5. Bố cục của luận văn
3.2.3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm soát chi NSNN trong chương trình
ra các trường hợp sử dụng vốn không đúng mục đích như: chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí chuẩn bị dự án, chi phí đánh giá dự án… điều này cũng làm cho chi phí đầu tư tăng lên. Như vậy, các dự án cần kiểm soát một cách chặt chẽ để giảm thiểu tình trạng tăng vốn đầu tư, điều này dẫn đến thất thoát lãng phí nguồn ngân sách nhà nước nhất là tại các vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn.
Với việc tăng vốn đầu tư này, các chủ đầu tư đã phải trình báo đối với UBND huyện giải thích lý do, trình bày…. và được UBND huyện chấp thuận và gửi công văn sang KBNN huyện để tiếp tục cấp thêm kinh phí giải ngân thực hiện các dự án này.
3.2.3. Thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm soát chi NSNN trong chươngtrình trình
MTQG qua kho bạc nhà nước huyện Pác Nặm
Hoạt động thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG qua kho bạc nhà nước được thực hiện tương đối tốt. Nội dung thanh tra, kiểm tra thường tương đối đa dạng về đối tượng, hình thức và nội dung để từ đó thấy được nguyên nhân từ đó có những phương pháp xử lý kịp thời, khắc phục những sai phạm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, việc thanh tra, kiểm tra hoạt động kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG qua kho bạc nhà nước huyện Pác Nặm được thực hiện chủ yếu thông qua phòng thanh tra, kiểm tra kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Kạn. Ngoài ra có những đợt kiểm tra liên ngành như có sự kết hợp của kho bạc nhà nước tỉnh Bắc Kạn, Sở Tài Chính, Sở kế hoạch đầu tư, Sở Xây dựng… để thanh tra, kiểm tra những lĩnh vực mà mình phụ trách.
Đ ợt 3 2.5 2 Thanh tra 1.5 1 Kiểm tra 0.5 0
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019
Biểu đồ 3.5: Tình hình thanh tra, kiểm tra
Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Pác nặm
Pác Nặm là huyện nghèo của tỉnh Bắc Kạn nên được ngân sách nhà nước thực hiện nhiều chương trình, dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia nhằm cải thiện đời sống người dân, cải thiện kinh tế địa phương: xây dựng cơ sở hạ tầng, hỗ trợ sản xuất... Với khối lượng công việc nhiều nhưng số lượng cán bộ tại Kho bạc nhà nước Huyện lại ít. Chính vì vậy mà không tránh khỏi được những sai sót cũng những lỗi cơ học trong quá trình kiểm soát.
Hoạt động thanh tra hoạt động trên tinh thần xây dựng và giúp đỡ với mục tiêu giúp nhau phát triển cũng như trong quá trình thanh tra, kiểm tra các cán bộ cũng có những giải thích hướng dẫn việc kiểm soát được tốt hơn như: hướng dẫn tập trung vào những việc quan trọng, những hoạt động dễ xảy ra sai phạm... để các cán bộ kho bạc thực hiện nhiệm vụ được tốt hơn.
Bảng 3.21: Xử lý vi phạm trong kiểm soát chi
Chỉ tiêu ĐV 2017 2018 2019 So sánh (%) �� �� �� �� �� �� BQ Xử lý về kinh tế Tri.đồng 564 473 575 83,86 121,56 102,71
Thu hồi, nộp trả Tri.đồng 56 37 45 66,07 121,62 93,84
Xử lý hành chính Trường hợp 1 2 1 200 50 125,00
Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Pác nặm
Nhìn chung việc thực hiện nhiệm vụ của cán bộ kho bạc nhà nước trong hoạt động kiểm soát chi là tương đối tốt. Các vi phạm được phát hiện sau khi thanh tra kiểm tra chủ yếu ở mức độ nhẹ và mang tính chất khách quan. Đa phần các cán bộ nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ được giao, không phát hiện những trường hợp cố tình gian lận gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước.
Các kết luận của cán bộ thanh tra, kiểm tra là rõ ràng, có những giải thích cụ thể để cán bộ kho bạc biết và cũng hướng dẫn cụ thể để có những khắc phục sai lầm. Chính vì điều này mà tỷ lệ đồng thuận là rất cao với kết luận của thanh tra kiểm tra.
Các sai phạm tập trung chủ yếu do lỗi số học dẫn đến tính toán thừa hoặc thiếu, nhiều trường hợp đã bổ sung hoàn thiện thủ tục những chưa đúng với với thời gian yêu cầu nên đều được nhắc nhở. Trong các kết luận của thanh tra, kiểm tra cũng đã yêu cầu và ghi rõ thời hạn khắc phục những thiếu sót đó để cán bộ kho bạc nghiêm túc thực hiện. Thêm vào đó, trong quá trình thanh tra, kiểm tra cán bộ kho bạc cũng đã kiến nghị với cấp trên một số những thay đổi như: sự phối hợp giữa các cơ quan, phân chia chức năng nhiệm vụ... để các cấp lãnh đạo sớm có những biện pháp khắc phục kịp thời.