luật hôn nhân và gia đình có hiệu lực áp dụng khác nhau cho từng miền Bắc và miền Nam vì hoàn cảnh chia cắt bấy giờ của đất nước. Sau khi miền Nam hoàn toàn được giải phóng, đất nước thống nhất thì pháp luật quy định vợ chồng chung sống với nhiều người được công nhận là hôn nhân hợp pháp dựa trên thực tế trước mốc thời gian 25-03-1977. Điều đó có nghĩa nếu một trong hai người lấy vợ hoặc lấy chồng mà chưa ly hôn với chồng hoặc vợ trước từ ngày 25-03-1977 trở đi thì pháp luật không công nhân cuộc hôn nhân sau là hợp pháp, dẫn đến không phát sinh quyền thừa kế. Quay trở lại vấn đề, ông Lưu kết hôn với bà Thẩm ở miền Bắc,

38 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật giaViệt Nam, 2019, tập 2, tr. 196. Việt Nam, 2019, tập 2, tr. 196.

39 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, 2016, tập 2, tr. 197-200. Việt Nam, 2016, tập 2, tr. 197-200.

còn kết hôn với bà Xê ở miền Nam, việc ông Lưu có hai cuộc hôn nhân ở hai miền khác nhau thì nên giải quyết như thế nào?

Trong trường hợp này, cuộc hôn nhân thứ hai của ông Lưu ở miền Nam thì chúng ta sẽ tính theo mốc thời gian áp dụng đối với miền Nam. Nếu ông Lưu và bà Xê kết hôn trước ngày 25-03-1977, giả sử là vào cuối năm 1976 thì hôn nhân của hai ông bà được công nhận là hợp pháp và có phát sinh quyền thừa kế giữa vợ và chồng. Thế nhưng, thực tế ông Lưu và bà Xê kết hôn vào năm 1996 nên cuộc hôn nhân này là không hợp pháp, kể cả thủ tục đăng ký kết hôn của ông Lưu và bà Xê là vi phạm pháp luật, xâm phạm đến chế độ một vợ một chồng mà Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 đã đặt ra. Vì lẽ đó, ông Lưu và bà Xê đều không có quyền thừa kế lẫn nhau theo pháp luật. Nếu ông Lưu không để lại di chúc thì bà Xê không được quyền thừa kế di sản của ông Lưu theo pháp luật. Trong quá trình xử lí vụ việc tranh chấp di sản của ông Lưu, việc xác định không gian và thời gian cho hai cuộc hôn nhân của ông Lưu là tối quan trọng để làm rõ tính hợp pháp của hai cuộc hôn nhân, từ đó biết được bà Thẩm hay bà Xê là người thừa kế hơp pháp đối với di sản của ông Lưu theo pháp luật.

Câu 2.3. Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không? Vì sao?

Tòa cấp giám đốc thẩm đã công nhận di chúc của ông Lưu là hợp pháp “ông Lưu có để lại di chúc cho bà được quyền sử dụng toàn bộ tài sản gồm nhà cửa, đồ dùng trong gia đình”; bên cạnh đó, chỉ xác định bà Thẩm là người thuộc diện thừa kế

Tuy nhiên, do bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông lưu đã già yếu, không còn khả

năng lao động, theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự thì bà Thẩm được thừa

kế tài sản ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu” chứ

không nhắc đến quyền thừa kế của chị Hương, tức con ruột của ông Lưu và bà Thẩm40.

Như vậy, trong vụ việc trên, chị Hương không được chia di sản của ông Lưu để lại trong di chúc, cụ thể là căn nhà số 150/6A và toàn bộ tài sản trong nhà. Tuy nhiên, nếu trong quãng thời gian ông Lưu còn sống ở miền Bắc với bà Thẩm và đã tạo lập một số tài sản chung nhất định thì số tài sản ấy sẽ được chia đôi và một phần trở thành di sản của ông Lưu. Đối với phần di sản này, nếu không được ông Lưu định đoạt trong di chúc thì sẽ đem chia theo pháp luật41 và chị Hương sẽ được thừa kế phần di sản này theo pháp luật bởi vì chị Hương thuộc hàng thừa kế thứ nhất, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.

Câu 2.4. Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại? Nêu cơ sở khi trả lời?

Theo pháp luật hiện hành, thời điểm người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại là thời điểm mở thừa kế.

+ Theo ghi nhận tại khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 về thời điểm mở thừa kế: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này”.

+ Theo Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”.

+ Luật nhà ở năm 2014 cũng có nêu rõ “thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở được thực hiện theo quy định của pháp luật về thừa kế”42 cũng là đồng thời xác định tại thời điểm mở thừa kế, người thừa kế trở thành chủ sở hữu di sản đối với nhà ở.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)