Kết quả phân tích đóng góp tổng thể

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 75 - 81)

thể Phân tích tổng thể

Nghiên cứu đã tính toán được đóng góp của CDCC lao động đến tăng trưởng ngành Nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2000 – 2019 thông qua việc sử dụng phương pháp SSA. Đồng thời, tác giả chia thành bốn giai đoạn tính toán để thuận tiện cho việc theo dõi và so sánh. Tác giả cũng xem xét số liệu về hai mặt: tỷ lệ tăng (giảm) của từng yếu

tố qua các năm và giai đoạn và tỷ lệ đóng góp của các yếu tố này vào tăng trưởng ngành Nông nghiệp của tỉnh. Kết quả như bảng sau:

Bảng 4.10: Đóng góp của CDCC lao động vào tăng trưởng ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2019

Năm Tốc độ tăng NSLĐ (%) Tỷ lệ (%) Tốc độ tăng NSLĐ (%) Tỷ trọng (%) NSLĐ

nội sinh CDCC nội sinhNSLĐ CDCC

2000 2001 - 11,51 - 11,84 0,33 100 102,84 - 2,84 2002 3,11 2,30 0,81 100 73,89 26,11 2003 - 13,12 -6,69 - 6,43 100 51,00 49,00 2004 1,10 1,44 - 0,33 100 130,32 - 30,32 2005 0,41 0,39 0,03 100 93,30 6,70 2001-2005 - 4,00 - 2,88 - 1,12 100 72,00 28,00 2006 7,97 4,82 3,15 100 60,46 39,54 2007 9,01 6,97 2,04 100 77,36 22,64 2008 3,35 3,05 0,29 100 91,25 8,75 2009 - 5,45 - 3,56 - 1,89 100 65,33 34,67 2010 -11,54 - 15,59 4,05 100 135,08 - 35,08 2006-2010 0,67 -0,86 1,53 100 - 128,36 228,36 2011 5,53 3,20 2,33 100 57,87 42,13 2012 -1,53 -1,17 - 0,36 100 76,62 23,38 2013 -9,04 -9,43 0,39 100 104,32 -4,32 2014 5,35 4,86 0,50 100 90,75 9,25 2015 29,83 26,01 3,81 100 87,21 12,79 2011-2015 6,03 4,69 1,33 100 77,78 22,22 2016 1,96 3,63 - 1,67 100 185,36 - 85,36 2017 - 20,93 -20,64 - 0,29 100 98,61 1,39 2018 7,36 8,37 - 1,01 100 113,72 - 13,72 2019 56,75 54,07 2,68 100 95,28 4,72 2016-2019 11,28 11,36 - 0,07 100 100,71 - 0,71 2001-2019 3,08 2,64 0,44 100 85,71 14,29

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2019

Qua kết quả phân tích cho thấy giữa các giai đoạn nghiên cứu thì sự đóng góp của các yếu tố có sự khác biệt đáng kể. Từ năm 2000-2019, NSLĐ nội sinh là nhân tố dẫn dắt tăng trưởng NSLĐ ngành Nông nghiệp với sự đóng góp 87,71%.

Trong giai đoạn 2000 – 2005, năng suất Ngành nông nghiệp giảm do cả hai yếu tố NSLĐ nội sinh và CDCC. Bình quân giai đoạn 2001 – 2005, năng suất Ngành giảm 4%, trong đó CDCC làm giảm 2,88% và NSLĐ nội sinh làm giảm 1,12%. Điều này cho thấy, trong giai đoạn này chưa có sự di chuyển lao động từ lĩnh vực có NSLĐ thấp sang lĩnh vực có NSLĐ cao hơn và bản thân ngành Nông nghiệp chưa áp dụng những công nghệ, kỹ thuật tiên tiến để tăng hiệu quả sử dụng lao động của ngành.

Từ năm 2006-2010, CDCC lao động đóng vai trò thúc đẩy tốc độ tăng trưởng NSLĐ ngành Nông nghiệp. Giai đoạn này, NSLĐ ngành tăng 0,67%, trong đó vai trò

then chốt của CDCC góp phần tăng 1,53%. Ngược lại, NSLĐ nội sinh làm giảm tốc độ tăng trưởng NSLĐ 0,86%. Như vậy, giai đoạn này NSLĐ của ngành Nông nghiệp dựa vào sự chuyển dịch lao động từ ngành có hiệu quả sử dụng lao động thấp sang ngành có hiệu quả sử dụng lao động cao hơn.

Giai đoạn 2011 – 2015, cũng giống như giai đoạn 2000-2005, cả hai yếu tố NSLĐ nội sinh và CDCC đều có đóng góp tích cực vào tốc độ tăng trưởng NSLĐ ngành giúp đạt 6,03%. Cụ thể, NSLĐ nội sinh đóng góp tăng 4,69% và CDCC đóng góp tăng 1,33%. Kết quả phân tích cho thấy NSLĐ ngành Nông nghiệp tăng trưởng không chỉ nhờ sự di chuyển lao động từ ngành có hiệu quả sử dụng lao động thấp sang ngành có hiệu quả sử dụng lao động cao mà nhờ phần lớn vào việc ứng dụng những kết quả của sự tiến bộ khoa học và công nghệ cũng như nâng cao chất lượng lao động và thu hút nguồn vốn đầu tư vào ngành Nông nghiệp.

Bước sang giai đoạn 2016-2019, ngành Nông nghiệp có sự tăng trưởng năng suất mạnh mẽ đạt mức bình quân 11,28% nhờ sự đóng góp của yếu tố NSLĐ nội sinh. Yếu tố này đóng góp 11,36% vào tăng trưởng NSLĐ ngành Nông nghiệp, đây cũng là yếu tố đóng vai trò dẫn dắt tăng trưởng ngành. Tuy nhiên, CDCC đã tác động ngược chiều với mức giảm nhẹ 0,07%. Như vậy, từ năm 2011 đến nay ngành Nông nghiệp đã chú trọng vào chuyển đổi cơ cấu cây trồng góp phần tăng năng suất, tăng cường ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, đào tạo cung cấp kiến thức chăm sóc cây trồng và vật nuôi cho người nông dân và thu hút nguồn vốn đầu tư góp phần hiện đại hóa ngành Nông nghiệp.

Giai đoạn đầu NSLĐ ngành Nông nghiệp tăng trưởng âm bởi sự tác động ngược chiều của cả NSLĐ nội sinh và CDCC lao động. Tuy nhiên, càng về các giai đoạn sau NSLĐ nội sinh lại càng đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng NSLĐ của ngành và là yếu tố quyết định đến tăng trưởng NSLĐ của ngành Nông nghiệp. CDCC có sự đóng góp ngược chiều ở giai đoạn 2001-2005, tuy nhiên ở giai đoạn từ 2006-2015, CDCC có đóng góp dương cùng chiều với tăng trưởng năng suất, cho thấy sự dịch chuyển lao động từ lĩnh vực có NSLĐ thấp sang lĩnh vực có NSLĐ cao hơn, nhưng trong giai đoạn từ 2016-2019, CDCC lại có tác động ngược chiều làm giảm NSLĐ của ngành. Như vậy, kết quả phân tích đã cho thấy CDCC không phải là yếu tố then chốt góp phần tăng trưởng NSLĐ của ngành mà tăng trưởng NSLĐ nội sinh mới là yếu tố quyết định đến tốc độ tăng trưởng NSLĐ của ngành trong giai đoạn 2006– 2019. Như vậy, trong các năm gần đây, càng ngày sản xuất nông nghiệp càng có sự ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Theo như kinh nghiệm phát triển của các nước cũng như nghiên cứu từng có tại địa bàn tỉnh thì xu hướng chuyển dịch này hoàn toàn phù hợp, và đồng thời cũng phù hợp với các lý thuyết phát triển kinh tế. Theo những lý thuyết và kinh nghiệm quốc tế

có được trong thực tiễn, trong quá trình phát triển của nền kinh tế dựa chủ yếu vào nông nghiệp, sự CDCC kinh tế từ ngành có hiệu quả sử dụng lao động thấp sang các ngành có hiệu quả sử dụng lao động cao hơn sẽ đóng vai trò chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng NSLĐ. Tuy nhiên, sự đóng góp của NSLĐ nội sinh sẽ tăng lên và sự đóng góp của CDCC sẽ giảm xuống do quá trình phát triển của công nghệ kỹ thuật khi nền kinh tế phát triển cao hơn.

Kết quả phân tích theo tác động của hiệu ứng chuyển dịch "tĩnh và động"

Từ lý thuyết đã được nêu ở Chương 3, nghiên cứu đã phân tích CDCC thành hiệu ứng chuyển dịch tĩnh và hiệu ứng chuyển dịch động để nghiên cứu chính xác về tác động của CDCC.

Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 4.11: Đóng góp của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ của ngành Nông nghiệp giai đoạn 2000 - 2019 Năm Tốc độ tăngNSLĐ (%) NSLĐ nội sinh (%) CDCC (%)

Tổng chuyển dịch tĩnhHiệu ứng Hiệu ứng chuyểndịch động

2000 2001 - 11,51 - 11,84 0,33 0,35 - 0,03 2002 3,11 2,30 0,81 0,79 0,02 2003 - 13,12 - 6,69 - 6,43 - 6,27 - 0,16 2004 1,10 1,44 - 0,33 - 0,34 0,01 2005 0,41 0,39 0,03 0,03 0,00 2001-2005 - 4,00 - 2,88 - 1,12 - 1,09 - 0,03 2006 7,97 4,82 3,15 3,19 - 0,04 2007 9,01 6,97 2,04 2,09 - 0,05 2008 3,35 3,05 0,29 0,31 - 0,02 2009 - 5,45 - 3,56 - 1,89 - 1,93 0,04 2010 - 11,54 - 15,59 4,05 5,37 - 1,32 2006-2010 0,67 - 0,86 1,53 1,81 - 0,28 2011 5,53 3,20 2,33 2,37 - 0,04 2012 - 1,53 - 1,17 - 0,36 - 0,38 0,03 2013 - 9,04 - 9,43 0,39 0,46 - 0,07 2014 5,35 4,86 0,50 0,48 0,02 2015 29,83 26,01 3,81 3,01 0,81 2011-2015 6,03 4,69 1,33 1,19 0,15 2016 1,96 3,63 - 1,67 - 1,59 - 0,08 2017 - 20,93 - 20,64 - 0,29 - 0,34 0,05 2018 7,36 8,37 - 1,01 - 0,96 - 0,05 2019 56,75 54,07 2,68 1,54 1,14 2016-2019 11,28 11,36 - 0,07 - 0,34 0,27 2001-2019 3,08 2,64 0,44 0,43 0,01

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2019

Giai đoạn từ 2000-2005, gánh nặng cơ cấu được bắt nguồn từ cả hiệu ứng chuyển dịch tĩnh và hiệu ứng chuyển dịch động, làm trì trệ sự phát triển của nghành Nông nghiệp. Cụ thể, giai đoạn này hiệu ứng chuyển dịch tĩnh làm giảm 1,09% và hiệu ứng chuyển dịch động làm giảm 0,03%. Như vậy, trong giai đoạn này lao động chưa có sự di chuyển từ lĩnh vực có hiệu quả sử dụng lao động thấp là Nông lâm nghiệp sang lĩnh vực có hiệu quả sử dụng lao động cao hơn là Thủy sản, đồng thời cũng chưa có sự di chuyển từ lĩnh vực có tốc độ tăng NSLĐ cao hơn sang lĩnh vực có tốc độ tăng NSLĐ thấp hơn.

Giai đoạn từ 2006-2010 cho thấy hiệu ứng chuyển dịch tĩnh có vai trò quyết định đến sự tăng trưởng của CDCC. Cụ thể, giai đoạn này có sự đóng góp 1,81% của hiệu ứng chuyển dịch tĩnh còn hiệu ứng chuyển dịch động làm giảm 0,28%. Như vậy trong giai đoạn này, đã có sự di chuyển lao động từ ngành có hiệu quả sử dụng lao động thấp là Nông lâm nghiệp sang ngành có hiệu quả sử dụng lao động cao hơn là thủy sản.

Giai đoạn từ 2011-2015 là giai đoạn duy nhất trong các giai đoạn nghiên cứu mà cả hiệu ứng chuyển dịch tĩnh và hiệu ứng chuyển dịch động có tác động dương cùng chiều đến CDCC. Trong đó, hiệu ứng chuyển dịch tĩnh là yếu tố then chốt góp phần tăng 1,19%, còn hiệu ứng chuyển dịch động góp phần tăng 0,15%. Lao động đã có sự dịch chuyển mạnh mẽ từ lĩnh vực có hiệu quả sử dụng lao động thấp hơn là Nông lâm nghiệp sang lĩnh vực có hiệu quả sử dụng lao động cao hơn là Thủy sản. Trong giai đoạn này, hiệu ứng chuyển dịch động đã có những đóng góp vào sự tăng của CDCC là nhờ trong năm 2015, tốc độ tăng trưởng NSLĐ lĩnh vực Thủy sản cao hơn lĩnh vực Nông lâm nghiệp, vì vậy, sự chuyển dịch lao động từ lĩnh vực Nông lâm nghiệp sang lĩnh vực thủy sản đã góp phần tăng trưởng cả hai yếu tố.

Giai đoạn từ 2016-2019, CDCC làm giảm tốc độ tăng năng suất của ngành Nông nghiệp. Trong đó, nguyên nhân là do hiệu ứng chuyển dịch tĩnh có tác động ngược chiều, giảm 0,34%. Hiệu ứng chuyển dịch động trong giai đoạn này có tác động dương cùng chiều góp phần làm tăng CDCC 0,27%.

Như vậy, trong cả giai đoạn nghiên cứu từ 2000-2019, cả hiệu ứng chuyển dịch tĩnh và hiệu ứng chuyển dịch động đều góp phần làm tăng CDCC, có nghĩa là góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng lao động của ngành Nông nghiệp. Nhưng trong 0,44% đóng góp của CDCC, yếu tố then chốt là hiệu ứng chuyển dịch tĩnh chiếm 0,43%, hiệu ứng chuyển dịch động chỉ đóng góp 0,01%. Điều này được lý giải là do mặc dù lĩnh vực thủy sản có mức NSLĐ cao hơn nhưng trong giai đoạn từ 2000-

2010, tốc độ tăng trưởng năng suất của lĩnh vực thủy sản thấp hơn lĩnh vực Nông lâm nghiệp. Vì vậy, khi có sự dịch chuyển lao động từ lĩnh vực Nông lâm nghiệp sang lĩnh vực Thủy sản hoặc tỷ lệ lao động rời bỏ lĩnh vực Nông lâm nghiệp cao hơn lĩnh vực Thủy sản thì làm cho hiệu ứng chuyển dịch động âm. Tuy nhiên, trong giai đoạn từ 2011-2019, lĩnh vực thủy sản có tốc độ tăng NSLĐ cao hơn lĩnh vực Nông lâm nghiệp nên việc dịch chuyển lao động từ lĩnh vực Nông lâm nghiệp sang lĩnh vực thủy sản hoặc sự rời bỏ của lao động trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp cao hơn lĩnh vực Thủy sản góp phần tăng cả hai hiệu ứng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 75 - 81)