CDCC ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 68 - 75)

Cùng với sự chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu lao động trong các ngành lớn của tỉnh Khánh Hòa, nội bộ ngành Nông lâm thủy sản cũng có những bước chuyển dịch theo

xu hướng giảm dần lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và tăng dần lao động trong lĩnh vực Thủy sản.

Bảng 4.8: Số lượng và cơ cấu lao động ngành Nông nghiệp tại tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ năm 2000-2019

Năm

Lao động (người) Cơ cấu (%)

Tổng cộng Nông – lâm nghiệp Thủy sản Nông – lâm nghiệp Thủy sản 2000 166.340 124.912 41.428 75,09 24,91 2001 196.794 147.412 49.382 74,91 25,09 2002 199.357 148.531 50.826 74,51 25,49 2003 242.749 188.623 54.126 77,70 22,30 2004 238.943 186.019 52.924 77,85 22,15 2005 237.294 184.707 52.587 77,84 22,16 2006 234.775 179.519 55.256 76,46 23,54 2007 221.314 167.048 54.266 75,48 24,52 2008 222.918 167.892 55.026 75,32 24,68 2009 238.736 182.478 56.258 76,44 23,56 2010 273.400 200.752 72.648 73,43 26,57 2011 263.978 189.718 74.260 71,87 28,13 2012 274.991 198.379 76.612 72,14 27,86 2013 305.848 219.597 86.251 71,80 28,20 2014 298.931 213.497 85.434 71,42 28,58 2015 226.589 156.331 70.258 68,99 31,01 2016 228.400 160.575 67.825 70,30 29,70 2017 294.800 208.070 86.730 70,58 29,42 2018 272.700 194.444 78.256 71,30 28,70 2019 176.600 123.832 52.768 70,12 29,88

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2019

Giai đoạn từ năm 2000-2019, cơ cấu lao động trong ngành Nông nghiệp chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp với cơ cấu năm 2000 chiếm 75,09% đến năm 2019 chỉ còn chiếm 70,12% và tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực Thủy sản từ 24,91% năm 2000 lên 29,88% năm 2019. Sự chuyển dịch này diễn ra chậm, trong vòng 20 năm chỉ dịch chuyển xấp xỉ 5%. Kết quả của sự dịch chuyển đến năm 2019 lĩnh vực Thủy sản mặc dù chỉ chiếm khoảng 30% lực lượng lao động nhưng chiếm tới 60% giá trị GRDP của ngành. Trong giai đoạn từ năm 2000- 2019, tỷ lệ lao động giữa lĩnh vực Nông lâm nghiệp và lĩnh vực Thủy sản ít có sự biến động mạnh. Năm 2004, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất là 77,85% do thời tiết ôn hòa thích hợp cho sản xuất nông nghiệp nên người dân tích cực gia tăng sản xuất, số lượng lao động nhàn rỗi ở nông thôn tham gia vào ngành tăng cao. Ngược lại, năm 2015 tỷ trọng lao động trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp thấp nhất là 68,99% do nắng nóng kéo dài làm giảm diện tích gieo trồng nên lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp rời bỏ ngành nông nghiệp để tham gia vào các ngành khác với thu nhập cao hơn. Lĩnh vực Thủy sản năm 2015 mặc dù số lượng lao động có sự giảm sút so với năm 2014, tuy nhiên tỷ trọng lao động vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu ngành vì năm 2015 khai thác thủy sản đạt giá trị cao, nhờ thời tiết thuận lợi và giá cả ổn định.

4.6. Tình hình tăng trưởng NSLĐ ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2019

“NSLĐ của tỉnh từ năm 1999 đến năm 2018 có xu hướng tăng với tốc độ tăng trưởng khá, bình quân cả giai đoạn là 4,44%/năm. NSLĐ của tỉnh năm 2018 đạt 78,53 triệu đồng/người, gấp 2,5 lần so với NSLĐ năm 1999. ” (Nguyễn Thị Thu Vân, 2018).

NSLĐ của ngành Nông nghiệp từ năm 2000 đến năm 2019 có sự biến động qua từng năm, nhìn chung cả quá trình có tăng trưởng tuy nhiên tốc độ tăng còn chậm, đạt 3,08%. NSLĐ ngành Nông lâm thủy sản năm 2000 đạt 20,95 triệu đồng/người/năm, đến năm 2019 đạt 30,08 triệu đồng/người/năm tăng 1,43 lần.

Bảng 4.9: NSLĐ bình quân và tốc độ tăng NSLĐ bình quân ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2019

Năm

NSLĐ bình quân

(triệu đồng/người/năm) Tốc độ tăng năng suất bình quân(%/năm) Tổng Nông – lâmnghiệp Thủy sản Tổng Nông – lâmnghiệp Thủy sản

2000 20,95 11,13 50,55 2001 18,54 9,36 45,92 -11,51 -15,86 - 9,17 2002 19,11 9,56 47,03 3,11 2,08 2,43 2003 16,60 8,03 46,47 - 13,12 - 15,94 - 1,20 2004 16,79 8,48 45,97 1,10 5,60 - 1,07 2005 16,86 8,18 47,33 0,41 - 3,57 2,96 2006 18,20 9,10 47,75 7,97 11,29 0,89 2007 19,84 10,59 48,33 9,01 16,28 1,21 2008 20,50 11,79 47,09 3,35 11,40 - 2,57 2009 19,39 11,23 45,84 - 5,45 - 4,76 - 2,65 2010 17,15 10,21 36,32 - 11,54 - 9,08 - 20,77 2011 18,10 10,89 36,50 5,53 6,66 0,51 2012 17,82 11,19 35,00 - 1,53 2,72 - 4,13 2013 16,21 10,46 30,85 - 9,04 - 6,51 - 11,84 2014 17,08 11,03 32,19 5,35 5,47 4,33 2015 22,17 13,85 40,69 29,83 25,56 26,41 2016 22,61 14,21 42,48 1,96 2,62 4,39 2017 17,87 10,86 34,69 - 20,93 - 23,55 - 18,33 2018 19,19 12,03 36,97 7,36 10,75 6,58 2019 30,08 17,11 60,53 56,75 42,16 63,70

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2019

NSLĐ của ngành Nông nghiệp trong 20 năm qua có sự phát triển, tuy nhiên không ổn định. Năm 2000, NSLĐ của ngành Nông nghiệp đạt 20,95 triệu đồng/người/năm, giảm dần liên tục từ năm 2001-2014, từ 20,95 triệu đồng/người/năm giảm còn 17,08 triệu đồng/người/năm. Đặc biệt, trong những năm từ 2003-2005, NSLĐ ngành Nông nghiệp chỉ đạt khoảng 16 triệu đồng/người/năm. Năm 2019, ngành Nông nghiệp đạt NSLĐ cao nhất là 30,08 triệu đồng/người/năm. Kết quả này có được

chủ yếu là do sự tăng trưởng mạnh của NSLĐ lĩnh vực Thủy sản, tăng từ 36,97 triệu

đồng/người/năm vào năm 2018 lên 60,53 triệu đồng/người/năm. Nhìn chung, NSLĐ của ngành Nông nghiệp còn thấp và không ổn định. Mặc dù ngành Nông nghiệp luôn nhận được sự quan tâm rất lớn từ Nhà nước thông qua việc ban hành nhiều chính sách hỗ trợ chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, hỗ trợ đào tạo các kiến thức chăm sóc cây trồng và chăn nuôi mới, cho năng suất cao. Tuy nhiên, do ngành nông nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào thời tiết nên những năm thời tiết cực đoan như hạn hán, lũ lụt thì giá trị sản xuất ngành liền sụt giảm. Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết yếu cho đời sống hằng ngày của người dân nên giá cả luôn ổn định, ít có sự gia tăng mạnh để tăng lợi nhuận cho ngành. Đặc điểm này rất khác so với các ngành Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ - thương mại là những ngành có đối tượng khách hàng đa dạng, cả trong nước và nước ngoài, chính vì vậy, cho tỷ suất sinh lời cao hơn rất nhiều so với ngành Nông nghiệp.

Trong giai đoạn từ năm 2000-2019, NSLĐ của lĩnh vực Thủy sản luôn cao hơn lĩnh vực Nông lâm nghiệp. Năm 2000, NSLĐ lĩnh vực Thủy sản đạt 50,55 triệu đồng/người/năm, gấp gần 5 lần lĩnh vực Nông lâm nghiệp (đạt 11,13 triệu đồng/người/năm). Đến năm 2019, năng suất động lĩnh vực Thủy sản đạt 60,53 triệu đồng/người/năm gấp 3,5 lần lĩnh vực Nông lâm nghiệp đạt 17,11 triệu đồng/người/năm. Như vậy, việc gia tăng lao động trong lĩnh vực Thủy sản và giảm lao động trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp sẽ góp phần tăng hiệu quả sử dụng lao động ngành Nông nghiệp của tỉnh. Qua 20 năm, hiệu quả sử dụng lao động của lĩnh vực Nông - lâm nghiệp còn rất thấp khi so sánh với bình quân của tỉnh. Năm 2000 năng suất lĩnh vực Nông lâm nghiệp đạt 11,13 triệu đồng/người/năm, đến năm 2019 đạt 17,11 triệu đồng/người/năm thấp hơn nhiều khi so sánh với 78,53 triệu đồng/người/năm vào năm 2018 của tỉnh. Chính việc hiệu quả sử dụng lao động lĩnh vực Nông lâm nghiệp quá thấp đã kéo theo NSLĐ của ngành Nông nghiệp thấp hơn rất nhiều so với các ngành khác.

Tốc độ tăng năng suất bình quân từ năm 2000-2019 của ngành Nông nghiệp đạt 3,08% tuy nhiên chưa có sự ổn định qua từng năm. Nhiều năm mức tăng trưởng NSLĐ của ngành ở mức âm 2 con số như năm 2001 là -11,51%, năm 2003 là -13,12%, năm 2010 là 11,54%, năm 2017 là -20,93%. Có thể thấy, những năm có tốc độ tăng năng suất bình quân âm lên đến hai con số không phải vì giá trị GRDP của ngành bị sụt giảm mà bởi vì số lượng lao động tham gia vào ngành tăng cao. Bên cạnh đó năm 2019 và 2015 là 02 năm có mức tăng trưởng NSLĐ ngành cao nhất là 56,75% và

29,83% chủ yếu là do số lượng lao động tham gia vào ngành có sự sụt giảm mạnh đột biến, năm 2015 giảm 73.342 lao động so với năm 2014, năm 2019 giảm 96.100 lao động so với năm 2018. Nguyên nhân của sự sụt giảm lao động này chủ yếu là do sự phát triển của các ngành Công nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ đã hấp thụ một lượng lớn lực lượng lao động ở các vùng nông thôn, từ đó, người dân đã chủ động áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất góp phần gia tăng NSLĐ.

Tốc độ tăng NSLĐ bình quân của lĩnh vực Nông lâm nghiệp qua 20 năm đạt 3,33%, cao hơn tốc độ tăng năng suất bình quân của ngành Nông nghiệp. Nguyên nhân chính là do sự sụt giảm lao động nhanh chóng của những năm thời tiết không thuận lợi. Người lao động trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp có sự chuyển đổi công việc nhanh chóng từ ngành này sang ngành khác, với những năm thời tiết không thuận lợi, người lao động nhanh chóng tìm kiếm việc làm ở các ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ. Ngược lại, khi cơ hội việc làm ở các ngành này thấp, họ lại quay về sản xuất nông nghiệp. Trong giai đoạn từ 2000 – 2019 có 3 năm tốc độ tăng trưởng NSLĐ lĩnh vực Nông lâm nghiệp đạt mức âm 2 con số đó là năm 2001, 2003 và 2017 với các giá trị lần lượt là -15,86%, - 15,94% và - 23,55%, nguyên nhân chính là do giá trị GRDP có sự sụt giảm nhẹ hoặc tăng nhẹ tuy nhiên số lượng lao động tham gia ngành tăng cao nên NSLĐ sụt giảm so với năm trước. Tuy nhiên, có nhiều năm tốc độ tăng trưởng NSLĐ lĩnh vực Nông lâm nghiệp đạt mức tăng trưởng dương như năm 2002 đạt 2,08%; năm 2006-2008 đạt lần lượt 11,29%, 16,28% và 11,40%; năm 2011 đạt 0,51%; năm 2014-2016 đạt lần lượt 5,47%, 25,26% và 2,62%; năm 2018-2019 đạt lần lượt 10,75% và 42,16%. Như vậy có 06 năm mức tăng trưởng NSLĐ đạt hai con số là các năm 2006, 2007, 2008, 2015, 2018 và 2019 hầu hết mức tăng trưởng năng suất đạt cao là nhờ số lượng lao động có sự sụt giảm.

Tốc độ tăng NSLĐ bình quân của lĩnh vực Thủy sản qua 20 năm đạt 2,19%, thấp hơn tốc độ tăng năng suất bình quân của ngành Nông nghiệp. Nguyên nhân chính là do số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực Thủy sản ít có sự biến động, mặc dù lĩnh vực Nông lâm nghiệp có sự biến động lớn và tỷ trọng lao động ngày càng giảm thì số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực Thủy sản có sự sụt giảm ít hơn, đồng thời tỷ trọng lao động trong tổng ngành ngày càng tăng. Tốc độ tăng năng suất lĩnh vực Thủy sản có 09 năm đạt giá trị âm là 2001 đạt -9,17%, 2003 đạt -1,2%, 2004 đạt -1,07%, 2008 đạt -2,57%, 2009 đạt -2,65%, 2010 đạt -20,77%, năm 2012 đạt -4,12%, năm

2013 đạt -11,84% và năm 2017 đạt -18,33% . Nguyên nhân chính của việc tốc độ tăng NSLĐ đạt âm là do giá trị GRDP có sự sụt giảm hoặc tăng nhẹ tuy nhiên số lượng lao cộng lại không sụt giảm tương ứng mà nhiều năm còn có sự gia tăng nên làm cho NSLĐ của lĩnh vực tăng trưởng âm. Tuy nhiên, năm 2015 và 2017 là hai năm có tốc độ tăng NSLĐ cao nhất tương ứng với 26,41% và 63,70% bởi vì trong hai năm này giá trị GRDP ngành tăng tuy nhiên số lượng lao động lại sụt giảm nên NSLĐ của lĩnh vực tăng cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w