Giai đoạn từ năm 2000-2009

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 56)

Giai đoạn 2000-2009, tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành nông nghiệp đạt 3,23%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân của tỉnh là 10,70%/năm. Năm 2000 giá trị GRDP ngành nông nghiệp đạt 3.484,146 tỷ đồng đến năm 2009 giá trị GRDP ngành nông nghiệp đạt 4.628,162 tỷ đồng, chỉ tăng 1.144,016 tỷ đồng sau 10

năm phát triển. Bên cạnh đó, năm 2004 và 2005 tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp đạt giá trị âm liên tục trong 2 năm liền với lần lượt là -0,48% và -0,28%. Cụ thể sự đóng góp cho GRDP ngành nông nghiệp của từng lĩnh vực như sau:

Bảng 4.3: GRDP và tốc độ tăng trưởng ngành Nông nghiệp giai đoạn 2000-2009

Chỉ tiêu

Năm

GRDP Ngành nông nghiệp Tốc độ tăng trưởng GRDP Nông -lâm nghiệp GRDP Thủy sản Tổng cộng GRDP ngành nông nghiệp Nông - lâm nghiệp Thủy sản Ngành nông nghiệp 2000 1.389,869 2.094,310 3.484,146 2001 1.380,085 2.267,497 3.647,582 -0,70 8,27 4,69 2002 1.419,448 2.390,574 3.810,021 2,85 5,43 4,45 2003 1.515,314 2.515,149 4.030,463 6,75 5,21 5,79 2004 1.578,078 2.432,886 4.101,963 4,14 -3,27 -0,48 2005 1.510,94 2.488,855 3.999,795 -4,25 2,30 -0,28 2006 1.634,248 2.638,553 4.272,801 8,16 6,01 6,83 2007 1.768,22 2.622,648 4.390,869 8,20 -0,60 2,76 2008 1.979,687 2.590,946 4.570,633 11,96 -1,21 4,09 2009 2.046,761 2.581,401 4.628,162 3,39 -0,37 1,26

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2019

Lĩnh vực Nông lâm nghiệp

Trong giai đoạn từ năm 2000-2009, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông lâm nghiệp đạt bình quân 4,50%/năm, đặc biệt năm 2008, tốc độ tăng trưởng đạt 11,96% so với năm 2007. Trong năm 2008, thời tiết thuận lợi suốt năm, từ tháng 4/2008 giá lương thực thực phẩm tăng đột biến đã kích thích nông dân tăng diện tích gieo trồng và tăng mức đầu tư chăm sóc cây lương thực, cây chất bột có củ do đó nhiều chỉ tiêu diện tích năng suất sản lượng cây trồng đạt mức kỷ lục: diện tích gieo trồng cây hàng năm 83.704 ha, diện tích lúa 46.269 ha, diện tích gieo trồng cây chất bột có củ 6.858 ha, năng suất lúa đông xuân 54,9 tạ/ha, năng suất lúa hè thu 51,61 tạ/ha, năng suất lúa vụ mùa ước được 20 tạ/ha do bị mưa bão trong tháng 11 làm ngập hư hại hơn 3 ngàn ha, sản lượng lúa cả năm ước được 216.429 tấn, sản lượng lương thực có hạt 226.811 tấn. Tất cả các huyện, thị xã, thành phố đều hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất lương thực. Chăn nuôi gia súc gia cầm đầu năm và giữa năm bị tác động của dịch cúm gia cầm, dịch lở mồm long móng và dịch lợn tai xanh ở các địa phương lân cận, giá lợn giống và thức ăn gia súc tăng cao. Tuy nhiên, Khánh Hòa đã chủ động phòng chống dịch bệnh giảm tối đa thiệt hại cho người nuôi.

Lĩnh vực Thủy sản

Trong giai đoạn từ năm 2000-2009, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực Thủy sản chỉ đạt trung bình 2,42%/ năm, trong đó có những năm tốc độ tăng trưởng giảm là năm 2004 và 3 năm có mức giảm nhẹ là 2007, 2008, 2009 với mức tăng trưởng lần lượt là - 3,27%, -0,60%, -1,21% và -0,37%. Tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực Thủy sản nhìn chung không ổn định bằng lĩnh vực nông – lâm nghiệp. Việc nuôi trồng thủy sản với chi phí cao nhưng dễ gặp phải các loại dịch bệnh khiến thủy sản chết hàng loạt làm cho ngành nuôi trồng thủy sản khó phát triển. Bên canh đó, giá thủy sản có nhiều biến động, đầu ra khó khăn, phụ thuộc nhiều vào thương lái cũng khiến cho người nuôi khó chủ động được giá sản phẩm bán ra thị trường. Vì vậy, mặc dù sản lượng thủy sản khai thác qua các năm đều có sự gia tăng nhưng tốc độ phát triển của ngành Thủy sản không ổn định.

Trong những năm 2007, 2008 và 2009, tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực Thủy sản giảm nhẹ do ngành nuôi trồng gặp nhiều khó khăn. Tình hình dịch bệnh ở tôm hùm gây tình trạng tôm chết hàng loạt gây thiệt hại lớn cho người nuôi, thị trường tiêu thụ cá bớp, tôm giống có sự sụt giảm mạnh. Tuy nhiên, nuôi trồng các loại thủy sản như cá mú, cá chẽm, vẹm xanh, rong sụn phát triển tốt. Điểm sáng trong lĩnh vực Thủy sản là dù cuối các năm có nhiều đợt mưa bão nên gây khó khăn cho hoạt động khai thác thủy sản, tuy nhiên hoạt động khai thác vẫn đạt được mức tăng trưởng nhẹ.

Ngành Nông nghiệp

Trong giai đoạn 10 năm từ 2000-2009, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp còn thấp so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế tỉnh nhà do những khó khăn trong lĩnh vực Thủy sản, làm cho giá trị ngành nông nghiệp chưa tăng cao. Lĩnh vực Thủy sản không chỉ phụ thuộc vào tình hình thời tiết mà còn phụ thuộc rất nhiều vào tình hình dịch bệnh cũng như giá thu mua thủy sản của các thương lái. Trong giai đoạn 10 năm phát triển, năm 2006 tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt cao nhất tăng 6,83% so với năm 2005. Đạt được điều này do tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực nông lâm nghiệp đạt 6,01% và lĩnh vực Thủy sản đạt 6,83%. Bên cạnh đó, năm 2004 là năm ngành nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, đạt -0,48%, nguyên nhân chính là do tốc độ tăng trưởng ngành Thủy sản -3,27% so với năm 2003.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 54 - 56)