Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 30)

2.2.1. Các công trình nghiên cứu ngoài nước

Nhà kinh tế Fabricant (1942) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa lao động và đầu ra trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Mỹ giai đoạn từ năm 1899-1939 để giải thích cơ chế mà CDCC lao động tác động lên tăng trưởng kinh tế. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng “Sự xuất hiện các ngành/lĩnh vực mới hay cải tiến công nghệ của doanh nghiệp sẽ tạo việc làm mới và hấp thụ một phần số lao động bị giảm đi trong

các ngành/lĩnh vực cũ. Sự di chuyển lao động là một tác nhân của chuyển dịch cơ cấu và làm thay đổi năng suất lao động của ngành cũng như tổng thể nền kinh tế”.

Các kết quả nghiên cứu của Kuznets (1930, 1966) thì cho rằng CDCC lao động không chỉ diễn ra giữa các ngành mà còn diễn ra trong nội bộ mỗi ngành. Nguyên nhân chính là do sự khác nhau về tốc độ tăng trưởng năng suất trong các phân ngành. Hơn nữa, lao động có xu hướng dịch chuyển sang có ngành có NSLĐ cao hơn là làm ở những ngành có năng suất thấp. Do đó, nền kinh tế sẽ phát triển khi có sự dịch chuyển lao động trong nội bộ các ngành, các phân ngành. Bên cạnh đó, tác động tràn của dòng lao động dịch chuyển và quá trình tự học tập để đáp ứng nhu cầu công việc và nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp mà trình độ và kỹ năng của người lao động được cải thiện đáng kể, góp phần nâng cao NSLĐ. Theo Kuznets, quá trình dịch chuyển cơ cấu lao động sẽ diễn ra như sau: (1) Tỷ trọng lao động nông nghiệp sẽ giảm dần theo quá trình phát triển, (2) Tỷ trọng lao động công nghiệp sẽ không đổi trong quá trình phát triển, (3) tỷ trọng lao động ngành dịch vụ sẽ tăng lên trong quá trình phát triển.

Timmer và Szimai (2000) đã giải thích vai trò của CDCC các nguồn lực (vốn và lao động) đối với tăng trưởng năng suất của ngành công nghiệp chế biến chế tạo tại 4 quốc gia/vùng lãnh thổ thuộc châu Á bao gồm: Đài Loan (Trung Quốc), In-đô-nê-xi-a, Hàn Quốc, Ấn Độ trong giai đoạn từ năm 1963 đến năm 1993. Kết quả phân tích SSA cho thấy, sự tăng trưởng của NSLĐ và năng suất nhân tố tổng hợp không xuất phát từ sự CDCC. Thay vào đó, tăng trưởng năng suất trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo được điều khiển bởi sự cải tiến năng suất bên trong các phân ngành.

McMillan, Margaret và Dani Rodick (2011) đã sử dụng phương pháp phân tích tỷ trọng SSA để đánh giá đóng góp của CDCC lên tăng trưởng. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu chéo của 38 quốc gia thuộc các châu lục khác nhau (29 quốc gia đang phát triển và 9 quốc gia phát triển) trong giai đoạn 1990-2005. Để thực hiện nghiên cứu tác giả đã phân chia tăng trưởng NSLĐ theo 9 ngành kinh tế chủ yếu thành hai bộ phận: đóng góp do tăng năng suất trong nội bộ ngành và đóng góp do CDCC lao động giữa các ngành. Nhóm tác giả đưa ra một số kết luận như sau: (1) có khoảng cách lớn giữa NSLĐ trong ngành truyền thống và ngành hiện đại. Dòng lao động dịch chuyển tư ngành có năng suất thấp đến ngành có năng suất cao hơn là động lực tăng trưởng; (2) Đối với các khu vực khác nhau thì CDCC lao động cũng có những tác động không giống nhau đến sự gia tăng năng suất. Đối với Châu Á, năng suất chung được gia tăng

nhờ sự di chuyển hợp lý của lao động từ ngành có hiệu quả sử dụng lao động thấp sang ngành có hiệu quả sử dụng cao hơn, còn ở châu Phi và châu Mỹ La tinh do người lao đọng chưa đáp ứng được yêu cầu về mặt chuyển môn nên sự dịch chuyển diễn ra theo chiều hướng ngược lại; (3) CDCC kinh tế không phải là một quá trình tự động, do vậy cần có những tác động, điều khiển có định hướng của các nhà quản lý và hoạch định chính sách để nó đi đúng hướng để tăng năng suất chung, từ đó đóng góp cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Vattanamixay Chamsomphou và Masaru Achihashi (2013) đã nghiên cứu về sự tham gia của CDCC lao động đến tăng trưởng NSLĐ thông qua phương pháp SSA tại các nền kinh tế mới nổi, bao gồm: Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc tương ứng trong các giai đoạn 1890-2008; 1995-2008; 1980-2008; 1987-2008. Sự tăng trưởng NSLĐ được tác giả nghiên cứu từ ba thành phần là tác động bên trong, tác động chuyển dịch tĩnh, tác động chuyển dịch động. Kết quả nghiên cứu cụ thể cho thấy: Nhờ có sự đóng góp của chủ yếu từ tác động bên trong Trung Quốc là quốc gia có mức tăng trưởng NSLĐ cao nhất, còn đóng góp do CDCC lao động chủ yếu đến từ tác động “tĩnh”, tác động “động” kéo lùi tăng trưởng năng suất. Kết quả tương tự cho Nga và Ấn Độ. Quốc gia có tốc độ tăng trưởng NSLĐ thấp nhất là Brazil, tác động “tĩnh” là yếu tố đóng góp chủ yếu.

2.2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước

Nguyễn Thị Tuệ Anh và Bùi Phương Liên (2007) đã đánh giá đóng góp của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ của 20 ngành cấp 1 giai đoạn 1991-2006 bằng cách sử dụng phương pháp SSA. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong giai đoạn 1991-2006 thì ảnh hưởng của CDCC ở Việt Nam chủ yếu do tác động “tĩnh”, do lao động di chuyển sang các ngành có NSLĐ cao hơn. Trong nghiên cứu cũng cho thấy có nhiều ngành có cả ba cấu phần đóng góp vào tăng trưởng NSLĐ theo chiều tích cực, đặc biệt là ngành công nghiệp chế biến chế tạo.

Giang Thanh Long và cộng sự (2015) bằng phương pháp SSA, tác giả đã tính được đóng góp của mỗi ngành và CDCC lao động vào tăng trưởng NSLĐ mỗi ngành từ dữ liệu thống kê theo 9 ngành kinh tế chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2012. Kết quả phân tích cho thấy, trong giai đoạn nghiên cứu, nhờ có sự di chuyển lao động từ ngành có hiệu quả sử dụng lao động thấp sang ngành có hiệu quả sử dụng cao

mà tác động tĩnh đã có đóng góp tích cực vào tăng trưởng năng suất. Trong đó, tác động tĩnh do CDCC lao động trong các ngành công nghiệp chế biến chế tạo và Xây dựng có đóng góp nhiều nhất. Ngoài ra, tác động “động” do CDCC lao động ảnh hưởng tiêu cực tới tăng trưởng NSLĐ trong ngành Nông, lâm, thủy sản và ngành Tài chính, tín dụng. Kết luận này khá phù hợp với bối cảnh của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2012, đó là dòng lao động chuyển đến ngành Tài chính tín dụng quá nhanh trong khi tăng trưởng NSLĐ của ngành này có xu hướng giảm, còn đối với ngành Nông, lâm, thủy sản mặc dù đã có sự cải thiện về tốc độ tăng NSLĐ nhưng lao động lại có xu hướng giảm.

Vũ Thị Thu Hương (2017), thông qua việc sử dụng các phương pháp gồm: phương pháp đo lường CDCC lao động bằng chỉ số Lilien; phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA) và phương pháp hạch toán tăng trưởng theo công cụ phân tách của Shapley; phương pháp nghiên cứu định lượng theo hướng tiếp cận mô hình hồi qui theo số liệu mảng, số liệu mảng không gian, số liệu mảng đa bậc để phân tích các yếu tố tác động đến CDCC lao động tại Việt Nam và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế. Qua nghiên cứu, tác giả cho thấy chuyển dịch cơ cơ cấu lao động tại Việt Nam giai đoạn 1995-2014 diễn ra khá mạnh mẽ. Mức độ CDCC lao động diễn ra khác nhau giữa các nhóm ngành và địa phương. Đồng thời, bằng các nghiên cứu định lượng tác giả cũng cho thấy CDCC lao động có đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, đặc biệt CDCC lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo có đóng góp tích cực nhất đến tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, CDCC lao động nội ngành có ảnh hưởng tích cực nhất đến sản lượng ở một số ngành như: Nghệ thuật, vui chơi và giải trí, Xây dựng, Vận tải kho bãi, Thông tin truyền thông và nó cũng có ảnh hưởng tích cực nhất đến sản lượng ở các tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long.

Phan Đình Khôi và Nguyễn Thị Dân (2017), bằng việc sử dụng kết hợp hai phương pháp là phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA) và phương pháp ước lượng theo mô hình số liệu bảng để nghiên cứu CDCC lao động và tăng trưởng công nghiệp địa phương: Trường hợp Thành phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tăng trưởng năng suất ngành có được nhờ vào sự tăng trưởng năng suất trong nội bộ ngành, còn CDCC làm giảm NSLĐ ngành công nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2004-2014, tuy nhiên kết quả ước lượng chỉ ra rằng CDCC vẫn có đóng góp tích

cực vào tăng trưởng giá trị sản xuất nếu lao động dịch chuyển vào thành phần kinh tế nhà nước và FDI.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu của các tác giả khác đã sử dụng phương pháp định tính để xác định các yếu tố tác động đến CDCC lao động như: Tác giả Phí Thị Hằng (2014) nghiên cứu về CDCC lao động theo ngành tại Thái Bình; Tác giả Phạm Quý Thọ (2006) nghiên cứu về CDCC lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế. Các tác giả đã đưa ra các nhân tố có ảnh hưởng đến CDCC lao động gồm: (1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế, (2) Sự chuyển dịch của cơ cấu kinh tế, (3) NSLĐ trong ngành nông nghiệp, (4) Trình độ chuyên môn và kỹ thuật của người lao động, (5) Sự phát triển, phân bố dân số và nguồn lao động; 6) Nhận thức của người lao động đối với CDCC lao động, (7) Hội nhập kinh tế.

2.3. Khung phân tích

Trên cơ sở nghiên cứu các lý thuyết và tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan, luận văn đề xuất khung phân tích về đánh giá tác động của CDCC lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiêp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2019 như sau:

Hình 2.1: Khung phân tích nghiên cứu

Tác động của CDCC lao động là tổng của hai cấu thành: CDCC lao động và NSLĐ nội sinh.

- CDCC lao động được phân tách thành hai thành phần bao gồm: Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh và hiệu ứng chuyển dịch động.

+ Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh: là sự ảnh hưởng của sự CDCC do lao động có sự di chuyển sang ngành có mức năng suất cao hơn.

+ Hiệu ứng chuyển dịch động: là sự ảnh hưởng do di chuyển lao động sang các ngành có tốc độ tăng năng suất cao hơn.

- NSLĐ nội sinh: trong điều kiện quá trình nghiên cứu không có sự thay đổi của CDCC lao động, cũng như quy mô lao động nhưng NSLĐ lại có sự thay đổi.

Tóm tắt chương 2

Chương 2 của luận văn tác giả đưa ra các cơ sở lý thuyết về CDCC lao động và tăng trưởng kinh tế cũng như mối quan hệ giữa CDCC lao động với tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, trình bày sơ lược các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu để tạo nên khung phân tích.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Cách tiếp cận nghiên cứu

Vấn đề nghiên cứu được tác giả tiếp cận thông qua hai: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

- Nghiên cứu định tính bao gồm các lý thuyết liên quan và tổng quan các nghiên cứu từ đó tác giả xây dựng khung phân tích, các chỉ số thống kê về tăng trưởng, lao động và mô hình nghiên cứu cho đề tài.

- Nghiên cứu định lượng: sử dụng phương pháp thống kê mô tả và phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng (SSA) để đánh giá tác động của CDCC lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp Khánh Hòa.

3.2. Quy trình nghiên cứu

Các bước cơ bản của quá trình nghiên cứu luận văn như sau:

Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu của luận văn 3.3. Phương pháp phân tích chuyển dịch tỷ trọng - SSA

Từ các tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy khi đánh giá tác động của CDCC lên phát triển kinh tế, phương pháp nghiên cứu phổ biến được áp dụng là phân tích chuyển dịch tỷ trọng – SSA (Shift-Share Analysis).

Đây là phương pháp nghiên cứu được xây dựng vào năm 1942 bởi tác giả Fabricant. Khi mới đầu, phương pháp này chỉ được sử dụng cho mô hình kinh tế hai khu vực của Lewis (1954). Ưu điểm của phương pháp này là phân chia được tăng trưởng năng suất của tổng thể nền thành hai thành phần là: (1) Tăng trưởng năng suất trong nội bộ ngành, (2) sự đóng góp của CDCC lao động giữa các ngành. Sau đó, phương pháp này được áp dụng vào các ngành, khu vực hoặc khi đánh giá tăng trưởng năng suất nội bộ ngành bị tác động như thế nào bởi chuyển đổi cơ cấu.

Theo tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh (2007), từ phương pháp của Fabricant (1942) hai tác giả Bart van Ark đã đo lường được tác động của CDCC một cách chi tiết nhờ tách thành hai thành phần. Như vậy, hai tác giả đã tách biệt được sự tăng trưởng năng suất của tổng thể nền kinh tế thành ba thành phần cụ thể như sau:

Thứ nhất là NSLĐ nội sinh còn được gọi là tốc độ tăng năng suất nội bộ ngành. Yếu tố này cho thấy trong trường hợp không có sự CDCC lao động và số lượng lao động trong mỗi ngành kinh tế thì NSLĐ có sự thay đổi như thế nào. Điều này được giải thích là do những cải tiến năng suất trong nội bộ của từng ngành do việc áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, cải tiến kỹ thuật hay đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, tay nghề, kỹ năng của người lao động, …

Thứ hai là tác động chuyển dịch “tĩnh” là tác động của CDCC do di chuyển lao động từ ngành có mức năng suất thấp sang ngành có năng suất cao hơn. Xét ở góc độ nội bộ ngành, đây là tác động do sự di chuyển lao động từ lĩnh vực có hiệu quả sử dụng lao động thấp sang lĩnh vực có hiệu quả sử dụng lao động cao hơn. Đây là yếu tố đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với các quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, đặc biết đối với những nước phát triển ngành nông nghiệp. Do tính chất công việc tập trung theo mùa vụ nên thường xuyên xảy ra tình trạng dư thừa lao động ở khu vực nông thôn. Như vậy, tác động chuyển dịch tĩnh sẽ là dương khi có sự chuyển dịch lao động từ ngành Nông - lâm – thủy sản có NSLĐ thấp sang ngành Công nghiệp – xây dựng, Dịch vụ - Thương mại có NSLĐ cao hơn hay chuyển dịch lao động từ lĩnh vực có năng suất thấp sang lĩnh vực có năng suất cao.

Thứ ba là tác động chuyển dịch “động” là tác động do sự di chuyển lao động từ ngành có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang các ngành có tốc độ tăng NSLĐ cao hơn. Như vậy, tác động này của mỗi ngành là dương khi lao động chuyển đến ngành có NSLĐ tăng hoặc lao động rời khỏi ngành có NSLĐ giảm, ngược lại tác động này sẽ âm nếu

lao động chuyển đến ngành có NSLĐ giảm hoặc di chuyển ra khỏi ngành có NSLĐ tăng. NSLĐ xã hội xe tăng trong trường hợp trong nền kinh tế có sự chuyển dịch lao động vừa từ ngành có NSLĐ thấp và tốc độ tăng năng suất chậm sang ngành có NSLĐ cao và tốc độ tăng NSLĐ nhanh.

Công thức cụ thể như sau:

Gọi Pt là mức năng suất chung của nền kinh tế tại thời kỳ t, Yt là tổng giá trị đầu ra tại thời kỳ t, Lt là tổng số lao động tại thời kỳ t, i là chỉ số tiểu ngành, i = 1…n (n là số nguyên, dương), là tỷ trọng lao động của ngành i tại thời điểm t. Tính tổng mức năng suất của các ngành ta sẽ được mức năng suất laod dộng của cả nền kinh tế:

Pt = = = ) (1) Mức chênh lệch năng suất giữa năm cơ sở (t=0) đến năm t là:

∆Pt = Pt – P0 = (2) Thêm và trừ , và vào phương trình (2) ta có:

Pt – P0= (3) Pt – P0 =

(4) Gọi là tốc độ tăng năng suất của thời kỳ năm t so với năm cơ sở t = 0, công thức tính như sau:

= = + + (5)

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w