Giai đoạn từ năm 2010-2019

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 56 - 59)

Giai đoạn 2010-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân của GRDP ngành nông nghiệp đạt 1,40%/năm, trong khi đó tốc độ tăng trưởng bình quân của GRDP tỉnh là

7,75%/năm, gấp 5,53 lần tốc độ tăng GRDP của ngành nông nghiệp. Điều này cho thấy, những năm gần đây tốc độ phát triển của ngành công nghiệp- xây dựng và dịch vụ - thương mại rất mạnh mẽ, đóng góp rất lớn cho sự tăng trưởng GRDP của tỉnh Khánh Hòa. Đồng thời, đây cũng là định hướng của tỉnh trong thời gian vừa qua, đó là tăng dần tỷ trọng đóng góp của các ngành công nghiệp – xây dựng và dịch vụ - thương mại, giảm dần tỷ trọng đóng góp của ngành nông nghiệp trong cơ cấu GRDP. Năm 2010 giá trị GRDP ngành nông nghiệp đạt 4.688,365 tỷ đồng đến năm 2019 giá trị GRDP ngành nông nghiệp đạt 5.312,008 tỷ đồng, chỉ tăng 623,643 tỷ đồng sau 10 năm phát triển, thấp hơn trong giai đoạn 2000-2009 là 520,373 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, có 02 năm tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp đạt giá trị âm đó là năm 2015 (-1,59%) và năm 2018 (-0,69%). Cụ thể sự đóng góp cho GRDP ngành nông nghiệp của từng lĩnh vực như sau:

Bảng 4.4: GRDP và tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp giai đoạn 2010-2019 Chỉ tiêu

Năm

GRDP ngành nông nghiệp theo giá

so sánh năm 2010 Tốc độ tăng trưởng GRDP Nông -lâm nghiệp GRDP Thủy sản Tổng cộng GRDP ngành nông nghiệp Nông - lâm nghiệp Thủy sản Ngành nông nghiệp 2010 2.377.097 2.311.268 4.688,365 0,02 2,32 1,30 2011 2.152.553 2.624.457 4.777,010 0,79 2,74 1,89 2012 2.219.165 2.681.148 4.900,313 7,41 -1,10 2,58 2013 2.296.561 2.661.157 4.957,718 3,49 -0,75 1,17 2014 2.354.823 2.750.064 5.104,887 2,54 3,34 2,97 2015 2.164.944 2.858.769 5.023,713 -8,06 3,95 -1,59 2016 2.282.053 2.880.962 5.163,015 5,41 0,78 2,77 2017 2.260.561 3.008.812 5.269.373 -0,94 4,44 2,06 2018 2.339.554 2.893.374 5.232.928 3,49 -3,84 -0,69 2019 2.065.043 3.246.965 5.312.008 9,46 10,38 -1,51

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2019

Lĩnh vực Nông lâm nghiệp

Trong giai đoạn từ năm 2010-2019, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông lâm nghiệp đạt bình quân 0,47%/năm. Như vậy, trong giai đoạn 2000-2009, tốc độ tăng trưởng

bình quân lĩnh vực nông lâm nghiệp cao gấp 9,6 lần (đạt trung bình 4,51%/năm) so với giai đoạn 2010-2019. Trong giai đoạn 2010-2019 có 03 năm mức độ tăng trưởng âm là năm 2015 đạt -8,06%, năm 2017 đạt -0,94% và năm 2019 đạt -9,46%. Trong năm 2015, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông lâm nghiệp đạt âm nguyên nhân chính là do nắng hạn, các hồ chứa không cung cấp đủ nước làm cho diện tích sản xuất nông nghiệp giảm mạnh. Năm 2017 ảnh hưởng bởi cơn bão số 12, là cơn bão lớn nhất (giật cấp 13) từng được ghi nhận tại Khánh Hòa. Ảnh hưởng của bão số 12 làm cho năng suất lúa giảm 6,16% so với cùng kỳ năm 2016, đồng thời các cây công nghiệp lâu năm và cây ăn quả cũng cho sản lượng giảm so với năm trước. Trong năm 2019, ảnh hưởng bởi nắng nóng kéo dài, các hồ chứa không đủ nước tưới khiến giảm diện tích và năng suất gieo trồng nên năng xuất sản xuất nông nghiệp bị giảm. Bên cạnh đó, việc thu hồi đất để phục vụ cho các dự án năng lượng mặt trời tại huyện Cam Lâm và thành phố Cam Ranh cũng làm giảm diện tích gieo trồng trong năm 2019. Năm 2019 cũng là một năm rất khó khăn của ngành chăn nuôi do dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp, buộc tiêu hủy 13.462 con lợn và người chăn nuôi không thể tái đàn do lo ngại dịch bệnh lây lan.

Bên cạnh những năm có mức độ tăng trưởng âm, năm 2012, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực nông lâm nghiệp đạt cao nhất là 7,41%. Trong năm 2012, nhờ thời tiết thuận lợi, diện tích gieo trồng vượt kế hoạch đề ra đạt 86.248 ha cây trồng cho năng suất cao. Mặc dù trong năm 2012 có phát sinh dịch tả lợn Châu Phi tuy nhiên nhờ sự phát hiện kịp thời nên ngành thú y đã chủ động khoanh vùng và dập dịch, đến ngày 12/12/2012, tỉnh Khánh Hòa đã công bố hết dịch. Bên cạnh đó, giá trị sản xuất lâm nghiệp cũng tăng so với năm 2011. Vì vậy, giá trị sản xuất nông lâm nghiệp trong năm đạt tốc độ tăng trưởng cao.

Lĩnh vực Thủy sản

Trong giai đoạn từ năm 2010-2019, tốc độ tăng trưởng lĩnh vực Thủy sản đạt trung bình 2,23%/ năm, giảm nhẹ so với giai đoạn đầu. Trong giai đoạn 2010-2019, có 03 năm tốc độ tăng trưởng giảm là năm 2012 đạt -1,10%, năm 2013 đạt -0,75% và năm 2018 đạt -3,84%. Trong năm 2012, mặc dù sản lượng thủy sản khai thác có tăng so với năm 2011, nhưng sản lượng thủy sản nuôi trồng lại có sự sụt giản nhẹ khoảng 0,91% so với năm 2011. Đồng thời, giá thu mua thủy sản còn nhiều biến động làm cho

tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực thủy sản giảm so với năm 2011. Năm 2013 tốc độ tăng trưởng lĩnh vực thủy sản có sự sụt giảm nhẹ so với năm 2012 (chưa đến 1%). Trong các năm có tốc độ tăng trưởng âm thì năm 2018 là có giá trị âm lớn nhất. Thời tiết năm 2018 tương đối thuận lợi cho khai thác thủy sản, đồng thời người ngư dân cũng chủ động trang bị phương tiện hiện đại để khai thác giúp cho sản lượng thủy sản khai thác được đạt 97.880,4 tấn tăng 2,83% so với năm 2017. Tuy nhiên, ảnh hưởng của cơn bão số 12 làm cho sản lượng thủy sản nuôi trồng được chỉ đạt 10.468,5 tấn, giảm 16,77% so với năm 2017, làm cho lĩnh vực Thủy sản có tốc độ tăng trưởng âm.

Điểm sáng của cả giai đoạn 2010-2019 là năm 2019, lĩnh vực Thủy sản có tốc độ tăng trưởng vượt bậc, tăng 10,38% so với năm 2018. Trải qua 1 năm 2018 đầy khó khăn với cơn bão số 12, sang năm 2019, thời tiết nhìn chung thuận lợi cho việc khai thác thủy sản. Bên cạnh đó, các ngư trường liên tục xuất hiện các đàn cá nổi (cá cơm, cá nục, cá ồ,…) với trữ lượng lớn, nhu cầu tiêu thụ hải sản có xu hướng tăng giúp được giá. Bên cạnh đó, ngành nuôi cũng tăng diện tích nuôi trồng hơn 3,02% so với năm 2018. Những điều này đã giúp cho lĩnh vực Thủy sản trong năm 2019 có sự tăng trưởng vượt bậc.

Ngành Nông nghiệp

Trong giai đoạn 10 năm từ 2010-2019, tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp thấp so với tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong giai đoạn trên, năm 2015 và năm 2018 là 02 năm có tốc độ tăng trưởng âm tương ứng là -1,59% và -0,69%. Nguyên nhân chính là do các hiện tượng cực đoan của thời tiết (nắng hạn năm 2015 và mưa bão năm 2018) và tình hình dịch bệnh ở vật nuôi diễn biến phức tạp như bệnh dịch tả heo châu Phi, cúm gia cầm,...

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 56 - 59)