Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 36)

Các bước cơ bản của quá trình nghiên cứu luận văn như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn 3.3. Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng - SSA

Từ các tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy khi đánh giá tác động của CDCC lên phát triển kinh tế, phương pháp nghiên cứu phổ biến được áp dụng là phân tích chuyển dịch tỷ trọng – SSA (Shift-Share Analysis).

Đây là phương pháp nghiên cứu được xây dựng vào năm 1942 bởi tác giả Fabricant. Khi mới đầu, phương pháp này chỉ được sử dụng cho mô hình kinh tế hai khu vực của Lewis (1954). Ưu điểm của phương pháp này là phân chia được tăng trưởng năng suất của tổng thể nền thành hai thành phần là: (1) Tăng trưởng năng suất trong nội bộ ngành, (2) sự đóng góp của CDCC lao động giữa các ngành. Sau đó, phương pháp này được áp dụng vào các ngành, khu vực hoặc khi đánh giá tăng trưởng năng suất nội bộ ngành bị tác động như thế nào bởi chuyển đổi cơ cấu.

Theo tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007), từ phương pháp của Fabricant (1942) hai tác giả Bart van Ark đã đo lường được tác động của CDCC một cách chi tiết nhờ tách thành hai thành phần. Như vậy, hai tác giả đã tách biệt được sự tăng trưởng năng suất của tổng thể nền kinh tế thành ba thành phần cụ thể như sau:

Thứ nhất là NSLĐ nội sinh còn được gọi là tốc độ tăng năng suất nội bộ ngành. Yếu tố này cho thấy trong trường hợp không có sự CDCC lao động và số lượng lao động trong mỗi ngành kinh tế thì NSLĐ có sự thay đổi như thế nào. Điều này được giải thích là do những cải tiến năng suất trong nội bộ của từng ngành do việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật hay đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề, kỹ năng của người lao động, …

Thứ hai là tác động chuyển dịch “tĩnh” là tác động của CDCC do di chuyển lao động từ ngành có mức năng suất thấp sang ngành có năng suất cao hơn. Xét ở góc độ nội bộ ngành, đây là tác động do sự di chuyển lao động từ lĩnh vực có hiệu quả sử dụng lao động thấp sang lĩnh vực có hiệu quả sử dụng lao động cao hơn. Đây là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đặc biết đối với những nước phát triển ngành nông nghiệp. Do tính chất công việc tập trung theo mùa vụ nên thường xuyên xảy ra tình trạng dư thừa lao động ở khu vực nông thôn. Như vậy, tác động chuyển dịch tĩnh sẽ là dương khi có sự chuyển dịch lao động từ ngành Nông - lâm – thủy sản có NSLĐ thấp sang ngành Công nghiệp – xây dựng, Dịch vụ - Thương mại có NSLĐ cao hơn hay chuyển dịch lao động từ lĩnh vực có năng suất thấp sang lĩnh vực có năng suất cao.

Thứ ba là tác động chuyển dịch “động” là tác động do sự di chuyển lao động từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang các ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao hơn. Như vậy, tác động này của mỗi ngành là dương khi lao động chuyển đến ngành có NSLĐ tăng hoặc lao động rời khỏi ngành có NSLĐ giảm, ngược lại tác động này sẽ âm nếu

lao động chuyển đến ngành có NSLĐ giảm hoặc di chuyển ra khỏi ngành có NSLĐ tăng. NSLĐ xã hội xe tăng trong trường hợp trong nền kinh tế có sự chuyển dịch lao động vừa từ ngành có NSLĐ thấp và tốc độ tăng năng suất chậm sang ngành có NSLĐ cao và tốc độ tăng NSLĐ nhanh.

Công thức cụ thể như sau:

Gọi Pt là mức năng suất chung của nền kinh tế tại thời kỳ t, Yt là tổng giá trị đầu ra tại thời kỳ t, Lt là tổng số lao động tại thời kỳ t, i là chỉ số tiểu ngành, i = 1…n (n là số nguyên, dương), là tỷ trọng lao động của ngành i tại thời điểm t. Tính tổng mức năng suất của các ngành ta sẽ được mức năng suất laod dộng của cả nền kinh tế:

Pt = = = ) (1) Mức chênh lệch năng suất giữa năm cơ sở (t=0) đến năm t là:

∆Pt = Pt – P0 = (2) Thêm và trừ , và vào phương trình (2) ta có:

Pt – P0= (3) Pt – P0 =

(4) Gọi là tốc độ tăng năng suất của thời kỳ năm t so với năm cơ sở t = 0, công thức tính như sau:

= = + + (5)

Trong công thức (5) thì tốc độ tăng năng suất được bắt nguồn từ 3 yếu tố:

- Tăng trưởng NSLĐ nội sinh: là sự tăng năng suất trong nội bộ ngành, nó cho thấy tăng trưởng NSLĐ có thể xảy ra ngay khi không có sự CDCC lao động mà việc tăng năng suất nhờ vào những tiến bộ công nghệ, nâng cao nâng suất làm việc bằng cách quản trị, đào tạo nguồn nhân lực, cải thiện kỹ năng lao động hay còn được gọi là yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP).

- Tác động chuyển dịch tĩnh: là ảnh hưởng của sự di chuyển lao động được phân rã thành tổng thay đổi tương đối trong phân phối lao động giữa các ngành trong thời

kỳ nghiên cứu, sử dụng trọng số là NSLĐ của ngành ở năm đầu tiên (năm cơ sở). Chuyển dịch này có giá trị dương nếu lao động di chuyển từ ngành có năng suất thấp

sang ngành có NSLĐ cao và mang lại “phần thưởng” cơ cấu cho nền kinh tế và có giá trị âm nếu chuyển dịch theo hướng ngược lại.

- Tác động chuyển dịch động: được đo bằng tổng của các tương tác về thay đổi cơ cấu lao động và NSLĐ của ngành. Tăng trưởng NSLĐ của nền kinh tế chỉ xảy ra khi lao động có sự di chuyển từ ngành có tốc độ tăng trưởng NSLĐ thấp hơn sang ngành có tốc độ tăng trưởng NSLĐ cao hơn. Ngược lại, sẽ gây nên “gánh nặng cơ cấu”, tức là CDCC lao động có thể làm trì trệ phát triển kinh tế.

- Theo Trần Văn Ẩn (2011), phương pháp SSA có những ưu điểm sau:

+ Tách tăng trưởng NSLĐ tổng thể thành hai bộ phận: do tăng trưởng năng suất của nội bộ ngành và do CDCC nhờ di chuyển lao động giữa các ngành.

+ Vừa đơn giản trong tính toán vừa phù hợp với loại hình nghiên cứu này. Đặc biệt rất phù hợp với các nền kinh tế đang trong quá trình công nghiệp hóa như Việt Nam.

+ Cho phép tìm hiểu sâu hơn bản chất của quá trình CDCC kinh tế, giúp nhận biết kết quả CDCC tác động đến NSLĐ do lao động di chuyển từ ngành có NSLĐ thấp sang ngành có NSLĐ cao hơn, hay do lao động di chuyển từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao hơn…

Mặc dù trong nhiều nghiên cứu đều vận dụng phương pháp SSA tuy nhiên phương pháp này vẫn phát sinh một số khuyết điểm như:

- Theo Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007): có hai vấn đề khác mà phương pháp SSA tổng quát chưa đề cập đến là: thứ nhất là dư thừa lao động trong một số ngành kinh tế và thứ hai là động thái CDCC giữa các ngành.

+ Đầu ra của phương pháp SSA sẽ bị thay đổi khi có sự thay đổi về giá của sản phẩm dùng để tính GDP. Nhược điểm này tác động đến các nghiên cứu trong một giai đoạn dài mà giá cả của các sản phẩm bị thay đổi.

+ Tuy nhiên, như đã tác giả chỉ ra ở chương 2, việc tách biệt CDCC thành 2 thành phần là chuyển dịch động và chuyển dịch tĩnh đã giúp phân tích rõ động thái CDCC. Bên cạnh đó, để khắc phục nhược điểm trên, tác giả đã quy đổi số liệu về giá so sánh năm 2010. Vì vậy, việc áp dụng phương pháp SSA để ước tính và phân tích đóng góp của CDCC lao động vào tăng trưởng năng ngành nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa là hoàn toàn phù hợp và có cơ sở.

Tất cả dữ liệu được khai thác, đề cập trong đề tài là dữ liệu thứ cấp được tổng hợp từ niên giám thống kê do Cục Thống kê tỉnh Khánh Hòa phát hành và các báo cáo của

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng thông tin dữ liệu từ các ấn phẩm tạp chí khoa học và các nguồn chính thống trên mạng Internet.

Để tránh tình trạng bất nhất của số liệu và giảm bớt sai lệch kết quả tính toán, toàn bộ số liệu trong giai đoạn 2000 – 2019 được quy đổi về giá so sánh năm 2010.

3.5. Công cụ phân tích dữ liệu

Tất cả số liệu, thông tin sau khi thu thập được Tác giả sử dụng phần mềm Microsoft Excel để áp dụng các công thức của phương pháp SSA khi tính toán, mô tả. Đồng thời để các bảng biểu thống kê số liệu và các biểu đồ sẽ được trình bày trong đề tài để minh họa cho các số liệu.

Tóm tắt chương 3

Trong chương này, tác giả đã đưa ra phương pháp nghiên cứu chi tiết về cách tiếp cận nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, công cụ phân tích số liệu và phương pháp tác giả sử dụng để đo lường mức độ đóng góp của CDCC lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp. Từ đó, tác giả thực hiện nghiên cứu và đưa ra được các kết quả nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương tiếp theo.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 4.1. Khái quát về tỉnh Khánh Hòa

4.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Khánh Hòa là địa phương nằm ở khu vực duyên hải Nam Trung Bộ với dân số là 1.232.823 người và với diện tích tự nhiên của tỉnh là 5.217,6 km2. Tỉnh Khánh Hòa giáp tỉnh Ninh Thuận ở phía Nam, tỉnh Phú Yên ở phía Bắc, hai tỉnh Đắc Lăk và tỉnh Lâm Đồng ở phía Tây và biển Đông phía Đông. Về nội bộ địa phương, tỉnh có các đơn vị hành chính như sau: hai thành phố là Nha Trang và Cam Ranh; 01 thi xã là Ninh Hòa và 06 huyện gồm: Diên Khánh, Vạn Ninh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và Trường Sa.

Khánh Hòa có có khoảng 40 con sông dài từ 10 km trở lên tạo thành một mạng lưới sông phân bố khá dày. Dọc bờ biển khoảng 5-7km có một cửa sông. Ba con sông lớn là sông Cái (Nha Trang) và sông Dinh (Ninh Hòa) và sông Tô Hạp (Khánh Sơn). Các dòng sông này đã góp phần tạo nên các đồng bằng của Khánh Hòa. Các đồng bằng lớn là đồng bằng Nha Trang, Diên Khánh được nằm hai bên bờ sông Cái với diện tích 135 km2; đồng bằng Ninh Hòa được bồi đắp bởi sông Dinh, có diện tích 100 km2. Ngoài ra, Khánh Hòa còn có hai đồng bằng hẹp khác là Vạn Ninh và Cam Ranh ở ven biển, cùng với lượng diện tích cánh tác nhỏ tại vùng thung lũng của hai huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Bên cạnh đó, địa phương còn sở hữu 03 vịnh lớn (Nha Trang, Cam Ranh và Vân Phong) có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế cũng như về mặt đảm bảo quốc phòng an ninh cho quốc gia cũng như thế giới.

Khí hậu nơi đây tương đối ôn hòa với tính chất của khí hậu đại dương, thường có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng. Mùa nắng kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 trung bình có tới 2.600 giờ nắng, mùa mưa ngắn từ khoảng giữa tháng 9 đến giữa tháng 12 dương lịch. Khánh Hòa ít gió bão. Trung bình nhiệt độ hàng năm cao khoảng 26,7 °C, vì vậy, rất phù hợp cho các loại hình nghỉ dưỡng, du lịch, phục hồi sức khỏe... phát triển.

Địa phương có rất nhiều tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt phải kể đến là tài nguyên biển, tài nguyên khoáng sản và tài nguyên rừng.

Tài nguyên biển của Khánh Hòa đa dạng cả về danh lam thắng cảnh cũng như mặt sinh thái biển. Với nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và công trình văn

hóa nên Nha Trang là một trong mười trung tâm du lịch lớn nhất cả nước với nhiều bãi tắm nổi tiếng như Nha Trang, Bãi Dài, Đại Lãnh, Dốc Lếch. Ngoài ra còn có nhiều hòn đảo đẹp có thể xây dựng nhiều khu du lịch với đa dạng các loại hình vui chơi giải trí nghỉ dưỡng như Khu du lịch Vinpearl, Khu du lịch Hòn Tằm, Khu du lịch suối Hoa Lan,….

Không chỉ vậy, vịnh Nha Trang còn là một trong những hình mẫu tự nhiên hiếm có của hệ thống vũng, vịnh với hầu hết các hệ sinh thái điển hình, quý hiếm như hệ sinh thái đất ngập nước, rạn san hô, rừng ngập mặt, hệ sinh thái bãi cát ven bờ, hệ sinh thái cửa sông, hệ sinh thái đảo biển, thảm cỏ biển.

Trữ lượng hải sản tại Khánh Hòa ước tính khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi. Ngoài các loại hải sản như cá, mực, ốc, Khánh Hòa còn đặc biệt có yến sào biển đảo cao cấp với sản lượng khai thác khoảng 2.000kg một năm. Bên cạnh đó, biển Khánh Hòa còn phù hợp với sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối do nước biển có nồng độ muối tương đối cao.

Tài nguyên rừng của Khánh Hòa cũng rất đa dạng với diện tích rừng khoảng 186,5 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m3, với 64,8% là rừng sản xuất, 34% rừng phòng hộ và 1,2% rừng đặc dụng. Độ che phủ của rừng là 38,5% lớn nhất ở hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh.

Khánh Hòa là địa phương có nhiều tài nguyên khoáng sản như: cao lanh, sét chịu lửa, than bùn, sét, cát thuỷ tinh, vàng sa khoáng, nước khoáng, đá granit, trong đó nổi bật là cát thủy tinh Cam Ranh và nước khoáng đã được đưa vào khai thác công nghiệp. Khánh Hòa cũng sở hữu hệ thống giao thông kết nối với các địa phương trong cả nước cũng như quốc tế tương đối phát triển như: Đường sắt, Quốc lộ 1, Quốc lộ 26, Quốc lộ 27C. Ngoài ra còn có cảng biển và 01 sân bay quốc tế. Nhờ hệ thống giao thông này mà Khánh Hòa rất thuận tiện để phát triển kinh tế, thu hút lượng lớn vốn đầu tư cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao.

Qua việc tận dụng tất cả các điều kiện tự nhiên cũng như vị trí địa lý của mình mà Khánh Hòa ngày càng phát triển về mọi mặt, đưa địa phương trở thành một trong những trung tâm kinh tế lớn của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.

4.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế - xãhội Về kinh tế hội Về kinh tế

Kinh tế của Khánh Hòa ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong khu vực với sự phát triển nhanh và bền vững thông qua việc định hướng CDCC kinh tế;

khai thác và tận dụng mọi tiềm năng phát triển; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đa dạng.

Kết quả đạt được cụ thể như sau, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) (theo giá so sánh 2010) năm 2019 đạt 52.296,71 tỷ đồng còn theo giá hiện hành đạt 86.121,582 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2018. GRDP bình quân đầu người của tỉnh Khánh Hòa năm 2019 (theo giá hiện hành) đạt 69,88 triệu đồng. Đây là kết quả đáng khích lệ, so với cả nước về thu nhập bình quân thì Khánh Hòa cũng là một trong những địa phương nằm ở vị trí cao.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - du lịch – thương mại, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản trong tổng GRDP. Cụ thể, năm 2000, ngành dịch vụ - du lịch – thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất 36,95%, thứ hai là ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 34,57% và ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất với 28,48%. Tuy nhiên, trải qua hai mươi năm phát triển, đến năm 2019, tỷ trọng đóng góp này lần lượt là 50,73% của dịch vụ - du lịch – thương mại, 28,18% của công nghiệp - xây dựng và 10,74% của ngành nông – lâm – thủy sản. Mặc dù thứ tự xếp hạng về sự đóng góp của các ngành không thay đổi nhưng tỷ trọng đã có sự thay đổi lớn. Đồng thời, các thành phần kinh tế khác cũng đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, đặc

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w