5. Bố cục của luận văn
4.2.4. Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức KBNN và các đố
tượng liên quan
Thứ nhất: Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ, công chức kiểm soát chi ngân sách nhà nước trong chương trình MTQG
Nhân tố nguồn lực con người luôn là nhân tố quyết định đến sự thành công của một tổ chức. Nhằm góp phần thực hiện thành công chiến lược phát
triển KBNN đến 2025, KBNN phải nâng cao hiệu lực, hiệu quả về tổ chức bộ máy và chất lượng nguồn nhân lực, hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý đội ngũ cán bộ KBNN.
Trong kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG của chính quyền địa phương huyện Pác Nặm qua KBNN, phải thực hiện tiêu chuẩn hóa và chuyên môn hóa đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG của chính quyền huyện Pác Nặm. Yêu cầu đối với những cán bộ này phải có năng lực chuyên môn cao, được đào tạo và bồi dưỡng bài bản, am hiểu và nắm vững tình hình kinh tế, xã hội cũng như các cơ chế, chính sách của Nhà nước. Đồng thời có tư cách, phẩm chất đạo đức tốt, có trách nhiệm và tâm huyết với công việc được giao. Để thực hiện được những yêu cầu nêu trên, hàng năm, KBNN huyện Pác Nặm phải rà soát và phân loại cán bộ làm nhiệm vụ kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG theo các tiêu chuẩn đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý. Từ đó có kế hoạch bồi dưỡng, sắp xếp, phân công công tác theo đúng năng lực và trình độ của từng người. Cụ
thể:
- Trong tuyển dụng cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi, áp dụng hình thức thi tuyển nhằm đảm bảo chất lượng, tiêu chuẩn theo yêu cầu của hệ thống KBNN, đáp ứng cho công việc, và bù đắp nguồn cán bộ nghỉ theo chế độ hoặc chuyển công tác.
- Trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm nhiệm vụ kiểm soát chi, chỉ đạo công tác kiểm soát chi, chú trọng đào tạo gắn với chức danh, ngạch công chức và quy hoạch cán bộ, trong đó đặc biệt chú ý đến công chức lãnh đạo, công chức thuộc diện quy hoạch lãnh đạo, công chức vùng sâu vùng xa. Thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho đội ngũ cán bộ, công chức về cơ chế, chính sách, quy trình thủ tục và trình tự giải quyết các vấn đề nghiệp
- Việc đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm soát chi thường xuyên tại các đơn vị KBNN, phải xuất phát từ quy hoạch,
qua đó chất lượng cán bộ, công chức được đề bạt, bổ nhiệm luôn đáp ứng được yêu cầu trình độ, năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức và tuổi đời
- Trong quản lý cán bộ, từng bước hoàn thiện chính sách và quy trình quản lý cán bộ, công chức theo hướng: nâng cao tính chuyên nghiệp, trình độ quản lý tiên tiến của đội ngũ cán bộ KBNN, đặc biệt là đội ngũ cán bộ tác nghiệp; đồng thời chú trọng phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu, hoạch định chính sách, chuyên gia đầu ngành có năng lực, trình độ chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu phát triển của KBNN; sắp xếp và hợp lý hóa nguồn nhân lực KBNN phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, mô hình tổ chức và cơ chế quản lý mới của KBNN. Thực hiện quản lý cán bộ theo khối lượng và chất lượng công việc được giao; thực hiện đãi ngộ theo vị trí công tác và chức trách nhiệm vụ được giao.
2) Đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cập nhật kiến thức kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG
Để công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cập nhật kiến thức đến cán bộ, công chức tài chính, KBNN về quản lý thu và kiểm soát chi NSNN hàng năm, có tác động mạnh mẽ đến tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách quản lý ngân sách, nâng cao chất lượng công tác quản lý NSNN nói chung và kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG của chính quyền huyện Pác Nặm qua KBNN nói riêng, cần thiết phải đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, cập nhật kiến thức về quản lý thu và kiểm soát chi NSNN đến cán bộ, công chức tài chính, KBNN, đó là:
- Tuyên truyền, phổ biến, cập nhật những cơ chế, chính sách về quản lý thu và kiểm soát chi NSNN mới ban hành.
- Tuyên truyền, phổ biến, cập nhật những cơ chế, chính sách về quản lý thu
và kiểm soát chi NSNN nhiều cán bộ, công chức chưa biết, chưa nắm vững. - Tuyên truyền, phổ biến, cập nhật những cơ chế, chính sách về quản lý thu và kiểm soát chi NSNN, nhiều đơn vị KBNN chưa tổ chức thực hiện được,
hoặc tổ chức thực hiện chưa hiệu quả.
- Tuyên truyền, phổ biến, cập nhật đến cán bộ, công chức tài chính, KBNN những kinh nghiệm tốt trong tổ chức thực hiện các cơ chế, chính sách về quản lý tài chính, ngân sách từ các địa phương, đơn vị khác.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, cập nhật đến cán bộ, công chức tài chính, KBNN hàng năm phải gắn liền với khảo sát, đánh giá thường xuyên về thực chất chất lượng quản lý thu, chi NSNN tại địa phương; chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, từ đó có kế hoạch cập nhật kiến thức, đào tạo bồi dưỡng phù hợp trong các năm tiếp theo.
3) Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người thực hiện chương trình MTQG
Xác định nâng cao chất lượng quản lý chi NSNN trong chương trình MTQG của chính quyền địa phương tại từng đơn vị thực hiện dự án, có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần nâng cao chất lượng công tác kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG qua KBNN, đó chính là nâng cao chất lượng nguyên liệu đầu vào cho quy trình kiểm soát chi ngân sách qua KBNN. Các đơn vị KBNN huyện cần chủ động tuyên truyền, phổ biến, cập nhật những kiến thức mới, cập nhật những thay đổi trong quản lý, kinh nghiệm trong tự kiểm soát chấp hành dự toán ngân sách... đến đội ngũ chủ tài khoản, kế toán các đơn vị giao dịch (người thực hiện ngân sách), nhằm đổi mới nhận thức về quy định quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách, trách nhiệm quản lý quản lý và sử dụng ngân sách, từ đó góp phần nâng cao ý thức tự giác, chấp hành các quy định quản lý và sử dụng ngân sách thường xuyên của người thực hiện ngân sách thường xuyên, tại từng đơn vị thực hiện dự án. Qua đó, những người thực hiện ngân sách thường xuyên tại các đơn vị thực hiện dự án thường xuyên nắm bắt đầy đủ các cơ chế, chính sách về quản lý và sử dụng ngân sách, kiểm soát, thanh toán các khoản chi NSNN trong chương trình MTQG của chính quyền địa phương cấp huyện qua KBNN, chủ động hoàn thiện hồ sơ thanh toán chi NSNN
trong chương trình MTQG ngay từ khâu sử dụng ngân sách tại đơn vị, trước khi thanh toán qua KBNN. Việc tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các đối tượng quản lý cần tập trung vào:
- Tuyên truyền, phổ biến, cập nhật những cơ chế, chính sách quản lý, kiểm soát chi NSNN mới ban hành, liên quan trực tiếp đến người thực hiện ngân sách thường xuyên.
- Tuyên truyền, phổ biến, cập nhật những cơ chế, chính sách về quản lý, kiểm soát chi NSNN trong chương trình MTQG, trong thực tiễn, nhiều người thực hiện ngân sách thường xuyên chưa biết, chưa nắm vững, chưa tổ chức thực hiện được, hoặc tổ chức thực hiện chưa hiệu quả.
- Tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức đến người thực hiện ngân sách thường xuyên những kinh nghiệm tốt trong tổ quản lý tài chính-ngân sách từ các địa phương, đơn vị khác, như: kinh nghiệm trong lập phân bổ dự toán; tự kiểm soát việc chấp hành phân bổ dự toán; lập, luân chuyển và sử dụng biểu mẫu, chứng từ trong thanh toán chi tiêu tài chính tại từng đơn vị giao dịch; các quy định về quản lý hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ; phân biệt rõ sự khác nhau giữa hóa đơn với các loại giấy tờ không phải là hóa đơn, khi kết thúc một giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ.
- Việc tuyên truyền, phổ biến, cập nhật kiến thức đến người thực hiện ngân sách thường xuyên hàng năm cần phải gắn liền với khảo sát, đánh giá thường xuyên về thực chất chất lượng quản lý chi ngân sách nhà nước tại địa phương; chất lượng của đội ngũ người thực hiện ngân sách thường xuyên, từ đó có kế hoạch cập nhật kiến thức, đào tạo bồi dưỡng phù hợp trong các năm tiếp theo. Nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của người thực hiện ngân sách thường xuyên.