Đặc điểm tình hình kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 44 - 49)

hội Về kinh tế

Kinh tế của Khánh Hòa ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong khu vực với sự phát triển nhanh và bền vững thông qua việc định hướng CDCC kinh tế;

khai thác và tận dụng mọi tiềm năng phát triển; khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đa dạng.

Kết quả đạt được cụ thể như sau, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) (theo giá so sánh 2010) năm 2019 đạt 52.296,71 tỷ đồng còn theo giá hiện hành đạt 86.121,582 tỷ đồng, tăng 7,3% so với năm 2018. GRDP bình quân đầu người của tỉnh Khánh Hòa năm 2019 (theo giá hiện hành) đạt 69,88 triệu đồng. Đây là kết quả đáng khích lệ, so với cả nước về thu nhập bình quân thì Khánh Hòa cũng là một trong những địa phương nằm ở vị trí cao.

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - du lịch – thương mại, giảm tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản trong tổng GRDP. Cụ thể, năm 2000, ngành dịch vụ - du lịch – thương mại chiếm tỷ lệ cao nhất 36,95%, thứ hai là ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 34,57% và ngành nông - lâm - thủy sản chiếm tỷ trọng thấp nhất với 28,48%. Tuy nhiên, trải qua hai mươi năm phát triển, đến năm 2019, tỷ trọng đóng góp này lần lượt là 50,73% của dịch vụ - du lịch – thương mại, 28,18% của công nghiệp - xây dựng và 10,74% của ngành nông – lâm – thủy sản. Mặc dù thứ tự xếp hạng về sự đóng góp của các ngành không thay đổi nhưng tỷ trọng đã có sự thay đổi lớn. Đồng thời, các thành phần kinh tế khác cũng đóng góp vào sự phát triển của kinh tế, đặc biệt nhất là sự đóng góp của khu vực kinh tế tư nhân.

Về NSLĐ của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2019 đạt 123,8 triệu đồng/lao động, tăng 8,86% so với năm 2018.

Đối với thu hút đầu tư: bằng nhiều giải pháp khác nhau, tỉnh đã nỗ lực cải thiện môi trường đâu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh như: triển khai các giải pháp cải cách thủ tục hành chính, tích cực hỗ trợ doanh nghiệp, tăng cường hợp tác đối với nhiều lĩnh vực,...Năm 2019, tỉnh đã thu hút số vốn đăng ký đầu tư là 4.717,3 tỷ đồng cho 13 dự án. Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội năm 2019 theo giá hiện hành ước đạt 46.200,47 tỷ đồng tăng 12,11% so với năm 2018 và bằng 53,61% GRDP. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh các năm qua liên tục tăng với hai mặt hàng xuất khẩu chủ lực là thủy sản và tàu biển. Năm 2019, tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh đạt 1.490,4 triệu USD tăng 13,47% so với năm trước; trong đó, hàng thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với 614,5 triệu USD và ngành phương tiện vận tải phụ tùng đứng thứ hai đạt 520,85 triệu USD.

Ngành dịch vụ, du lịch được tỉnh quan tâm đầu tư, phát triển. Nhờ các chính sách và cơ chế kêu gọi đầu tư, địa phương đã thu hút được nhiều nhà đầu tư vào phát triển lĩnh vực du lịch. Nhờ có nguồn vốn đầu tư lớn nên cơ sở vật chất được trang bị theo tiêu chuẩn quốc tế, hình thành nhiều khu nghỉ dưỡng có thương hiệu như An Lâm, Vinpearl, Radison Blu, Duyên Hà Bên cạnh đó, xuất hiện thêm các sản phẩm du lịch mới góp phần phong phú thêm các loại hình du lịch tại địa phương. Tổng doanh thu du lịch toàn tỉnh năm 2019 đạt 27.100,19 tỷ đồng tăng 24,19% so với năm 2018, khách lưu trú đạt 6.999,6 nghìn lượt người tăng 12,61% so với năm trước; khách tham quan năm 2019 đạt 34,19 triệu lượt tăng 23,17% so với năm 2018.

Sản xuất công nghiệp được duy trì mức tăng trưởng ổn định, năm 2019 tăng 7,52% so với năm 2018, trong đó tăng cao nhất là ngành sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 25,16% và tăng thấp nhất là ngành công nghiệp khai khoáng tăng 0,25%. Trong các ngành chế biến, chế tạo có một số ngành tăng so với năm 2018 như: Sản xuất đồ uống tăng 20,69%, đặc biệt, Nhà máy Bia Sài Gòn - Khánh Hòa đã đóng góp khoảng 300 tỷ/năm thu ngân sách cho địa phương, phương tiện vận tải khác tăng 20,49% Một số sản phẩm có chỉ số sản xuất năm 2019 tăng so với 2018 là Điện sản xuất tăng 79,95%; nước yến tăng 26,55; bia đóng chai tăng 19,49%,....Ngoài ra, tỉnh còn có một số khu công nghiệp mới được hình thành như Cụm công nghiệp Sông Cầu và cụm công nghiệp Diên Phú, cụm công nghiệp đang được hình thành như: Cụm Công nghiệp Diên Thọ.

Ngành nông nghiệp tiếp tục thực hiện nhiều chính sách trong đó có chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng chuyển dần diện tích trồng trọt kém hiệu quả sang cây ăn quả có hiệu quả cao, ngành chăn nuôi tăng cường ứng dụng công nghệ cao chăn nuôi khép kín, ngành Thủy sản tăng cường liên kết theo chuỗi; đồng thời phát triển nông nghiệp theo định hướng gắn với xây dựng nông thôn mới. Trong năm 2019 sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến thất thường, nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng đến năng suất và sản lượng cây trồng, dịch tả lợn Châu Phi vẫn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của ngành chăn nuôi. Riêng ngành Thủy sản đạt mức tăng trưởng cao, ngành Thủy sản nuôi trồng và khai thác đều tăng khá. Trong năm 2019, sản lượng lương thực có hạt đạt 272.010 tấn, giảm 1,36% so với năm trước; diện tích rừng trồng mới đạt 5.352,9 ha, tăng 3,63% so với năm trước, sản lượng gỗ từ rừng trồng đạt 74.795 m3, giảm 78,36%;

tổng sản lượng thủy sản đạt 108.695,6 tấn tăng 1,57% so với năm 2018 và tổng diện tích nuôi trồng thủy sản năm 2019 đạt 4.058,8 ha, tăng 3,02% so với năm trước.

Về xã hội

Dân số tỉnh Khánh Hòa khoảng 1.232.823 người. Trong đó, 42,29% là dân số thành thị tương đương 521.354 người, cụ thể tập trung cao nhất với mật độ 1.663 người/km2 tại thành phố Nha Trang (mật độ dân số trung bình của tỉnh đạt 240 người/km2). Khánh Hòa là địa phương có da dạng về dân tộc tuy nhiên dân tộc Kinh chiếm tới 95%, còn lại là dân tộc thiểu số như: Raglai, Ê đê… Trong tổng số 671.900 người trong độ tuổi lao động, thì lao động nữ chiếm 66,99%, lao động nam chiếm 41,89%.

Về an sinh xã hội luôn được các cấp ngành quan tâm. Nhìn chung, đời sống của các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh từng bước được ổn định. Thông qua việc triển khai đồng bộ các chính sách và chương trình giảm nghèo. Đến nay, đã cấp thẻ bảo hiểm y tế cho các đối tượng chính sách như sau: Hộ nghèo 43.975 thẻ, dân tộc thiểu số là 26.569 thẻ, hộ cận nghèo 100% (NQ705) là 12.523 thẻ, hộ cận nghèo NQ30 là 41.924 thẻ, xã hải đảo là 24.912 thẻ, trẻ em dưới 6 tuổi là 135.194 thẻ. Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh còn 3,06%; toàn tỉnh có 49 xã được công nhận đạt chuẩn 19 tiêu chí nông thôn mới, tỷ lệ dân số nông thôn được cấp nước hợp vệ sinh đạt 95%. Số lao động có việc làm tăng thêm năm 2019 là 11.750 người, tuyển sinh giáo dục nghề nghiệp cho 29.086 người, tổ chức 94 lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hỗ trợ đào tạo nghề cho 2.771 lao động nông thôn.

Về giáo dục - y tế

Trong những năm qua, địa phương không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục chuyên sâu, toàn tỉnh có 38 trường đại học, cao đẳng, trung cấp và viện nghiên cứu, trong đó, nội bật là đào tạo các ngành về biển và dịch vụ, du lịch. Đây là nguồn cung cấp lực lượng lao động đã qua đào tạo với chất lượng cao cho khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên. Đặc biệt, Trường đại học Nha Trang là nơi đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ uy tín cho khu vực, đưa Khánh Hòa từng bước trở thành địa phương có uy tín về cung cấp nhân lực qua đào tạo cho khu vực và cả nước.

Năm học 2019-2020, trên địa bàn tỉnh có 541 cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, các loại hình trung tâm giáo dục thường xuyên và hướng nghiệp. Tỷ lệ tốt

nghiệp phổ thông năm 2019 toàn tỉnh đạt 93,04%. Công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ được quan tâm, toàn tỉnh có 140/140 đơn vị cấp xã đạt chuẩn xóa mù chữ.

Để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn tỉnh có 08 Bệnh viện Đa khoa/chuyên khoa cấp tỉnh và 04 bệnh viên tư nhân nổi bật là Bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Vinmec và Bệnh viện 22-12 với trang thiết bị hiện đại.

Về khoa học kỹ thuật và công nghệ:

Lĩnh vực khoa học và công nghệ được tỉnh rất quan tâm, tạo điều kiện phát triển. Hàng năm, tỉnh đã cấp kinh phí nghiên cứu khoa học cho địa phương để phát triển, ứng dụng khoa học công nghệ vào công tác, sản xuất. Nguồn vốn này khuyến khích mọi thành phần xã hội tham gia nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ, cải tiến sản xuất mang lại năng suất cao từ hộ nông dân, học sinh, sinh viên, công chức, viên chức đến doanh nghiệp. Hàng năm, tỉnh tổ chức rất nhiều cuộc thi như Hội thi sáng tạo Khoa học kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa, Hội thi sáng tạo ICT,....Thông qua các cuộc thi, rất nhiều đề tài nổi bật mang lại hiệu quả cao đã được đưa vào ứng dụng vào thực tiễn như: Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến sản xuất lưới B40, Ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến sản xuất gạch không nung block, Cải tiến kỹ thuật thuộc da không sử dụng hóa chất,....

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 44 - 49)