Điều 22 Pháp lệnh thừa kế ngày 30-8-1990 của Hội đồng Nhà nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 72 - 76)

- Thay đổi di chúc có thể là việc sửa đổi di chúc, bổ sung di chúc hoặc thay thế di chúc, thực chất giống như việc tạo lập một di chúc mới, khiến cho di chúc này khác với di chúc đã lập trước đó:

+ Sửa đổi di chúc: là việc người để lại di sản thay đổi một phần nội dung quyết định của mình trong bản di chúc trước đó, đưa ra một quyết định mới nhằm thay đổi một phần quyết định cũ của mình trong di chúc đã lập trước đó. Thông thường, việc sửa đổi di chúc biểu hiện thông qua việc sửa đổi về kỹ thuật (như về câu chữ, ngữ pháp, và các sửa đổi khác mang tính hình thức) và sửa đổi nội dung (như sửa về người thừa kế, về di sản, về quyền và nghĩa vụ của người hưởng di sản). Về mặt pháp lý, chỉ coi là sửa đổi di chúc nếu người lập di chúc đã điều chỉnh nội dung của di chúc 64.

+ Bổ sung di chúc: là việc người để lại di sản thêm vào nội dung di chúc đã lập một nội dung mới, có thể là bổ sung, người được hưởng thừa kế theo di chúc, hoặc bổ sung nghĩa vụ mà người thừa kế phải thực hiện… Nếu người để lại di sản bổ sung di chúc, mà phần di chúc bổ sung hợp pháp, thì di chúc đã lập và được bổ sung đều có giá trị pháp lý như nhau, cần chú ý là, nếu phần di chúc đã lập trước đó và phần di chúc bổ sung có nội dung mâu thuẫn nhau, thì chỉ phần di chúc bổ sung có hiệu lực pháp lý.

+ Thay thế di chúc: là việc người để lại di sản lập di chúc khác thay thế hoàn toàn di chúc cũ vì họ cho rằng, những quyết định của họ trước đây không còn phù hợp với ý chí của họ nữa.

- Huỷ bỏ di chúc: là việc người để lại di sản, thông qua một hành vi pháp lí hợp pháp để tuyên bố huỷ hoặc không công nhận tất cả các di chúc do mình đã lập trước đó 65.

64 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 502. TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 502.

65 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 505. TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 505.

* Đối với việc thay đổi di chúc:

- Thời điểm: bất cứ lúc nào người lập di chúc muốn đưa ra sự thay đổi đối với di chúc mà mình đã lập, bao gồm việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế di chúc.

- Cách thức: thực chất là việc lập ra một tờ di chúc mới, vì pháp luật không thừa nhận các bản di chúc đã bị sửa chữa, bôi xoá trực tiếp trên tờ di chúc. Sự bôi xoá, sửa chữa trực tiếp trên tờ di chúc có hậu quả làm cho di chúc này bị vô hiệu, vì hành vi này tạo kẻ hở cho người khác tự ý sửa chữa, bôi xoá trên tờ di chúc 66.

- Hình thức: bản di chúc đã thay đổi vẫn phải đảm bảo hình thức của một di chúc theo Điều 627 Bộ luật Dân sự năm 2015, là di chúc hợp pháp theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015.

* Đối với việc huỷ bỏ di chúc:

- Thời điểm: bất cứ lúc nào người lập di chúc muốn huỷ bỏ hoặc khi có bảng di chúc mới của chính người này lập.

- Cách thức: bao gồm ba cách thực hiện.

+ Huỷ bỏ di chúc một cách minh thị: là việc người lập di chúc nói rõ rằng di chúc đã được huỷ bỏ, họ thể hiện ý chí công khai bằng một văn bản, nói rõ mình không thừa nhận giá trị của bản di chúc do mình đã lập trước đó; có trường hợp họ thực hiện các hành vi khác nhau làm cho bản di chúc đó không còn tồn tại như: đốt bỏ, xé bỏ,… Tuy nhiên, cần lưu ý, một di chúc được lập theo các thể thức công chứng, chứng thực thì ngoài các bản do người lập di chúc và người giữ thừa kế, còn có một bản lưu tại các cơ quan hữu quan khi công chứng, chứng thực. Do vậy, cho dù thực tế người lập di chúc đã tiêu huỷ các di chúc rồi, nhưng còn bản lưu ở các cơ quan chức năng bản di chúc, thì những người thừa kế vẫn có thể yêu cầu cơ quan đó sao và cấp bản sao thể làm bằng chứng cho việc xin hưởng thừa kế 67.

66 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 504. TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 504.

67 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 505. TP.HCM, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Chương VI, tr. 505.

+ Huỷ bỏ mặc nhiên di chúc: có thể nói là huỷ bỏ bằng các xác lập một giao dịch khác đối với tài sản định đoạt trong di chúc, bằng các hình thức như: mua bán, tặng cho, cầm cố, thế chấp hay dùng tài sản đó bảo lãnh cho một nghĩa vụ mà sau đó tài sản này đã được xử lý để trả nợ thì hành vi này cũng được xem như huỷ bỏ mặc nhiên (huỷ bỏ gián tiếp) đối với di chúc đã lập. Di chúc vẫn được coi là được huỷ bỏ bởi việc người có tài sản đã xác lập một giao dịch thể hiện người có tài sản đã định đoạt lại tài sản cho dù gia dịch này sau đó không được pháp luật ghi nhận: việc định đoạt lại tài sản cho thấy người lập di chúc đã huỷ bỏ di chúc còn việc định đoạt lại tài sản có giá trị pháp lý hay không không ảnh hưởng tới việc huỷ bỏ di chúc68. + Huỷ bỏ bằng việc lập một di chúc khác: di chúc trước có thể bị huỷ bỏ bởi di chúc sau cho dù di chúc sau không có cùng hình thức với di chúc trước69.

Câu 2. Trong thực tiễn xét xử, việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định (tức người lập di chúc không cần nói rõ là họ thay đổi hay hủy bỏ di chúc không) không? Vì sao?

Trong thực tiễn xét xử thì việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc vẫn có thể ngầm định.

Ở Pháp, từ thời kỳ Trung cổ, “việc hủy bỏ di chúc có thể ngầm định khi người lập di chúc có một hành vi sau này không tương thích với nội dung trong di chúc như di tặng hay bán cho người khác chính tài sản đã nêu trong di chúc”. Giải pháp này vẫn được ghi nhận trong pháp luật hiện hành của Pháp. Điển hình là vụ việc sau đây được giám đốc thẩm ở Pháp:

Ông Jean làm di chúc để lại một số tài sản của mình cho vợ vào năm 1934. Khi con trai kết hôn, ông Jean đã tặng cho tài sản nêu trong di chúc cho con trai của mình. Sau khi ông chết, người vợ đã yêu cầu chia thừa kế theo di chúc nhưng người con trai đã cho rằng việc tặng cho năm 1935 có hệ quả hủy bỏ di chúc năm 1934. Tòa án 68 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, 2019, tập 1, tr. 650.

69 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức- Hội Luật giaViệt Nam, 2019, tập 1, tr. 648. Việt Nam, 2019, tập 1, tr. 648.

địa phương đã chấp nhận lập luận của người con trai và Tòa án tối cao Pháp đã xét rằng “hợp đồng có thể hủy bỏ một di chúc khi hợp đồng này không tương thích với di chúc trước đây” nên đã không đồng ý với kháng cáo giám đốc thẩm của người vợ.70

Trong cổ luật Việt Nam, “người lập di chúc có thể phát biểu sự thay đổi chung ý một cách công nhiên và khai là bãi bỏ chúc thư cũ, hoặc bằng một giấy bãi bỏ riêng biệt”. Ở đây, “người lập di chúc cũng có thể bãi bỏ một phần hay toàn thể chúc thư một cách mặc nhiên bằng những hành vi chứng tỏ rằng đã thay đổi chung ý về sử dụng tài sản”71. Ở pháp luật Việt Nam hiện hành, trong thực tiễn, các Tòa án đều xem việc thay đổi hay hủy bỏ di chúc có thể ngầm định mà không cần thể hiện bằng một văn bản công chứng về việc hủy bỏ di chúc.

+ Người lập di chúc tự tay tiêu hủy di chúc (trường hợp hủy bỏ di chúc ngầm định). + Hủy bỏ di chúc bằng việc lập di chúc khác:

Hành vi này này cho phép Tòa suy luận rằng người để lại di chúc không muốn giữa di chúc nữa và thực tiễn xét xử theo hướng di chúc trước bị hủy bỏ nên không có giá trị. Có thể lấy minh họa là Quyết định số 175/2010/DS-GĐT ngày 27-4-2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao. Cụ Tảng lập hai di chúc, một di chúc ngày 1-7-1990 và một di chúc ngày 15-9-1992. Tòa giám đốc đã xét rằng: “Trong trường hợp di chúc năm 1992 cụ Tảng tự nguyện lập, khi minh mẫn và không bị lừa dối thì di chúc năm 1990 không có hiệu lực vì đã có di chúc năm 1992”72. Điều này cho thấy di chúc năm 1990 bị hủy bỏ bằng việc người lập di chúc lập di chúc mới có nội dung khác liên quan đến tài sản trong di chúc năm 199073.

+ Hủy bỏ di chúc bằng giao dịch khác di chúc:

70 Đỗ Văn Đại, Luật thừa kế Việt Nam- Bản án và bình luận bản án, NXB. Hồng Đức-Hội Luật gia Việt Nam, 2016, tập 1, từ tr. 560- 561. Việt Nam, 2016, tập 1, từ tr. 560- 561.

Một phần của tài liệu BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ bộ môn những quy định chung về luật dân sự, tài sản và thừa kế (Trang 72 - 76)