cho hưởng di sản, di sản đó lại được trao toàn bộ cho người vợ bất hợp pháp kia. Tuy nhiên, không thể vì ông Lưu không để lại di chúc mà bà Thẩm không có quyền lợi, thực chất bà còn nuôi nấng con chung của hai người từ lúc ông rời đi nên việc bà được hưởng 2/3 suất thừa kế bắt buộc là hoàn toàn thoả đáng, bất kể bà có bệnh tật hay không.
Câu 3.5. Nếu di sản ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?
Vì bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu nhưng lại không được ông Lưu cho hưởng di sản thừa kế theo di chúc nên bà Thẩm thuộc diện thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc theo điểm a khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tính khoản di sản bà Thẩm được nhận dựa vào diện thừa kế bắt buộc:
- Giả sử toàn bộ di sản của ông Lưu được chia theo pháp luật thì:
+ Xác định người thừa kế. Áp dụng theo khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết
là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
Ông Lưu có hai người thừa kế ở hàng thứ nhất là bà Nguyễn Thị Thẩm (vợ hợp pháp) và chị Võ Thị Thu Hương (con gái ruột).
+ Phân chia thừa kế theo pháp luật. Áp dụng khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.”
Vậy nên bà Thẩm = chị Hương =600/2=300 (triệu đồng)
- Phần thừa kế bắt buộc của bà Hương: theo như Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015: “….hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.”
Suất của một người thừa kế theo pháp luật đối với bà Thẩm là: 600 x 2/3 = 400 (triệu đồng)
Vậy suy ra, bà Thẩm sẽ được nhận ít nhất 400 triệu đồng trích từ phần di sản do ông Lưu để lại.
Câu 3.6. Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?
Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm không thể được chấp nhận. Trong Quyết định số 377/2008/DS-GĐT ngày 23/12/2008 của Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, Tòa công nhận nội dung di chúc của ông Lưu là để lại toàn bộ căn nhà số 150/6A và toàn bộ tài sản gồm nhà cửa, đồ dùng trong nhà cho bà Xê. Như vậy, theo đúng lý, bà Xê sẽ là người thừa kế toàn bộ di sản nêu trên của ông Lưu (trong trường hợp ông không có hoặc không đề
cập đến tài sản chung tạo lập trước khi vào miền Nam). Tuy nhiên, để bảo vệ quyền lợi cho bà Thẩm, pháp luật đã can thiệp vào di chúc của ông Lưu và đặt bà Thẩm vào diện thừa kế bắt buộc để hưởng ít nhất 2/3 kỷ phần thừa kế. Trước hết, bà Xê mới là người thừa kế theo di chúc của ông Lưu và di sản thừa kế để lại ở đây hoàn toàn là hiện vật (căn nhà và đồ dùng trong nhà). Theo quy tắc chia thừa kế thì di sản sẽ được chia theo di chúc rồi sau đó mới xét đến những trường hợp thừa kế bắt buộc. Do đó, bà Thẩm không phải là đồng thừa kế di sản với bà Xê nhưng vẫn là người thừa kế di sản của ông Lưu nên giữa bà Thẩm và bà Xê vẫn có thể tồn tại thỏa thuận phân chia tài sản bằng hiện vật.
“Trong trường hợp di chúc có xác định rõ hiện vật để lại cho từng người thừa kế, hoặc do những người thừa kế tự nguyện thỏa thuận với nhau để cho một trong số những người thừa kế được nhận hiện vật, thì giao hiện vật cho người đó. Người thừa kế cũng có thể yêu cầu nhận hiện vật.
Nếu tranh chấp về việc phân chia di sản do Tòa án giải quyết mà di sản có thể chia được bằng hiện vật, thì về nguyên tắc, ai cũng được chia hiện vật”46.
Tuy nhiên, phải xem xét hiện vật ấy có thể được chia thừa kế hay không bởi khi hiện vật là tư liệu sản xuất, là nguồn sống duy nhất của một người thừa kế đang quản lý, thì chia cho người trực tiếp quản lý, khai thác nhằm duy trì sự ổn định về sản xuất và đời sống của người thừa kế47.Trong Quyết định số 377, bà Xê đã sinh sống trong căn nhà số 150/6A từ năm 1996 sau khi ông Lưu chết thì vợ chồng chị Hương(con gái của ông Lưu) mới vào ở chung với bà Xê. Căn nhà số 150/6A là nơi sinh sống duy nhất của bà Xê; các vật dụng trong căn nhà cũng là những đồ dùng cơ bản thiết yếu cho cuộc sống hằng ngày của bà Xê (01 bàn gỗ chữ y có 04 ghế đai, 01 tủ quần áo và 02 buồng bằng thao lao), vì thế, không thể chia di sản thừa kế bằng hiện vật được. Như vậy, yêu cầu của bà Thẩm là không thể thực hiện được. Bà 46 Lê Minh Hùng, Giáo trình Pháp luật về tài sản, quyền sở hữu và thừa kế của Đại học Luật TP. HCM, NXB. Hồng Đức, 2018, từ tr. 654-655.