Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 42)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp thống kê so sánh

- So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau.

- Sử dụng phương pháp này để so sánh số tuyệt đối, số tương đối, so sánh liên hoàn với mục đích: Nghiên cứu tiến hành so sánh các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu, xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu đó qua các năm từ đó thấy được xu thế thay đổi của hoạt động kiểm soát chi.

Thông qua phương pháp so sánh, sẽ giúp ta có được các kết luận và kết quả thực hiện công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Kho bạc nhà nước Pác Nặm theo từng năm nghiên cứu.

2.2.3.2. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả cho phép trình bày các dữ liệu thu được dưới hình thức cơ cấu và tổng kết (Huysamen, 1990). Các thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu này để phân tích, mô tả dữ liệu bao gồm các tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình và độ lệch chuẩn. Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 điểm, do vậy để thuận tiện cho việc nhận xét khi sử dụng giá trị trung bình đánh giá mức độ đồng

ý đối với từng yếu tố và sự đồng ý chung tác giả quy ước:

Nội dung phiếu điều tra: phiếu điều tra được thiết kế dựa trên tham khảo ý kiến của các chuyên gia. Phiếu điều tra gồm có 2 phần:

- Phần 1 Thu thập thông tin cá nhân của đối tượng điều tra.

- Phần 2 Đánh giá của các đơn vị về công tác kiểm soát chi tại KBNN Pác Nặm về nguồn nhân lực; quy trình thủ tục; tính công khai, minh bạch trong công tác kiểm soát chi tại KBNN.

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w