5.3.1. Giải pháp về thúc đẩy NSLĐ nội sinh của ngành
- Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức Khuyến nông để làm cầu nối chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, tạo chuyển biến mạnh mẽ việc ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ mới trên các lĩnh vực của ngành, nhằm thúc đẩy sản xuất nguyên liệu, nâng dần hàm lượng khoa học - công nghệ trong các sản phẩm chủ yếu của ngành. Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ ở tất cả các khâu sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản.
- Đẩy mạnh thông tin khoa học - kỹ thuật - thương mại để hỗ trợ các thành phần kinh tế về khoa học, công nghệ, thị trường, định hướng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
- Phát triển công nghiệp chế biến nông sản gắn với phát triển các vùng sản xuất nguyên liệu tập trung được cơ giới hóa đồng bộ, theo nhu cầu và khả năng tiêu thụ của thị trường. Đẩy mạnh áp tụng tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cao thân thiện với môi trường và hệ thống quản lý chất lượng hiện đại trong bảo quản, chế biến nông sản. - Kết hợp với công tác truyền thông, đào tạo tập huấn các chương trình có liên quan trong quá trình thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành Nông nghiệp. Các cơ quan truyền thông, báo chí cần tuyên truyền phổ biến các mô hình, điển hình trong cơ cấu lại ngành Nông nghiệp.
- Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng khai thác tiềm năng, lợi thế của các địa phương trong vùng, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế.
- Đẩy mạnh phát triển kinh tế biển tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh, đối với ngành Nông nghiệp thì phát triển nuôi trồng, khai thác, chế biến thủy sản gắn với xây dựng nông thôn mới.
5.3.2. Giải pháp thúc đẩy CDCC lao động
- Thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển nguồn nhân lực: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển thị trường lao động ổn định, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, nhân lực số, phục vụ phát triển kinh tế biển và nông nghiệp công nghệ cao.
- Tăng cường công tác phối hợp với các trường, viện, cơ sở đào tạo của Trung ương trên địa bàn trong đào tào nguồn nhân lực.
còn mỏng, thiếu để có kế hoạch đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực khoa học kỹ thuật, có chính sách thu hút, tăng số lượng cán bộ có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, ưu tiên lựa chọn đội ngũ làm việc ở cơ sở, trong các đơn vị sự nghiệp nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Nông nghiệp, nông thôn.
5.3.3. Giải pháp nâng cao giá trị sản xuất Nông nghiệp
- Thực hiện tốt quy hoạch thủy sản được phê duyệt, hình thành ổn định các vùng nuôi trồng thâm canh cao, vùng sản xuất giống tập trung, an toàn, sạch bệnh.
- Đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, kết nối với chuỗi cung ứng toàn cầu. Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp, các hình thức hợp tác, liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản theo chuỗi giá trị.
- Phát triển các vùng trồng trọt và chăn nuôi an toàn dịch bệnh. Xây dựng và hoàn thiện các khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn tỉnh.
- Tăng cường kiểm soát dịch hại, bệnh hại và triển khai các biện pháp phòng trừ, kiểm soát dịch bệnh đảm bảo kịp thời, hiệu quả.
- Phát triển mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái tại các địa phương như Cam Lâm, Khánh Sơn, Khánh Vĩnh.
- Xây dựng, phát triển thương hiệu nông sản Khánh Hòa với các sản phẩm sạch, cho giá trị kinh tế cao.
- Nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến thủy sản, đẩy mạnh đổi mới công nghệ gắn với sản xuất sạch theo tiêu chuẩn quốc tế để gia tăng giá trị sản phẩm.
5.3.4. Giải pháp Phát triển kết cấu hạ tầng ngành Nông nghiệp
- Triển khai thực hiện đảm bảo hiệu quả, chất lượng đối với các dự án về thủy lợi nhằm phát triển hệ thống thủy lợi đảm bảo chủ động cấp nước cho diện tích trồng lúa 2 vụ, diện tích các cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao, nuôi trồng thủy sản thâm canh tập trung theo hướng công nghiệp, ứng dụng công nghệ cao.
- Đầu tư phát triển cảng cá kết hợp với khu neo đậu tàu thuyền nghề cá để tăng hiệu quả đầu tư, đặc biệt các khu gần các ngư trường vùng biển có tần suất bão cao, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra.
- Ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phòng chống thiên tai; củng cố, nâng cấp hệ thống đê sông, đê biển, phòng chống sụt lở bờ sông, bờ biển.
- Xây dựng và triển khai chính sách ưu đãi thu hút doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển hạ tầng thương mại ở khu vực nông thôn.
5.3.5. Giải pháp phát triển ngành Nông nghiệp thích ứng với biển đổi khí hậu
- Tăng cường bảo vệ rừng nhất là rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá rừng. Triển khai thực hiện hiệu quả chính sách giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.
- Tiếp tục thực hiện các giải pháp cụ thể nhằm ngăn chặn đà suy giảm nguồn lợi thủy sản, từng bước phục hồi và tái tạo nguồn lợi thủy sản vùng biển gần bờ.
- Đảm bảo an toan các hồ chứa, hoàn chỉnh quy trình vận hành liên hồ hiệu quả, góp phần đảm bảo an ninh nước ngọt và điều hòa lượng nước trên địa bàn tỉnh.
5.4. Một số hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo
Luận văn đã đạt được toàn bộ mục tiêu nghiên cứu được đưa ra tại Chương 1. Tuy nhiên, do sự tiếp cận, thu thập số liệu còn nhiều hạn chế nên tác giả chỉ phân tích đóng góp của CDCC lao động đến tăng trưởng ngành Nông nghiệp. Luận văn chưa đánh giá được CDCC lao động có đóng góp như thế nào đến sự phát triển của các nhóm ngành Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ - Thương mại.
Ngoài ra, do còn một số tồn tại về mặt phương pháp nên tác giả chưa đánh giá được tác động của các yếu tố tiến bộ công nghệ, vốn, chất lượng lao động, các chính sách của Nhà nước … đến tăng trưởng kinh tế.
Các luận văn, đề tài nghiên cứu tiếp theo có thể thu thập thêm số liệu của các lĩnh vực Công nghiệp – Xây dựng và Dịch vụ - Thương mại để đánh giá tác động của CDCC lao động lên các ngành trên. Bên cạnh đó, cũng có thể áp dụng phương pháp khác để đánh giá đóng góp của CDCC lao động đến tăng trưởng GRDP của tỉnh Khánh Hòa như Phương pháp đo lường CDCC lao động bằng chỉ số Lien hay Phương pháp nghiên cứu định lượng để đưa ra cái nhìn tổng quan với đa dạng các biến số từ đó đánh giá toàn diện hơn tác động của CDCC lao động lên tăng trưởng kinh tế.
Tóm tắt chương 5
Trong chương 5, tác giả đã đưa ra các mục tiêu phát triển ngành Nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa. Từ các căn cứ trên, tác giả đã đưa ra một vài biện pháp nhằm thúc đẩy sự phát triển ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa trong thời gian tới. Các nhóm biện pháp bao gồm: biện pháp về đẩy mạnh NSLĐ nội sinh của ngành, biện pháp đẩy mạnh sự CDCC lao động; biện pháp nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp; giải pháp pháp triển kết cấu hạ tầng ngành Nông nghiệp và giải pháp phát triển ngành Nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu. Cuối cùng, tác giả đã chỉ ra một số tồn tại của luận văn và đưa ra một số hướng nghiên cứu tiếp theo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt
1. Nguyễn Thị Tuệ Anh và Bùi Thị Phương Liên (2007), Đánh giá đóng góp của các ngành kinh tế và CDCC ngành đến tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam, Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
2. Cục Thống Kê Khánh Hòa (2000-2019), Báo cáo Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang.
3. Phí Thị Hằng (2014), CDCC lao động theo ngành của tỉnh Thái Bình trong giai đoạn hiện nay. Luận án Tiến sĩ. Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
4. Vũ Thị Thu Hương (2017), CDCC lao động tại Việt Nam: Các yếu tố tác động và vai trò đối với tăng trưởng kinh tế. Luận án Tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
5. Hội đồng nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Nghị quyết về kế hoạch phát triển kính tế - Xã hội tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2021-2025, Nha Trang – Khánh Hòa.
6. Phan Đình Khôi và Nguyễn Thị Dân (2017), CDCC lao động và tăng trưởng công nghiệp địa phương: Trường hợp thành phố Cần Thơ. Tạp chí Kinh tế và Phát triển, tháng 8, p.80.
7. Giang Thanh Long và cộng sự (2015), Tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến tăng trưởng kinh tế việt nam và các đề xuất chính sách. Hà Nội: Viện Chiến lược Phát triển.
8. Phạm Hồng Mạnh (2016), Giáo trình Kinh tế nông nghiệp, Đại học Nha Trang.
9. Cao Thị Nhung (2011), CDCC lao động trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên. Luận văn Thạc sĩ. Trường đại học Kinh tế Huế.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo Cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 định hướng đến 2030 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, Nha Trang – Khánh Hòa.
11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Khánh Hòa, Tổng kết thực hiện Kế hoạch Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đến năm 2020 và kế hoạch cơ cấu lại ngành giai đoạn 2021-2025 định hướng đến năm 2030, Nha Trang – Khánh Hòa.
12. Nguyễn Tiệp (2007), Giải quyết về việc làm và ổn định đời sống dân cư vùng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp. Tạp chí Lao động và Xã hội, tháng 11, p. 322.
13. Phạm Quý Thọ (2006), CDCC lao động trong xu hướng hội nhập quốc tế. Hà Nội. Lao động.
14. Phạm Thị Chung Thủy (2011), Giải pháp CDCC lao động tại tỉnh Bình Định. Luận văn Thạc sĩ. Trường đại học Đà Nẵng.
15. Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo tình hình kinh tế xã hội các năm từ 2000-2019, Nha Trang – Khánh Hòa.
16. Nguyễn Thị Cẩm Vân (2015), CDCC và tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong thời kỳ công nghiệp hóa và hiện đại hóa. Luận án Tiến sĩ. Đại học Kinh tế Quốc dân.
17. Nguyễn Thị Như Vân (2018), Đánh giá đóng góp của CDCC kinh tế vào tăng trưởng NSLĐ của tỉnh Khánh Hòa. Luận văn Thạc sĩ. Trường đại học Nha Trang.
Tiếng Anh
18. Fabricant, S., 1942. Employment in Manufacturing, 1899-1939: An Analysis of Its Relation to the Volume of Production. New York: National Bureau of Economic Research, Inc..
19. Gustav, R. & John, F. C. H., 1961. A theory of economic development. American economic review, Issue 51, pp. 33-65.
20. Kuznets, S., 1930. Secular Movements in Production and Prices: Their Nature and Their Bearing upon Cyclical Fluctuations. Boston and New York: Houghton Mifflin Company.
21. Kuznets, S., 1966. Modern Economic Growth. New Haven: Yale University Press.
22. Lewis.W.A, 1954. Economic Development with unlimited Suplies of labour.
Manchester School of Economic and Social Studies, Issue 22, pp. 139-191.
23. Smith, A., 1776. An Inquiry into the Nature and Causes of the Wealth of Nations.
London. Willian Strahan, Thomas Cadell.
24. Smith, A., 1993. Wealth of Nations. England: Abridged.
25. Timmer, M. & Azirmai, A., 2000. Productivity growth in Asian manufacturing: the structural bonus hypothesis examined. Structural Change and Economic Dynamics, 11(4), pp. 371-392.
26. Vatthanamixay, C. & Masaru, I., 2013. Structural change, labor productivity growth, and convergence of BRIC countries. Development Discussion Policy Paper,
PHỤ LỤC
1. Giá trị và cơ cấu GRDP ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn từ 2000-2019 theo từng lĩnh vực
Năm
Giá trị GRDP ngành Nông nghiệp (triệu đồng)
Cơ cấu GRDP ngành Nông nghiệp (%) Tổng Nông - lâm nghiệp Thủy sản Tổng Nông - lâm nghiệp Thủy sản 2000 3.484.146 1.389.836 2.094.310 100 39,89 60,11 2001 3.647.582 1.380.085 2.267.497 100 37,84 62,16 2002 3.810.021 1.419.448 2.390.574 100 37,26 62,74 2003 4.030.463 1.515.314 2.515.149 100 37,60 62,40 2004 4.010.963 1.578.078 2.432.886 100 39,34 60,66 2005 3.999.795 1.510.940 2.488.855 100 37,78 62,22 2006 4.272.801 1.634.248 2.638.553 100 38,25 61,75 2007 4.390.869 1.768.220 2.622.648 100 40,27 59,73 2008 4.570.633 1.979.687 2.590.946 100 43,31 56,69 2009 4.628.162 2.049.360 2.578.802 100 44,28 55,72 2010 4.688.365 2.049.863 2.638.502 100 43,72 56,28 2011 4.777.010 2.066.151 2.710.859 100 43,25 56,75 2012 4.900.313 2.219.165 2.681.148 100 45,29 54,71 2013 4.957.718 2.296.561 2.661.157 100 46,32 53,68 2014 5.104.887 2.354.823 2.750.064 100 46,13 53,87 2015 5.023.713 2.164.944 2.858.769 100 43,09 56,91 2016 5.163.015 2.282.053 2.880.962 100 44,20 55,80 2017 5.269.373 2.260.561 3.008.812 100 42,90 57,10 2018 5.232.928 2.339.554 2.893.374 100 44,71 55,29 2019 5.312.008 2.118.163 3.193.845 100 39,88 60,13
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu của Cục thống kê tỉnh Khánh Hòa từ năm 2000-2019
2. Tốc độ tăng trưởng GRDP và NSLĐ ngành Nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000-2019 Năm Giá trị GRDP ngành Nông nghiệp (triệu đồng) Tốc độ tăng trưởng GRDP (%/năm) Số lượng lao động (người) Tốc độ tăng lao động NSLĐ (triệu đồng/người) Tốc độ tăng trưởng NSLĐ (%/năm) 2000 3.484.146 166.340 20,95 2001 3.647.582 4,69 196.794 18,31 18,54 -11,51 2002 3.810.021 4,45 199.357 1,30 19,11 3,11 2003 4.030.463 5,79 242.749 21,77 16,60 -13,12 2004 4.010.963 -0,48 238.943 -1,57 16,79 1,10 2005 3.999.795 -0,28 237.294 -0,69 16,86 0,41 2006 4.272.801 6,83 234.775 -1,06 18,20 7,97 2007 4.390.869 2,76 221.314 -5,73 19,84 9,01 2008 4.570.633 4,09 222.918 0,72 20,50 3,35 2009 4.628.162 1,26 238.736 7,10 19,39 -5,45 2010 4.688.365 1,30 273.400 14,52 17,15 -11,54 2011 4.777.010 1,89 263.978 -3,45 18,10 5,53 2012 4.900.313 2,58 274.991 4,17 17,82 -1,53 2013 4.957.718 1,17 305.848 11,22 16,21 -9,04 2014 5.104.887 2,97 298.931 -2,26 17,08 5,35 2015 5.023.713 -1,59 226.589 -24,20 22,17 29,83 2016 5.163.015 2,77 228.400 0,80 22,61 1,96 2017 5.269.373 2,06 294.800 29,07 17,87 -20,93 2018 5.232.928 -0,69 272.700 -7,50 19,19 7,36 2019 5.312.008 1,51 176.600 -35,24 30,08 56,75
3. Đóng góp của các CDCC lao động vào tăng trưởng ngành Nông nghiệp của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2000 – 2019
Năm
Tốc độ tăng NSLĐ (%/năm)
NSLĐ nội sinh (%) Hiệu ứng chuyển
dịch tĩnh (%) Hiệu ứng chuyển dịch động (%) Tổng Nông- lâm nghiệp Thủy sản Tổng Nông- lâm nghiệp Thủy sản Tổng Nông- lâm nghiệp Thủy sản 2000 2001 -11,51 -11,84 -6,33 -5,51 0,35 -0,10 0,45 -0,03 0,02 -0,04 2002 3,11 2,30 0,79 1,51 0,79 -0,20 1,00 0,02 0,00 0,02 2003 -13,12 -6,69 -5,94 -0,76 -6,27 1,60 -7,87 -0,16 -0,25 0,09 2004 1,10 1,44 2,11 -0,67 -0,34 0,07 -0,41 0,01 0,00 0,00 2005 0,41 0,39 -1,41 1,79 0,03 -0,01 0,03 0,00 0,00 0,00 2000-2005 -4,00 -2,88 -2,16 -0,73 -1,09 0,27 -1,36 -0,03 -0,05 0,02 2006 7,97 4,82 4,26 0,56 3,19 -0,67 3,86 -0,04 -0,08 0,03 2007 9,01 6,97 6,22 0,75 2,09 -0,49 2,58 -0,05 -0,08 0,03 2008 3,35 3,05 4,59 -1,54 0,31 -0,09 0,40 -0,02 -0,01 -0,01 2009 -5,45 -3,56 -2,06 -1,50 -1,93 0,64 -2,57 0,04 -0,03 0,07 2010 -11,54 -15,59 -4,02 -11,57 5,37 -1,74 7,11 -1,32 0,16 -1,48 2006-2010 0,67 -0,86 1,80 -2,66 1,81 -0,47 2,28 -0,28 -0,01 -0,27 2011 5,53 3,20 2,91 0,29 2,37 -0,93 3,30 -0,04 -0,06 0,02 2012 -1,53 -1,17 1,17 -2,35 -0,38 0,16 -0,55 0,03 0,00 0,02 2013 -9,04 -9,43 -2,95 -6,48 0,46 -0,21 0,67 -0,07 0,01 -0,08