Trong những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa đang từng bước thực tiến tái cơ cấu ngành theo chủ trương của Đảng và Nhà nước theo định hướng chung để tăng năng suất và giá trị cho ngành nông nghiệp. Chuyển đổi từ việc canh tác lạc hậu sang sản xuất gắn liền với ứng dụng khoa học công nghệ kỹ thuật. Cụ thể trong nội bộ từng lĩnh vực CDCC như sau: chuyển đổi diện tích trồng hoa màu cho năng suất thấp sang trồng cây ăn quả, cây công nghiệp giống mới cho năng suất cao; chuyển đổi từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình sang mô hình chăn nuôi tập trung, quy mô lớn với trang thiết bị hiện đại; chuyển đổi từ khai thác thủy sản gần bờ sang đánh bắt xa bờ bằng những tàu có công suất lớn và trang thiết bị đời mới,….
Tỷ trọng GRDP ngành Nông nghiệp giai đoạn 2000- 2019 100% 90% 80% 70% 60% 50% 40% 30% 20% 10% 0%
NÔNG - LÂM NGHIỆP THỦY SẢN
Hình 4.2: Tỷ trọng GRDP ngành Nông nghiệp giai đoạn 2000-2019
Qua quá trình 20 năm phát triển, ngành nông nghiệp không có biến động nhiều về tỷ trọng từng lĩnh vực qua các năm. Lĩnh vực Thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trên 50% so với lĩnh vực Nông lâm nghiệp. Do cả hai lĩnh vực đều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên những năm thời tiết thuận lợi cả hai lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản đều cho giá trị cao, ngược lại, khi gặp những hiện tượng thời tiết cực đoan, cả hai lĩnh vực đều có sự sụt giảm về năng suất. Tuy nhiên, trong nôi bộ từng lĩnh vực lại có sự chuyển dịch rất mạnh mẽ. Cụ thể kết quả CDCC ngành nông nghiệp trong những năm sau như sau:
Lĩnh vực trồng trọt
Với gần 80.000ha diện tích gieo trồng cây hàng năm và hơn 24.000ha diện tích cây lâu năm, trong những năm qua lĩnh vực trồng trọt đã tập trung công tác chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, hỗ trợ sản xuất trong quá trình xây dựng nông thôn mới và áp dụng các đề tài nghiên cứu khoa học. Trồng trọt phát triển ổn định, đã định hình được một số cây trồng chính và từng bước hình thành các vùng sản xuất tập trung, thâm canh tạo ra sản lượng hàng hóa như: vùng sản xuất tập trung cây lúa, cây mía, vùng cây ăn quả; một số cây trồng mới có giá trị kinh tế đưa vào trồng, đã từng bước thích nghi như: cây Xoài Úc Cam Lâm; cây Bưởi Da xanh ở Khánh Vĩnh; cây Sầu Riêng, Măng cụt, Chuối ở Khánh Sơn; cây Tỏi ở Vạn Ninh...
Tình hình chuyển đổi và tái cơ cấu một số cây trồng chính:
Đối với cây lương thực: Trọng tâm trong chuyển đổi cây lượng thực là cây lúa, đã hình thành vùng sản xuất lúa tập trung thâm canh cao ở thị xã Ninh Hòa hơn 6.000
ha, huyện Diên Khánh hơn 3.000 ha, huyện Vạn Ninh gần 3.000 ha. Diện tích lúa giảm 1.861,9ha chủ yếu do thực hiện chuyển đổi cây trồng. Hiện nay, đã thực hiện cơ giới hóa trên 90% công đoạn, công đoạn thủ công chỉ còn một số công việc: bón phân, cấy dặm, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh…
Đối với cây thực phẩm: diện tích trồng có xu hướng giảm so với các năm trước, hiện tại ổn định 5.000ha do sự chuyển đổi dịch tích đất trồng rau sang mục đích phi nông nghiệp và và một số diện tích chuyển sang trồng các loại rau, gia vị có thời gian sinh trưởng dài hơn. Trong thời gian qua ngành nông nghiệp chú trọng phát triển các mô hình chuỗi sản xuất, các vùng sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP từ đó hình thành các vùng sản xuất an toàn để chủ động cung ứng cho các khu đô thị, khu du lịch, siêu thị, nhà hàng; có chính sách hỗ trợ, đảm bảo tăng thu nhập của người trồng rau.
Đối với cây công nghiệp ngắn ngày: Diện tích mía đến nay đã giảm 2.214 ha còn khoảng hơn 16.000ha do sự chi phí đầu tư cao, giá thu mua thấp nên người dân đã chuyển đổi sang các cây trồng có hiệu quả kinh tế cao hơn như bưởi, xoài….
Cây chất bột có củ: Chủ yếu cây sắn, được trồng trên đất dốc, đồi núi, nghèo dinh dưỡng, đầu tư thâm canh chưa cao, nên hiệu quả kinh tế thấp, trong những năm qua diện tích giảm còn khoản hơn 4.000 ha và hiện nay có xu hướng tiếp tục chuyển những diện tích trồng sắn kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả.
Đối với cây ăn quả:
Diện tích trồng cây lâu năm có sự thay đổi lớn nhất do sự chuyển đổi diện tích đất trồng kém hiệu quả sang trồng cây ăn quả. Diện tích năm 2019 đạt 17.643,86 ha tăng 3.360 ha so với năm 2013. Diện tích tăng do chuyển đổi diện tích đất 01 vụ lúa, diện tích trồng sắn và mía kém hiệu quả và tập trung phát triển một số cây ăn quả có lợi thế ở địa phương như: cây sầu riêng, cây xoài Úc, cây bưởi da xanh và hình thành vùng sản xuất tập trung như: Sầu riêng, măng cụt Khánh Sơn; Xoài ở Cam Lâm và Bưởi da xanh ở Khánh Vĩnh và một số vùng đã áp dụng mô hình sản xuất theo VietGap.
Từ năm 2017 năm 2020 tỉnh đã chuyển đổi được 3.312,2ha trung bình mỗi năm hơn 1.000ha, trong đó chuyển đổi 655ha, đất lúa kém hiệu quả, không chủ động nước sang cây hàng năm khác và 2.656,61ha đất trồng cây hàng năm, cây lâu năm kém hiệu quả sang cây ăn quả hiệu quả kinh tế cao như sầu riêng, xoài, bưởi da xanh… Trong đó có 1.918ha đã được hỗ trợ gồm 334ha đất lúa kém hiệu quả không chủ động nước sang cây hàng năm và 1.584 ha đất cây hàng năm, cây lâu năm kém hiệu quả sang cây
nông nghiệp hiệu quả kinh tế cao với tổng kinh phí 42.329,19 triệu đồng. Cụ thể từng địa phương như sau:
Bảng 4.5: Diện tích chuyển đổi cây trồng ở các địa phương trong tỉnh Khánh Hòa từ năm 2017- 2020
STT Địa phương Tổng cộng(ha)
Diện tích đất lúa chuyển đổi sang
cây hàng năm khác (ha)
Diện tích đất trồng cây hàng năm, lâu năm chuyển đổi sang
cây NN hiệu quả kinh tế cao (ha)
1 Huyện Vạn Ninh 259,51 152,22 107,29
2 Thị xã Ninh Hòa 715,07 175,06 540,01
3 Huyện Diên Khánh 471,06 29,24 441,82
4 Huyện Cam lâm 554,32 291,07 263,25
5 Thành phố Cam Ranh 85,55 0 85,55
6 Huyện Khánh Vĩnh 434 8 426
7 Huyện Khánh Sơn 792,69 792,69
Tổng cộng 3,312,2 655,59 2.656,61
Nguồn: Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2020
Lĩnh vực chăn nuôi
Triển khai thực hiện chuyển đổi mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ sang mô hình chăn nuôi trang trại, gia trại và ứng dụng công nghệ mới có kiểm soát an toàn dịch bệnh và môi trường. Chuyển giao nhanh công nghệ chăn nuôi theo hướng an toàn để phát triển chăn nuôi bền vững, khuyến khích áp dụng công nghệ cao, liên kết giữa các khâu trong chuỗi giá trị từ sản xuất giống, thức ăn đến chế biến để nâng cao năng suất, giảm chi phí, tăng hiệu quả và giá trị gia tăng; CDCC đàn nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các loài nuôi có giá trị kinh tế, dễ tiêu thụ, có thị trường ổn định để nâng cao thu nhập cho người trực tiếp chăn nuôi, đảm bảo cho ngành chăn nuôi phát triển ổn định.
Đến năm 2019, đàn lợn đạt 257.420 con tăng 29,15% so với năm 2016; Đàn trâu bò: 59.330 con giảm 18,83% so với năm 2016, Đàn gia cầm 2.809.000 con tăng 24,81% so với năm 2016. Đồng thời có chuyển dịch lớn từ hình thức chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại công nghiệp và bán công nghiệp.
Bảng 4.6: Tổng đàn gia súc tỉnh Khánh Hòa từ năm 2016-2019
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019Tổng đàn
1 Trâu bò Con 73.090 74.119 67.480 59.330
Trang trại tư nhân Con 503 573 706 1.520
2 Lợn Con 199.321 237.259 262.660 257.420
Trang trại tư nhân Con 27.940 34.917 45.300 53.900 Chăn nuôi liên kết Con 96.054 98.461 166.531 177.100 3 Gia cầm Con 2.250.989 2.738.000 2.723.000 2.809.4000 Trang trại tư nhân Con 462.457 475.000 478.640 504.600 Chăn nuôi liên kết Con 349.708 514.800 586.430 559.160
Nhìn chung ngành chăn nuôi giai đoạn 2016-2019 đã có sự tăng trưởng của các giống vật nuôi chủ lực là lợn và gà; tổng đàn trâu bò tuy có giảm qua các năm do diện tích đồng cỏ ngày càng thu hẹp nhưng đã có các dự án đầu tư chăn nuôi bò trên địa bàn tỉnh; có sự chuyển dịch lớn hình thức chăn nuôi, từ chăn nuôi nông hộ sang chăn nuôi trang trại; tăng cả về số lượng trại và quy mô.
Lĩnh vực Thủy sản
Tái cơ cấu thủy sản tập trung vào nâng cao hiệu quả khai thác, nuôi trồng; phát triển khai thác xa bờ có tổ chức.
Về khai thác thủy sản: Giai đoạn 2017 - 2019, tổng số tàu thuyền của tỉnh giảm chậm từ 9.810 chiếc xuống còn 9.786 chiếc; Cơ cấu tàu thuyền theo nhóm công suất có sự thay đổi, nhóm tàu công suất trên 90 cv tăng nhanh, đặc biệt là nhóm tàu trên 400 cv. Điều này thể hiện xu hướng phát triển lĩnh vực khai thác xa bờ. Các nhóm công suất dưới 90 CV hoạt động khai thác vùng lộng và vùng ven bờ đều có xu hướng giảm. Sự phát triển của nhóm tàu công suất lớn phản ánh chuyển dịch đúng hướng về cơ cấu lực lượng khai thác hải sản của tỉnh những năm qua. Số tàu cá công suất lớn được đầu tư trang bị khá hiện đại như: máy lọc nước biển, máy dò ngang, hệ thống tời thủy lực... ngư cụ, phương pháp đánh bắt ngày càng được cải tiến phù hợp với ngư trường, đối tượng, mùa vụ. Công nghệ bảo quản sau thu hoạch cũng có những chuyển biến tích cực, nhiều tàu thuyền đã cải tiến hệ thống khoang, hầm đông, công cụ bảo quản nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm sau khai thác.
Giai đoạn 2017 – 2019, Sản lượng khai thác trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng dần qua các năm từ 95.407 tấn năm 2017 đã tăng lên 97.415 tấn năm 2019 với tỷ lệ tăng trưởng bình quân 1.06%/năm.
Về nuôi trồng thủy sản: Nuôi trồng thủy sản chuyển dần theo hướng công nghiệp. Loài nuôi đã tập trung vào các đối tượng nuôi chủ lực của tỉnh như: tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm, cá mú, ốc hương, rong biển… theo hướng tạo mối liên kết chặt chẽ, bảo đảm lợi ích hài hòa giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.
Nhiều mô hình nuôi tôm theo công nghệ mới như: Bioíloc, nuôi tôm kết hợp với cá rô phi, nuôi kết hợp tôm sú với cá dìa... đạt năng suất cao và ổn định.
Giai đoạn 2017 – 2020, diện tích nuôi trồng thủy sản (ao, đìa) trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng từ 4.098 ha năm 2017 lên 4.126ha; diện tích nuôi trồng thủy sản trên biển (ô, lồng) có xu hướng tăng nhanh, từ 48.277 ô lồng lên 76.111 ô lồng.
Về xây dựng, phát triển các mô hình liên kết
Triển khai, thực hiện Quyết định 3465/QĐ-BNN-TCTS ngày 06/08/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Đề án “Thí điểm tổ chức khai thác, thu mua, chế
biến, tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi”, tỉnh Khánh Hòa đã xây dựng và duy trì 03 chuỗi liên kết bao gồm:
- Chuỗi liên kết giữa Công ty TNHH Thịnh Hưng và Tổ Hợp tác nghề cá Phước Đồng với hơn 100 tàu tự nguyện đăng ký tham gia. Đến nay mô hình chuỗi đã đi vào hoạt động ổn định giúp bà con ngư dân yên tâm khai thác, nâng cao chất lượng, sản lượng sản phẩm cá ngừ của tỉnh.
- Chuỗi liên kết cá ngừ sọc dưa giữa Công ty TNHH Tín Thịnh và Tổ hợp tác nghề cá Vĩnh Phước với số lượng tàu cá đăng ký tham gia là 25 tàu.
- Chuỗi liên kết mô hình giữa công ty TNHH T&H Nha Trang và tổ hợp tác nghề các Trường Sa.
Lĩnh vực lâm nghiệp
Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp có trọng tâm là phát triển, tăng năng suất, chất lượng rừng trồng sản xuất gắn với tăng cường quản lý, bảo vệ rừng.
Công tác quản lý bảo vệ rừng: Thực hiện chính sách giao khoán bảo vệ rừng, gắn trách nhiệm của người giữ rừng với quyền hưởng lợi thành quả, tạo điều kiện cho người dân tại chỗ, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện, nâng cao thu nhập, đời sống. Tăng cường quản lý, bảo vệ tốt 177.069 ha rừng tự nhiên theo quy hoạch, độ che phủ rừng năm 2019 đạt 48%.
- Công tác phát triển rừng:
Trong trồng rừng sản xuất đã từng bước áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nhất là giống, đầu tư thâm canh để tăng năng suất, chất lượng rừng phù hợp với điều kiện cụ thể từng vùng sinh thái, nhằm phục vụ nguyên liệu cho chế biến, nhất là chế biến bột giấy với nguyên liệu chính là cây keo.
Đối với rừng trồng mới, trồng lại rừng và trồng rừng thay thế trong giai đoạn 2013-2020 đã thực hiện được 16.532ha.
Đối với trồng cây phân tán: giai đoạn 2013-2020 đã trồng 1.976.898.390 cây.
- Khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Về khai thác gỗ rừng trồng, tỉnh Khánh Hòa có khoảng 83.775 ha rừng sản xuất với các loài cây trồng chính là Dầu, Sao, Thông; Keo lá tràm, Keo lai dâm hom.... Lĩnh vực chế biến gỗ và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh còn chậm phát triến. Trước đây người dân chỉ khai thác nhỏ lẻ các loại cây trồng phân tán để tiêu dùng tại chỗ. Gần đây sản lượng khai thác gỗ rừng trồng đã liên tục tăng. Nguồn gỗ này chủ yếu được sử dụng cho nhu cầu sản xuất giấy, ván nhân tạo, xuất khẩu dăm mảnh và tiêu dùng của dân, việc chế biến gỗ rừng trồng để tạo ra các sản phẩm xuất khẩu đang tăng dần.
Trong giai đoạn từ 2017-2020, diện tích rừng đã thực hiện khai thác trên toàn tỉnh là 2.890 ha, sản lượng khai thác đạt 77.877 m3, sản phẩm chủ yếu là gỗ nguyên liệu giấy.