Bảng 4.12: Đóng góp của lĩnh vực và CDCC vào tăng trưởng NSLĐ của ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 - 2019
STT Chỉ tiêu Từ 2000 - 2005 Từ 2006 - 2010 Từ 2011 - 2015 Từ 2016 - 2019 Từ 2000 - 2019 A Tốc độ tăng NSLĐ (%) -4,00 0,67 6,03 11,28 3,08 1 NSLĐ nội sinh (%) -2,88 -0,86 4,69 11,36 2,64
+ Nông, lâm nghiệp -2,16 1,80 3,09 3,55 1,47
+ Thủy sản -0,73 -2,66 1,60 7,81 1,18
2 Hiệu ứng chuyển
dịch tĩnh (%) -1,09 1,81 1,19 -0,34 0,43
+ Nông, lâm nghiệp 0,27 -0,47 -0,56 0,17 -0,16
+ Thủy sản -1,36 2,28 1,74 -0,51 0,59
3 Hiệu ứng chuyển
dịch động (%) -0,03 -0,28 0,15 0,27 0,01
+ Nông, lâm nghiệp -0,05 -0,01 -0,09 -0,07 -0,05
+ Thủy sản 0,02 -0,27 0,24 0,34 0,07
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2019
Lĩnh vực Nông, lâm nghiệp
Trong cả giai đoạn từ 2000-2019, tốc độ tăng trưởng NSLĐ của ngành bị giảm do hiệu ứng chuyển dịch động của lĩnh vực Nông lâm nghiệp bình quân các giai đoạn luôn mang dấu âm. Tuy nhiên, trung bình cả giai đoạn âm 0,05% nên cũng không đáng kể. Thực tế cho thấy số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực Nông lâm nghiệp không có sự ổn định, tăng giảm qua từng năm. Số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực
Nông lâm nghiệp phụ thuộc trực tiếp vào thời tiết và sự tăng về NSLĐ của các ngành khác. Vì vậy, người lao động chưa chủ động chuyển dịch từ lĩnh vực có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang lĩnh vực có tốc độ tăng NSLĐ cao hơn.
Xét cả giai đoạn từ 2000-2019, trưởng NSLĐ của ngành cũng bị giảm do hiệu ứng chuyển dịch tĩnh của lĩnh vực Nông lâm nghiệp trung bình giai đoạn này âm 0,16%. Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh đều mang giá trị âm trong giai đoạn từ 2006-2015 nên kéo théo giá trị trung bình của cả giai đoạn 2000-2019 mang giá trị âm. Như vậy, lao động không có sự dịch chuyển từ lĩnh vực có NSLĐ thấp sang lĩnh vực có NSLĐ cao hơn. Điều này được lý giải chủ yếu là do đặc điểm địa hình của từng khu vực là khác nhau, người lao động đang làm việc trong lĩnh vực Nông lâm sản khó có thể xuống vùng có địa hình biển để tham gia vào lĩnh vực thủy sản. Thay vào đó, người lao động thường có xu hướng sản xuất Nông nghiệp tại địa phương hoặc tham gia vào các ngành khác.
Kết quả phân tích cho thấy từ năm 2006-2019, NSLĐ nội sinh của lĩnh vực Nông lâm nghiệp có đóng góp tích cực vào tăng trưởng NSLĐ của ngành. Mặc dù NSLĐ của lĩnh vực Nông lâm nghiệp còn thấp hơn rất nhiều so với lĩnh vực Thủy sản, tuy nhiên kết quả phân tích SSA chứng minh rằng NSLĐ nội sinh của lĩnh vực Nông lâm nghiệp lại có đóng góp lớn cho sự tăng năng suất chung của ngành. Điều này cho thấy, mặc dù số lượng lao động tham gia lĩnh vực Nông lâm nghiệp chưa ổn định làm cho CDCC mang dấu âm tuy nhiên việc sản xuất của lĩnh vực đã có nhiều tiến bộ. Việc tăng năng suất của lĩnh vực Nông lâm nghiệp đến từ việc tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, người lao động được tập huấn về cách chăm sóc cây trồng và vật nuôi mang lại năng suất cao, cũng như sự chuyển đổi từ những giống cây trồng vật nuôi cho giá trị và năng suất thấp sang những giống cây trồng và vật nuôi cho năng suất cao hơn.
Lĩnh vực Thủy sản
Kết quả phân tích cho thấy trong giai đoạn từ 2000-2019, cả hai yếu tố của CDCC và NSLĐ nội sinh của lĩnh vực Thủy sản đều có tác động dương cùng chiều đến tăng tưởng năng suất ngành Nông nghiệp. Trong đó, NSLĐ nội sinh có mức đóng góp cao nhất với 1,18% và hiệu ứng chuyển dịch động có sự đóng góp thấp nhất với 0,07%.
Trong giai đoạn từ năm 2000-2019, hiệu ứng chuyển dịch động có sự đóng góp dương vào tăng trưởng năng suất ngành Nông nghiệp tuy nhiên không đáng kể, trung
bình cả giai đoạn đạt 0,07%. Giai đoạn từ năm 2011-2019, hiệu ứng chuyển dịch động có tác động cùng chiều với tăng trưởng năng suất ngành, điều này chứng tỏ có sự dịch chuyển lao động từ lĩnh vực có tốc độ tăng NSLĐ thấp sang lĩnh vực có tốc độ tăng trưởng NSLĐ cao hơn.
Hiệu ứng chuyển dịch tĩnh của lĩnh vực Thủy sản trong giai đoạn từ năm 2000- 2019 có đóng góp 0,59% vào tăng trưởng năng suất ngành Nông nghiệp. Từ năm 2006- 2015, hiệu ứng chuyển dịch tĩnh có tác động cùng chiều góp phần thúc đẩy tăng trưởng năng suất ngành Nông nghiệp. Trong giai đoạn này đã có sự dịch chuyển lao động từ lĩnh vực có NSLĐ thấp sang lĩnh vực có NSLĐ cao hơn.
Đóng góp lớn nhất cho sự tăng trưởng NSLĐ của ngành là NSLĐ nội sinh. Bình quân giai đoạn 2000-2019, NSLĐ nội sinh đóng góp 1,18% vào tăng trưởng NSLĐ ngành Nông nghiệp. Từ năm 2015-2019, NSLĐ nội sinh luôn là động lực để thúc đẩy tăng trưởng. Đặc biệt giai đoạn từ 2016-2019, NSLĐ nội sinh lĩnh vực thủy sản đóng góp tới 7,81% tăng trưởng năng suất của ngành. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển lĩnh vực thủy sản của tỉnh Khánh Hòa, đó là tăng cường trang bị các tàu cá lớn với công suất cao để đánh bắt xa bờ nâng cao sản lượng khai thác, hiện đại hóa trang thiết bị trên tàu để bảo quản hải sản đánh bắt được tốt hơn, đầu tư ngư cụ để hoạt động đánh bắt được hiệu quả.
Nhìn chung số lượng lao động tham gia vào lĩnh vực Nông nghiệp còn nhiều biến động. Vì vậy, CDCC chưa có đóng góp nhiều đến sự tăng trưởng NSLĐ của ngành. Mà tăng trưởng NSLĐ nội sinh là yếu tố then chốt định hướng cho sự tăng trưởng NSLĐ. Điều này hoàn toàn phù hợp với định hướng phát triển ngành Nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa đó là cơ giới hóa, hiện đại hóa sản xuất, giảm dần sản xuất hộ cá nhân gia đình nhỏ lẻ thay vào đó là sản xuất theo quy mô lớn, hiện đại, chuyên nghiệp mang lại năng suất và giá trị cao.