Khoản 4 Điều 12 Luật Nhà ở năm 2014, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 45 - 47)

Thời điểm mở thừa kế có vai trò rất quan trọng trong pháp luật thừa kế. Đây là mốc thời gian xác định kể từ lúc đó mở đầu việc thừa kế di sản của người quá cố43. Do đó việc xác định thời điểm mở thừa kế là cần thiết. Nhìn một cách tổng thể, có hai trường hợp làm phát sinh vấn đề thừa kế là cá nhân chết hay cá nhân bị coi là chết bởi một quyết định của các cơ quan có thẩm quyền44.Bên cạnh đó, lại còn có vấn đề được đặt ra là những người thừa kế có thể quyết định một ngày khác với ngày chết đích thực hay không? Và nếu như có thì thời điểm này có được xem là thời điểm mở thừa kế hay không. Bởi khoản 1 Điều 661, Bộ luật Dân sự năm 2015 cũng có quy định: “Trường hợp theo ý chí của người lập di chúc hoặc theo thỏa thuận của tất cả những người thừa kế, di sản chỉ được phân chia sau một thời hạn nhất định thì chỉ khi đã hết thời hạn đó di sản mới được đem chia”.

Câu 2.5. Trong Quyết định số 08, theo nội dung của bản án, ở thời điểm nào người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp? Vì sao?

Trong quyết định số 08, theo nội dung bản án, người thừa kế của ông Hà có quyền sở hữu nhà ở và đất tranh chấp tại thời điểm mở thừa kế,

Trong quyết định số 08 có đoạn:

Cụ Huệ chết ngày 27/12/1999, trước khi chết cụ Huệ đã lập di chúc cho con là Nguyễn Kì Hà được thừa kế; ông Hà chết ngày 12/5/2008 thì bà Lý Thị Ơn là vợ và các con ông Hà được thừa kế và nhà đất này đã chuyển dịch quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở sang cho bà Lý Thị Ơn; ngày 04/3/2011 bà ơn đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, nên bà Ơn có quyền đòi bà Chắc trả lại đất”.

Bởi vì, theo khoản 1 Điều 611 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết”. Với trường hợp trên, ông Hà chết sau cụ Huệ, ông Hà được hưởng thừa kế từ di chúc của cụ Huệ, di sản của cụ Huệ 43 Hoàng Thế Liên (chủ biên), Bình luận khoa học Bộ luật Dân sự năm 2005, NXB. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2010, t. III, tr. 15.

44 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật giaViệt Nam, 2019, tập 2, tr. 29. Việt Nam, 2019, tập 2, tr. 29.

trở thành tài sản của ông Hà, và ngay khi ông Hà chết vào ngày 12/5/2008, thì thời điểm mở thừa kế bắt đầu tính từ lúc ông Hà chết vào ngày 12/5/2008. Người thừa kế của ông Hà ở hàng thừa kế thứ nhất có bà Lý Thị Ơn là vợ ông Hà cùng với các con, có quyền được hưởng thừa kế từ di sản ông Hà để lại, cụ thể, đó là quyền sở hữu nhà ở và đất có tranh chấp.

Thời điểm mở thừa kế có vai trò quan trọng trong pháp luật về thừa kế. Đây là mốc thời gian xác định kể từ lúc đó mở đầu việc thừa kế di sản của người quá cố. Thời điểm mở thừa kế cho phép xác định thời điểm người thừa kế được hưởng tài sản và có quyền, nghĩa vụ của người để lại di sản. Cụ thể, theo Điều 614 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại”, tại thời điểm này, người thừa kế trở thành chủ sở hữu di sản là nhà ở. Nhờ vào những quy định này, chúng ta có thể xác định được những người có quyền, nghĩa vụ liên quan đến tài sản trong trường hợp người có quyền sở hữu đối với tài sản đó đã chết, để có thể xét xử những vụ án tranh chấp tài sản, đặc biệt là về bất động sản.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)