Chấp hành kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG qua kho bạc

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 57 - 86)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Chấp hành kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG qua kho bạc

Thông qua kế hoạch được xây dựng, đó là mục tiêu và phương hướng để kiểm soát được tốt hơn nhằm đảm bảo các khoản chi được tốt hơn. Với phương hướng là giao khoán công việc, Kho bạc đã giao khoán công việc đến từng cán bộ của kho bạc để từ kế hoạch này đặt hiệu quả công việc lên hàng đầu. Mục tiêu cuối cùng của kiểm soát nhằm giúp ngân sách nhà nước thực hiện đúng và đầy đủ mục tiêu đề ra.

Với việc xây dựng kế hoạch này, trong những năm qua Kho bạc nhà nước đã có buổi gặp và xây dựng cơ chế phối hợp với phòng Tài chính, phòng Kinh tế hạ tầng và một số phòng ban của UBND huyện. Chính vì xây dựng kế hoạch này đã giúp việc thực hiện kiểm soát đã được tốt hơn, hiệu quả và nó cũng là căn cứ cho ban lãnh đạo của kho bạc xem xét đánh giá năng lực thực hiện nhiệm vụ của nhân viên mình.

3.2.2. Chấp hành kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG qua khobạc Nhà nước huyện Pác Nặm. bạc Nhà nước huyện Pác Nặm.

3.2.2.1. Mở tài khoản

Việc mở tài khoản là rất quan trọng nó giúp cho việc quản lý, kiểm soát các khoản chi được thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, thông qua việc này cũng giúp cho việc áp dụng công nghệ thông tin giảm thời gian, giảm các thủ tục hành

chính.

Mở tài khoản tại kho bạc nhà nước từ năm 2014 đến năm 2020 được áp dụng theo thông tư số 61/2014/TT- BTC. Tại thông tư này đã hướng dẫn cụ thể về các đối tượng, quyền hạn và nghĩa vụ của những đối tượng mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước.

Hoạt động chi các chương trình Mục tiêu quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước được thực hiện bởi các cơ quan chuyên môn mà nhà nước giao nhiệm vụ. Do đó, các chủ tài khoản này thường là các cơ quan, đơn vị thực hiện dự án nhà nước.

Các cơ quan, đơn vị chi NSNN trong chương trình Mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Pác Nặm như: phòng kinh tế hạ tầng, phòng nông nghiệp, phòng giáo dục…và các UBND xã của huyện đã thực hiện mở tài khoản tại kho bạc. Chính vì vậy trong giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2019, có 100% chủ đầu tư đã mở tài khoản tại kho bạc nhà nước huyện Pác Nặm.

Hiện nay việc mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước được thực hiện tại thông tư số 18/2020/TT-BTC. Kho bạc nhà nước huyện Pác Nặm cũng đã gửi thông tư đến các cơ quan, đơn vị cũng như cư cán bộ hướng dẫn cho các đơn vị, cơ quan khi có nhu cầu mở tài khoản tại kho bạc Huyện.

3.2.4.2. Kiểm tra tài liệu cơ sở

Kiểm tra tài liệu là rất cần thiết, đảm bảo tính trung thực khách quan của các khoản chi của chủ đầu tư. Cần phải đối chiếu các khoản chi nay với các quy định hiện hành để không xảy ra thất thoát lãng phí cũng như phải đảm bảo tính hiệu quả.

Kiểm tra tài liệu đối với dự án chuẩn bị đầu tư

Dự án thực hiện có hiệu quả hay không, đúng tiến độ hay không phụ thuộc rất nhiều quá trình chuẩn bị của chủ đầu tư. Việc kiểm tra này cũng giúp cho kho bạc xác định tính pháp lý, tính chính xác của các khoản chuẩn bị đầu tư để từ đó có những điều chỉnh kịp thời.

Bảng 3.1: Nhưng sai sót trong quá trình chuẩn bị đầu tư Đơn vị: trường hợp Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018 2017 2019 2018 BQ Trong dự toán 28 34 32 121,42 94,11 107,77

Thiếu phê duyệt 11 9 10 81,81 111,11 96,46

Thiếu hợp đồng 4 8 7 200 87,5 143,75

Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Pác Nặm

Giai đoạn chuẩn bị dự án là một trong những giai đoạn quan trọng của khâu kiểm soát chi, thực hiện tốt giai đoạn này sẽ giúp quá trình thực hiện được tốt hơn. Trong năm qua, KBNN huyện Pác Nặm đã thực hiện công việc này tương đối tốt, đã phát hiện nhiều sai sót và yêu cầu sửa chữa, riêng trong dự toán năm 2017 là 28 trường hợp, năm 2018 là 34 trường hợp và năm 2019 là

32 trường hợp. Việc sai sót được tập trung chủ yếu ở việc xác định đơn giá không đúng dẫn đến tổng chi đầu tư thường cao hơn so với quy định của nhà nước. Ngoài ra, trong quá trình xây dựng dự toán, chủ đầu tư thường thiếu đó là xây dựng hoạt động dự phòng nhằm tránh các rủi ro xảy ra, những chủ đầu tư thường ít đề cập đến.

Bên cạnh đó, các dự toán trong việc thực hiện dự án còn thiếu các khoản mục đặc biệt là trong xây dựng cơ bản như: thuế thêm nhân công, chi phí thuê ngoài, chi phí chuẩn bị, chi phí phát sinh... điều này cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng lập dự toán. Ngoài ra còn có các khoản thiếu sót khác như thiếu phê duyệt: ở đây chủ yếu thiếu phê duyệt của các cơ quan chức năng thẩm định về chất lượng của từng hạng mục công trình xây dựng đường giao thông tại xã An Thắng, Xã Bộc Bố, sửa chữa nhà văn hóa tại xã Xuân La.... Bên cạnh những dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng các dự án về giáo dục như: thiếu dự trù kinh phí mua trang thiết bị, dự trù kinh phí đào tạo, trợ cấp.... Các khoản này đã được

cán bộ kho bạc huyện nhắc nhở và chủ đầu tư cũng nghiêm túc thực hiện đảm bảo đúng tiến độ, thời gian và quy định.

Kiểm tra tài liệu đối với dự án đang triển khai

+ Lựa chọn nhà thầu

Lựa chọn nhà thầu được thực hiện khá nghiêm túc, điều này đã giúp quá trình lựa chọn được tốt hơn, thực hiện tốt hiệu quả ngân sách nhà nước. Quá trình thông báo thầu được thông báo một cách rộng rãi nên đã có nhiều nhà thầu có đủ năng lực, đủ kinh nghiệm thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo thực hiện tốt nhất các dự án này.

Biểu đồ 3.1: Tình hình đấu thầu các dự án thuộc chương trình MTQG

Nguồn: UBND huyện Pác Nặm

Qua biểu đồ trên ta có thể thấy số lượng nhà thầu dự thầu tương đối lớn do: các dự án được công bố rộng rãi như trên web của UBND huyện Pác Nặm, trên các phương tiện thông tin đại chúng…. Số lượng nhà thầu đăng ký là tương đối lớn: năm 2017 số lượng nhà thầu là 128 nhà thầu dự thầu, đến năm 2019 số nhà thầu dự thầu là 107. Tuy số lượng nhà thầu dự thầu giảm nhưng hầu hết các nhà thầu đã trúng thầu các dự án trước đều tham dự các gói thầu mới. Điều này chứng tỏ, các nhà thầu khá hài lòng với cách thức làm việc của Huyện trong việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo.

Bên cạnh đó, số lượng nhà thầu trúng thầu không chiếm tỷ trọng cao: năm 2017 có 41 nhà thầu trúng thầu, năm 2019 là 40 nhà thầu trúng thầu. Các nhà thầu trúng thầu đều là các doanh nghiệp có nhiều năm kinh nghiệm. Đối với lĩnh vực xây dựng cơ bản có sự tham gia của các công ty như: Công ty THHH xây dựng Hùng Thắng, Công ty xây dựng hạ tầng đô thị Phát Vượng, Công ty Xây dựng Thăng Long…. Các doanh nghiệp này đều có nhiều kinh nghiệm, tiềm lực về tài chính tốt, đặc biệt là có nhiều phương án áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào thực hiện các dự án.

Bên cạnh đó, số lượng nhà thầu không trúng nhiều, điều này chứng tỏ cán bộ kiểm soát hồ sơ dự thầu tương đối chặt chẽ: kiểm tra số lượng bản gốc, bản chụp hồ sơ dự thầu, kiểm tra các thành phần của hồ sơ dự thầu như: đơn dự thầu, giấy ủy quyền ký đơn dự thầu, bảo đảm dự thầu, đề xuất kỹ thuật, đề xuất tài chính…, sự thống nhất nội dung giữa bản gốc và bản chụp để phục vụ quá trình đánh giá chi tiết hồ sơ dự thầu. Để đánh giá một cách chính xác nội dung của hồ sơ, các cán bộ kiểm tra đã phân chia một cách rõ ràng dựa vào năng lực và sở trường của từng cán bộ. Vì vậy, hiệu quả công việc đã được nâng lên, giúp quá trình lựa chọn nhà thầu được tốt hơn.

Việc lựa chọn nhà thầu là rất quan trọng: vừa đảm bảo năng lực thi công cũng như tiết kiệm được nguồn vốn ngân sách nhà nước. Do vậy quá trình lựa chọn nhà thầu cần phải thực hiện nghiêm túc cũng như đúng với các quy định của pháp luật.

Có rất nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu thực hiện các dự án công trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Trên thực tế không phải nhà thầu nào cũng đảm bảo đúng được các yêu cầu đề ra. Do vậy, các cơ quan chức năng cần phải làm chặt chẽ để vừa đảm bảo việc thực hiện những cũng cần có tính cạnh tranh và tiết kiệm ngân sách nhà nước

Bảng 3. 2: Một số sai sót khi lựa chọn nhà thầu

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) ��� � ��� ��� � ��� BQ Không đủ năng lực 9 12 14 133,33 116,66 125,00 Thông thầu 4 9 11 225 122,22 173,61

Hồ sơ mời thầu không rõ

ràng 21 18 17 85,71 94,44 90,07

Chỉ tiêu thiếu chính xác 17 20 18 117,64 90 103,82  Nguồn: Phòng Xây dựng cơ sở hạ tầng

Trong quá trình kiểm tra xem xét việc lựa chọn nhà thầu thực hiện, đã phát hiện ra một số sai sót do một số nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan. Một số trường hợp đã không thực hiện việc đấu thầu rộng rãi mà chỉ thầu trong khi đó các nhà được chỉ thầu không có đủ năng lực như: chưa có nhiều kinh nghiệm trong xây dựng cơ sở hạ tầng, thiếu kỹ thuật mà phải dựa rất nhiều vào tư vấn bên ngoài, ngoài ra có thiếu năng lực về tài chính dẫn đến việc hoàn thành dứt điểm các công trình cũng trở lên khó khăn như nhà thầu: công ty trách nhiệm hữu hạn Hùng Minh: đã mắc rất nhiều sai lầm trong quá trình thực hiện dự án hệ thống kênh dẫn nước và đập tràn tại các xã Bộc Bố và xã Cao Tân. UBND huyện Pác Nặm đã phải chia nhỏ gói thầu ra để thêm nhà thầu tiếp tục thực hiện dự án….

Cũng qua kiểm tra, đã phát hiện ra hiện tượng thông thầu, làm giá trước khi đấu thầu điều này ảnh hưởng rất nhiều đến tính công khai minh bạch như trường hợp thông thầu năm 2017 phát hiện 19 trường hợp, năm 2019 phát hiện ra 8 trường hợp….. Sau khi phát hiện những gian lận này, các cơ quan chức năng như phòng xây dựng hạ tầng, sở xây dựng, sở kế hoạch đầu tư…. đã tiến hành rà soát và có những điều chỉnh kịp thời: như tạm hoãn thời gian đấu thầu tại gói thầu sửa chữa nhà văn hóa các xóm Vàn Chai, La Thông, Cấn Thị... hay xây dựng hệ thống nước sạch cho người dân tại các Bản Lùng Thà, Bản Nhác, Bản Thin….

Thêm vào đó, việc đưa ra chỉ tiêu để lựa chọn nhà thầu không chính xác và rõ ràng như: các tiêu chuẩn về kỹ thuật, tiêu chuẩn về giá, năng lực thực hiện... đã không được ghi rõ trong hồ sơ mời thầu dẫn đến nhiều nhà thầu thiếu kinh nghiệm vẫn có thể tham gia đấu thầu và trúng thầu, điều này có thể gây bất lợi cho những nhà thầu có năng lực thực sự nhất là trong thời kỳ có nhiều biến động đặc biệt là giá cả các yếu tố đầu vào.

Cũng chính thông qua việc đấu thầu, các cơ quan quản lý đã lựa chọn được các nhà thầu có năng lực và tiết kiệm được nguồn ngân sách nhà nước nhưng vẫn đảm bảo chất lượng công trình, các dự án trước khi bàn giao.

Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ tiế kiệm do đấu thầu

Nguồn: UBND huyện Pác Nặm

Các dự án đầu tư phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện số lượng không nhiều, nguồn vốn đầu tư cho các dự án này cũng không được cao. Bằng những nỗ lực quản lý: kiểm soát chặt chẽ các nhà thầu tính chính xác của thông tin… Điều này đã giúp lựa chọn nhà thầu được tốt hơn. Tuy tỷ lệ tiết kiệm chưa được cao: năm 2017 là 3%, năm 2018 là 2,5% và năm 2019 là 2,2%. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy tính hiệu quả một phần nào đó của công tác đấu thầu, góp phần thực hiện các dự án được tốt hơn.

Một trong những nguyên nhân tỷ lệ tiết kiệm còn thấp vì các dự án đầu tư phát triển nhằm xóa đói giảm nghèo chủ yếu là các dự án xây dựng: giá cả chi

phí nguyên vật liệu thực hiện là tương đối cao do địa hình đi lại khó khăn, nhà cung cấp ít… Ngoài ra, các dự án này chụi ảnh hưởng rất nhiều bởi điều kiện tự nhiên do mưa lũ: như các tuyến đường liên xã An Thắng, Bằng Thành… Việc xây dựng gặp rất nhiều khó khăn do mưa lũ, nhiều đoạn phải làm đi làm, làm lại. Thêm vào đó, nhiều tuyến kênh mương, hồ chứa nước xây dựng vào mùa mưa nên việc thi công khó khăn, vận chuyển nguyên liệu chủ yếu bằng sức người… nên đẩy chi phí thực hiện là tương đối cao. Ngoài ra, nhiều trường hợp các lao động cho các dự án này phải thuê ở những nơi xa, không tận dụng được nguồn nhân lực có sẵn tại địa phương nên đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tỷ lệ tiết kiệm không cao.

Bên cạnh những kết quả đạt được trong quá trình đấu thầu thì KBNN huyện cũng phát hiện một số thủ đoạn của các đối tượng thường rất tinh vi nhằm gây thất thoát vốn NSNN, số tiền này được chuyển vào một số cá nhân và lợi ích nhóm. Chính vì vậy cần kiểm tra thật kỹ hồ sơ để không gây thiệt hại cho nhà nước và xã hội

Bảng 3. 3: Một số sai phạm trong quá trình kiểm tra hồ sơ

Đơn vị: trường hợp Chỉ tiêu 2017 2018 2019 So sánh (%) 2018 2017 2019 2017 BQ Tính pháp lý 10 15 14 85,71 141,66 113,69 Tính thống nhất 20 25 30 127,27 96,42 111,85 Tính chính xác 18 17 22 85 129,41 107,20

Nguồn: Kho bạc nhà nước huyện Pác Nặm

Trong quá trình kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ, cán bộ KBNN huyện Pác nặm cũng đã phát hiện nhiều trường hợp sai phạm cần phải khắc phục ngay đó là ký duyệt không đúng trình tự năm 2017 có 3 trường hợp như đổ đường bê tông thôn Tân Hợi xã An Thắng, xây dựng đường đập tràn và đường 258.

Sau khi phát hiện kho bạc đã yêu cầu phía chủ đầu tư thực hiện đúng theo quy trình và hướng dẫn của nhà nước. Ngoài ra có nhiều trường hợp thiếu dấu, thiếu chữ ký... trong hồ sơ đều được nhắc nhở và gửi lại chủ đầu tư để tiến hành hoàn thiện các thủ tục.

Hiện nay các quy định nhất là các quy định trong XDCB thường có nhiều thay đổi như thông số kỹ thuật, quy trình thực hiện, đơn giá... liên tục thay đổi. Chính vì vậy trong quá trình lập hồ sơ, nhiều chủ đầu tư đã không cập nhật những thay đổi đó dẫn đến xác định khối lượng công việc, chi phí các công việc không chính xác: như trong tiêu chuẩn bản vẽ xây dựng và kiến trúc, tiêu chuẩn quy hoạch, khảo sát và trắc địa, tiêu chuẩn thiết kế... Điều này dẫn đến việc xác định không được chính xác.

Bảng 3. 4: Đánh giá chủ đầu tư về kiểm tra cơ sở

Đơn vị: Điểm

Thang đo Điểm TB Ý nghĩa Độ lệch

chuẩn

Quy trình kiểm tra chặt chẽ 3,9 Tốt 0,98

Nhiều thủ tục giấy tờ phải hoàn thiện 3,9 Tốt 0,92 Các sai sót được nhắc nhở để sửa chữa 4,0 Tốt 0,95 Cán bộ hướng dẫn, cung cấp đầy đủ

thông tin, tài liệu để chủ đầu tư sửa chữa 4,0 Tốt 1,02 Thời gian giải quyết giấy tờ thủ tục

nhanh chóng 3,7 Tốt 1,02

Có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan

nên quá trình xét duyệt nhanh chóng

3,8 Tốt 1,02

Nguồn: Theo số liệu điều tra của tác giả

Việc kiểm tra cơ sở là rất quan trọng, khối lượng công việc nhiều, đây

Một phần của tài liệu Kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình mục tiêu quốc gia qua kho bạc nhà nước huyện pác nặm, tỉnh bắc kạn (Trang 57 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(138 trang)
w