Bàn luận kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 84)

Trong giai đoạn nghiên cứu, số lượng lao động tham gia vào ngành giảm từ chiếm 49,24% vào năm 2000, xuống còn 26,19% vào năm 2019. Điều này cũng phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cầu lao động của tỉnh Khánh Hòa đó là tăng dần tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở các ngành Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ - Du lịch, giảm dần tỷ lệ lao động ở ngành Nông nghiệp. Trong nội bộ ngành Nông nghiệp, lao động chuyển dịch theo hướng giảm dần lao động trong lĩnh vực Nông lâm

nghiệp với cơ cấu năm 2000 chiếm 75,09% đến năm 2019 chỉ còn chiếm 70,12% và tăng tỷ trọng lao động trong lĩnh vực thủy sản từ 24,91% năm 2000 lên 29,88% năm 2019.

Từ năm 2000-2019, giá trị GRDP ngành Nông nghiệp có mức tăng trưởng bình quân đạt 2,67%/năm, còn khiêm tốn so với tốc độ tăng giá trị GRDP 9,15%/năm của tỉnh. Giai đoạn từ năm 2000-2009, năm 2006 tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp đạt cao nhất tăng 6,83% so với năm 2005. Bên cạnh đó, năm 2004 là năm ngành Nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng thấp nhất, đạt -0,48%, nguyên nhân chính là do tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản -3,27% so với năm 2003. Trong giai đoạn tiếp theo từ năm 2010-2019, tốc độ tăng trưởng bình quân của GRDP ngành Nông nghiệp đạt 1,40%/năm, trong đó có 02 năm tốc độ tăng trưởng của ngành Nông nghiệp đạt giá trị âm đó là năm 2015 (-1,59%) và năm 2018 (-0,69%).

NSLĐ của Lĩnh vực Thủy sản luôn đạt mức cao hơn nhiều lần NSLĐ Lĩnh vực Nông, lâm nghiệp. Năm 2000, NSLĐ lĩnh vực Thủy sản đạt 50,55 triệu đồng/người/năm, gấp gần 5 lần lĩnh vực Nông lâm nghiệp (đạt 11,13 triệu đồng/người/năm). Đến năm 2019, năng suất động lĩnh vực Thủy sản đạt 60,53 triệu đồng/người/năm, lĩnh vực Nông lâm nghiệp đạt 17,11 triệu đồng/người/năm tương đương gấp 3,5 lần.

Trong tăng trưởng năng suất ngành Nông nghiệp của tỉnh giai đoạn từ năm 2006- 2019 có đóng góp chủ yếu của tăng trưởng NSLĐ nội sinh của lĩnh vực Nông lâm nghiệp và Lĩnh vực Thủy sản. Điều này cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Vũ Thị Thu Hương (2017) khi nghiên cứu về CDCC lao động tại Việt Nam: các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế giai đoạn từ năm 1995-2014, kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy tăng trưởng NSLĐ nội bộ ngành Nông nghiệp có đóng góp tích cực vào tăng trưởng và là yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng ngành đạt dương qua các năm. Trong cả giai đoạn nghiên cứu, 94,24% tăng trưởng năng suất của ngành Nông nghiệp được đóng góp bởi NSLĐ nội sinh. Đặc biệt năm 2016, con số này lên tới 185,36%. Kết quả này có được là do các chính sách chuyển đổi cây trồng vật nuôi, cơ cấu lại ngành Nông nghiệp, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, hiện đại hóa trong khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

CDCC cũng có đóng góp cùng chiều vào tăng trưởng NSLĐ của ngành Nông nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu. Tuy nhiên sự đóng góp này là không đáng kể, trong cả giai đoạn nghiên cứu CDCC chỉ đóng góp 5,76% vào tăng trưởng năng suất

ngành Nông nghiệp. Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh là yếu tố tác động chính trong giai đoạn 2000 – 2019, nghĩa là nhờ di chuyển lao động từ lĩnh vực có mức NSLĐ thấp là Nông lâm nghiệp sang lĩnh vực có mức NSLĐ cao hơn. Như đã trình bày ở trên, xu hướng trên là hoàn toàn phù hợp. Khi so sánh với kết quả nghiên cứu cảu tác giả Nguyễn Thị Như Vân (2018) đã nghiên cứu tại tỉnh Khánh Hòa thì hoàn toàn phù hợp. Theo nghiên cứu này: “từ sau 2005, NSLĐ nội sinh của các ngành kinh tế đã được cải thiện rõ rệt, đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng năng suất lao động tổng thể; tiếp theo là đóng góp của chuyển dịch cơ cấu.”

Kết quả cho thấy NSLĐ nội sinh mang dấu dương cho ngành cũng có những cải thiện trong nội bộ để nâng cao hiệu quả sử dụng lao động và CDCC có tác động dương cho thấy sự di chuyển lao động của tỉnh cũng có sự phù hợp. Tuy nhiên, khi phân tích cụ thể lại cho thấy hiệu ứng chuyển dịch tĩnh trong giai đoạn từ 2000-2005 và 2016- 2019 còn mang giá trị âm, nghĩa là lao động có sự dịch chuyển từ lĩnh vực có NSLĐ cao sang lĩnh vực có NSLĐ thấp hơn.

Tóm tắt chương 4

Trong chương 4 luận văn đã đánh giá sự tăng trưởng và CDCC ngành Nông nghiệp, quá trình CDCC lao động ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa; đồng thời trên cơ sở kết quả phân tích, tác giả đã đánh giá đóng góp của CDCC lao động đến tăng trưởng ngành Nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2019 theo lĩnh vực Nông, lâm nghiệp và Thủy sản.

Kết quả phân tích ở chương 4 là căn cứ để tác giả đề xuất một số hàm ý chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình CDCC lao động và tăng trưởng ngành Nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ các kết luận phân tích, đánh giá trên có thể đưa ra một vài kết luận như sau: (1) Về tăng trưởng ngành Nông nghiệp: bắt đầu từ năm 2000 đến năm 2019, ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa mặc dù đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng ngành còn thấp so với tốc độ tăng trưởng của GRDP tỉnh. Mặc dù GRDP của năm 2019 tăng gấp 5,45 lần so với năm 2000 (năm 2019 là 9.285.639 triệu đồng), tuy nhiên trong cả giai đoạn 2000 – 2019, giá trị GRDP của ngành Nông nghiệp tăng chậm và không ổn định với tốc độ tăng bình quân là 2,27%/năm, còn rất hạn chế khi so sánh với tốc độ tăng GRDP tỉnh đạt 9,15%/năm.

(2) Về CDCC lao động trong nội bộ ngành Nông nghiệp: bắt đầu từ năm 2000 đến năm 2019, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Thủy sản tăng dần và tỷ lệ lao động lĩnh vực Nông, lâm nghiệp có xu hướng giảm dần tương ứng. Năm 2000, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực Nông – lâm nghiệp chiếm 75,09% đến năm 2019 giảm xuống còn 70,12%.

(3) Về tăng trưởng NSLĐ: mặc dù có sự tăng lên của NSLĐ trong ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa nhưng không đáng kể. Năm 2000 NSLĐ ngành Nông nghiệp đạt 20,95 triệu đồng/người/năm đến năm 2019 đạt 30,08 triệu đồng/người/năm. Giai đoạn năm 2000 – năm 2019, bình quân NSLĐ đạt tốc độ tăng trưởng là 3,08%/năm. Lĩnh vực Nông – lâm nghiệp thấp hơn 3,54 lần trong năm 2019 khi so sánh về NSLĐ với lĩnh vực Thủy sản. Tuy nhiên, tốc độ tăng năng suất bình quân của Lĩnh vực Nông- lâm nghiệp cao hơn đạt 3,33%/năm so với 2,19%/năm của Lĩnh vực Thủy sản.

(4) Sự tham gia của CDCC vào tăng trưởng NSLĐ: tăng trưởng NSLĐ có sự đóng góp cùng chiều của CDCC tuy nhiên không đáng kể. Trong cả giai đoạn nghiên cứu, CDCC chỉ đóng góp 5,76% vào tăng trưởng năng suất ngành Nông nghiệp. Tác động này chủ yếu đến từ hiệu ứng chuyển dịch tĩnh, nghĩa là lao động đã có sự di chuyển phù hợp từ lĩnh vực có NSLĐ không cao là Nông lâm nghiệp sang lĩnh vực có mức NSLĐ cao hơn.

(5) Sự tham gia của NSLĐ nội sinh vào tăng NSLĐ: từ năm 2006 – 2019, NSLĐ nội sinh là yếu tố quyết định tốc độ tăng trưởng NSLĐ của ngành Nông nghiệp khi đã đóng góp tới 94,24%. Đặc biệt năm 2016, con số này tăng lên đến 185,36%.

(6) Kết quả phân tích sự đóng góp của CDCC lao động đến sự tăng trưởng NSLĐ cho từng lĩnh vực:

- Lĩnh vực Nông - lâm nghiệp: Trong cả giai đoạn nghiên cứu từ năm 2000- 2019, do cả hai yếu tố của CDCC của lĩnh vực Nông - lâm nghiệp trung bình mang dấu âm chứng tỏ sự di chuyển cơ cấu có tác động không tốt đến tăng trưởng năng suất ngành Nông nghiệp. Tuy nhiên, NSLĐ nội sinh lại có đóng góp hiệu quả vào tăng trưởng NSLĐ của ngành trong suốt giai đoạn từ 2006-2019. Mặc dù, trong lĩnh vực Nông lâm nghiệp, hiệu quả sử dụng lao động còn thấp hơn rất nhiều so với lĩnh vực thủy sản, tuy nhiên kết quả phân tích SSA lại chứng minh rằng NSLĐ nội sinh của lĩnh vực Nông lâm nghiệp lại có đóng góp lớn cho sự tăng năng suất chung của ngành.

- Thủy sản: trong giai đoạn từ 2000-2019, cả hai yếu tố của CDCC và NSLĐ nội sinh đều có tác động dương cùng chiều đến tăng tưởng năng suất ngành Nông nghiệp. Trong đó, NSLĐ nội sinh có mức đóng góp cao nhất với 1,18% và hiệu ứng chuyển dịch động có sự đóng góp thấp nhất với 0,07%.

5.2. Mục tiêu phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa

- Tập trung đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, hiệu quả, thực hiện tái cơ cấu để phát triển Nông nghiệp, nông thôn bền vững cả về kinh tế, xã hội và môi trường theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và khả năng canh tranh của ngành Nông nghiệp, đa dạng hóa thị trường, cải thiện nhanh hơn đời sống của người dân nông thôn.

- Phấn đấu xây dựng nền Nông nghiệp của tỉnh phát triển toàn diện, tiên tiến, từng bước hiện đại, hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh từng lĩnh vực, từng vùng; áp dụng công nghệ cao để giảm thiểu chi phí và nâng cao chất lượng, tăng giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm. Thực hiện CDCC nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng phát triển mạnh thủy sản, chăn nuôi, gắn với an toàn dịch bệnh, giảm dần tỷ lệ lao động nông nghiệp trong nông thôn, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nông dân. Khai thác có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển. Thực hiện tốt Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới nhằm từng bước phát triển nông thôn toàn diện.

- Thúc đẩy phát triển các vùng và khu kinh tế theo quy hoạch đã được phê duyệt, xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù phát riển vùng, liên kết vùng, phát riển các mô hình kinh tế xanh cho các vùng và khu kinh tế, phát triển các vùng nguyên vật liệu để chủ động hơn các yếu tốt đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh. Phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai.

5.3. Một số giải pháp để phát triển ngành Nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa5.3.1. Giải pháp về thúc đẩy NSLĐ nội sinh của ngành 5.3.1. Giải pháp về thúc đẩy NSLĐ nội sinh của ngành

- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Khuyến nông để làm cầu nối chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, tạo chuyển biến mạnh mẽ việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới trên các lĩnh vực của ngành, nhằm thúc đẩy sản xuất nguyên liệu, nâng dần hàm lượng khoa học - công nghệ trong các sản phẩm chủ yếu của ngành. Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ở tất cả các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.

- Đẩy mạnh thông tin khoa học - kỹ thuật - thương mại để hỗ trợ các thành phần kinh tế về khoa học, công nghệ, thị trường, định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, theo nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường. Đẩy mạnh áp tụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao thân thiện với môi trường và hệ thống quản lý chất lượng hiện đại trong bảo quản, chế biến nông sản. - Kết hợp với công tác truyền thông, đào tạo tập huấn các chương trình có liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp. Các cơ quan truyền thông, báo chí cần tuyên truyền phổ biến các mô hình, điển hình trong cơ cấu lại ngành Nông nghiệp.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế.

- Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đối với ngành Nông nghiệp thì phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới.

5.3.2. Giải pháp thúc đẩy CDCC lao động

- Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động ổn định, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số, phục vụ phát triển kinh tế biển và nông nghiệp công nghệ cao.

- Tăng cường công tác phối hợp với các trường, viện, cơ sở đào tạo của Trung ương trên địa bàn trong đào tào nguồn nhân lực.

còn mỏng, thiếu để có kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật, có chính sách thu hút, tăng số lượng cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, ưu tiên lựa chọn đội ngũ làm việc ở cơ sở, trong các đơn vị sự nghiệp nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Nông nghiệp, nông thôn.

5.3.3. Giải pháp nâng cao giá trị sản xuất Nông nghiệp

- Thực hiện tốt quy hoạch thủy sản được phê duyệt, hình thành ổn định các vùng nuôi trồng thâm canh cao, vùng sản xuất giống tập trung, an toàn, sạch bệnh.

- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.

- Phát triển các vùng trồng trọt và chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Xây dựng và hoàn thiện các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường kiểm soát dịch hại, bệnh hại và triển khai các biện pháp phòng trừ, kiểm soát dịch bệnh đảm bảo kịp thời, hiệu quả.

- Phát triển mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái tại các địa phương như Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.

- Xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản Khánh Hòa với các sản phẩm sạch, cho giá trị kinh tế cao.

- Nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến thủy sản, đẩy mạnh đổi mới công nghệ gắn với sản xuất sạch theo tiêu chuẩn quốc tế để gia tăng giá trị sản phẩm.

5.3.4. Giải pháp Phát triển kết cấu hạ tầng ngành Nông nghiệp

- Triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng đối với các dự án về thủy lợi nhằm phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động cấp nước cho diện tích trồng lúa 2 vụ, diện tích các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.

- Đầu tư phát triển cảng cá kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền nghề cá để tăng hiệu quả đầu tư, đặc biệt các khu gần các ngư trường vùng biển có tần suất bão cao, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai; củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, phòng chống sụt lở bờ sông, bờ biển.

- Xây dựng và triển khai chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thương mại ở khu vực nông thôn.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động của chuyển dịch cơ cấu lao động đến tăng trưởng ngành nông nghiệp tỉnh khánh hòa (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w