2.1.1. Khái quát sự hình thành phát triển của Công ty Ford VN
2.1.1.1. Tổng quan về Công ty Ford VN
Vào năm 1995, Tập đoàn ô tô Ford của Mỹ đã xâm nhập vào thị trường Việt nam, thành lập ra Công ty Ford Việt nam và khai trương nhà máy lắp ráp tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (cách Hà Nội 55 km về phía Đông) với tên tiếng Việt: Công ty TNHH Ford Việt nam, tên tiếng Anh: Ford Viet nam Limited.
Tổng vốn đầu tư của Ford Việt Nam là 102 triệu USD, hoạt động trong 50 năm, trong đó 75% vốn góp là của Ford Motor và 25% vốn góp là của Công ty Diesel Sông Công Việt Nam. Với tổng số nhân viên tại Ford Việt nam là 580 người. Đây là lần đầu tiên Việt nam đón nhận một liên doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất đồng thời là một trong những dự án đầu tư lớn nhất từ Mỹ.
2.1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Công ty Ford VN
Qua nghiên cứu kĩ lưỡng và nhận thấy thị trường Việt nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp ôtô, với nền kinh tế non trẻ, đang từng buớc phát triển thì chỉ trong một thời gian tới, công nghiệp ôtô sẽ phát triển rất mạnh mẽ, do vậy Ford Motor Quyết định đầu tư vào thị trường này.
* Tháng 9/1995: Ford Motor kí hợp đồng liên doanh với Công ty Diesel Sông Công với tỷ lệ vốn góp của Ford Motor – 25%, Diesel Sông Công – 75%
và đến tháng 10 bắt tay khởi công xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô Ford tại Hải Dương.
* Tháng 9/2007, Ford Motor khi trương ba đại lý tại ba miền, Miền Bắc: đại lý Ha Noi Ford, Miền Nam: đại lý Saigon Ford, Miền Trung: đại lý Dana Ford. Ba đại lý này hoạt động khá hiệu quả đem lại rất nhiều hợp đồng và đơn đặt hàng lớn cho công ty.
* Giai đoạn cuối năm 1997 đến hết năm 1998, với 70 triệu USD ban đầu
được đầu tư vào trụ sở làm việc, trang thiết bị máy móc với các quy trình sản xuất hiện đại nhằm chế tạo ra những chiếc xe có chất lượng cao nhất, công suất nhà máy đạt vượt mức chỉ tiêu đề ra với 14.000 xe/năm nhưng lượng tiêu thụ
không mấy khả quan. Một phần là do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế và một phần là do tâm lý khách hàng còn e ngại về chất lượng sản phẩm. Ford VN nhận ra rằng không chỉ cú trọng vào sản xuất mà còn phải chú trọng vào phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đến tháng 10/1998 Trung tâm Quan hệ Khách hàng đi vào hoạt động 24/24, cung cấp đường dây điện thoại nóng cho dịch vụ trợ giúp kỹ thuật và tạo kênh thông tin liên lạc trực tiếp giữa khách hàng và công ty.
* Giai đoạn 1999 – 2005: Đây là giai đoạn phát triển ổn định nhất của công ty, doanh thu bán hàng liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2005 lợi nhuận công ty thu được cao nhất, số lượng xe bán ra thị trường đạt mức kỷ lục đưa Ford VN vươn lên từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 2 trên thị trường Việt nam với 14% thị phần.
Để đáp ứng đủ số lượng nhân viên cho sự phát triển của công ty, công ty đã thực hiện tuyển thêm nhân viên, đặc biệt là các nhân viên ở các văn phòng đại diện năng tổng số nhân viên của Ford VN lên 670 nhân viên.
* Trong năm 2006 rất nhiều biến động tiêu cực ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ôtô nói chung và Tổng công ty Ford Motor nói riêng. Doanh số bán
hàng của Ford Motor giảm mạnh so với năm trước đó. Ngay cả khi ông Alan Mulally - một người rất giỏi đứng lên nhận chức Giám Đốc điều hành Công ty cũng không thay đổi được tình hình. Do vậy Ford VN không tránh khỏi bị ảnh hưởng, điều này thể hiện qua việc doanh thu của công ty bị giảm mạnh, đột ngột do số lượng xe bán ra thị trường giảm so với năm 2005 gần 27%.
* Giai đoạn 2007 – 2008: Để khắc phục tình hình kinh doanh năm 2006, Ford Motor quyết định thay đổi bộ máy quản trị của công ty Ford VN, ngày 1/7/2007 chính thức bổ nhiệm ông Michael Pease với hơn 26 năm làm việc cho Ford làm Tổng Giám Đốc thay thế cho ông Tim Tucker. Sau khi nhận chức, ông đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình. Kết quả là tình hình kinh doanh đã khả quan hơn, doanh thu năm 2007 đã tăng đáng kể so với năm 2006. Năm 2008 vừa qua là một năm khá khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, xong do Công ty đã biết khắc phục được các mặt yếu kém và phát huy được thế mạnh của mình nên công ty vẫn đứng vững và doanh thu của công ty tiếp tục tăng lên.
Trong hơn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt nam, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty đã nỗ lực không ngừng thúc đẩy Ford Việt Nam dẫn đầu thị trường trong nước về nhiều mặt. Nhà máy Ford tại Hải Dương là nhà máy ô tô đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp cả ba chứng chỉ chất lượng ISO 9001; ISO 14001 và QS 9000. Đặc biệt tháng 6/2005, Ford Việt Nam đã vượt qua các kiểm định rất gay gắt và đạt tiêu chuẩn nhận chứng chỉ chất lượng ISO:TS 16949 chuyên ngành Công nghiệp ôtô. Như vậy, Ford Việt Nam đã và đang dẫn đầu trong công tác nâng cao chất lượng và thoả mãn nhu cầu khách hàng.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Ford VN
Công ty có bộ máy tổ chức khá phức tạp, với rất nhiều bộ phận, phòng ban và các văn phòng đại diện. Tất cả đều có nhiệm vụ giúp việc, tham mưu cho Tổng Giám Đốc, thực hiện các công việc theo chức năng.
Tổng Giám Đốc
Phó Tổng Giám Đốc
Giám Đốc Tài Chính Giám Đốc Kỹ Thuật TP TC TP KT TP XNK TP NS TP KD TP MKT TP DV- PT TP IT TP SX TP CƯ VP Hà nội VP Đà nẵng VP TP HCM
1. Tổng Giám đốc:
Là ông Michael Pease - người có quyền cao nhất trong Công ty, có quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Phải chịu trách nhiệm trước Công ty về tất cả kết quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn, sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Có quyền quyết định, phê duyệt mọi chủ trương, chính sách, điều lệ, các chiến lược, mục tiêu của Công ty. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty.
Khi Tổng Giám Đốc vắng mặt khi Phó Tổng Giám Đốc sẽ thay mặt Tổng Giám Đốc giải quyết công việc.
Thư kí TGĐ, Trợ lý điều hành, Trợ lý kinh doanh & quan hệ cộng đồng là những người trợ giúp, tham mưu cho Tổng Giám Đốc, thực hiện các công việc sắp xếp lịch làm việc, tiếp khách… cho Tổng Giám Đốc.
• Phòng Xuất Nhập khẩu (XNK):
Phòng XNK có nhiệm vụ: Tìm kiếm thị trường, xây dựng, thực hiện các kế hoạch, dự án liên quan đến XNK. Tham mưu cho Ban Lãnh đạo về những thông tin liên quan đến XNK, luật Việt nam, luật quốc tế… Nghiên cứu, đánh giá năng lực của các đối tác từ đó lựa chọn ra các đối tác tin cậy để hợp tác lâu dài. Thực hiện các chương trình giới thiệu sản phẩm qua các triển lãm, các live show giới thiệu, quảng bá sản phẩm…
Phòng XNK thực hiện mọi công tác XNK của công ty: giao dịch với các đối tác nước ngoài, nhập khẩu các loại linh kiện, nguyên liệu nhằm phục vụ cho việc sản xuất, lắp ráp xe trong nhà máy và nhập khẩu xe nguyên chiếc về cung cấp tại thị trường Việt nam. Đồng thời thực hiện việc thương lượng xuất trả lại những hàng hoá không đủ tiêu chuẩn, chất lượng như trong hợp đồng. Các
nghiệp vụ của phòng XNK: viết thư hỏi hàng, chào hàng đến các đối tác, trả lời thư của các đối tác, xử lý hoá đơn chứng từ, thực hiện công tác Hải quan, lập các hoá đơn thuế nộp cho Nhà nước.
• Phòng Tài chính - Kế toán (TC – KT):
Phòng TC – KT có nhiệm vụ: Thực hiện công tác quản lý quỹ, vốn của doanh nghiệp, hạch toán kế toán các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay, nghiệp vụ kinh doanh khác… Thực hiện thanh toán, theo dõi tín dụng. Kiểm tra kết quả kinh doanh từng tháng, từng quý, phân tích hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không có hiệu quả. Báo cáo kết quả kinh doanh. Cân đối thu – chi. Tính lương và trả lương cho công nhân và cán bộ cô譠g nhân viên của công ty. Thực hiện quyết toán cho khách hàng, tính thuế và nộp thuế cho Nhà nước. Tổng kết, lưu trữ thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác tài chính - kế toán.
• Phòng kinh doanh:
Tiếp nhận các nguồn vốn vay, vốn góp huy động từ các cổ đông, ngân hàng… Xây dựng các kế hoạch sản xuất kinh doanh, vạch định các chương trình, dự án thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Thực hiện, triển khai công tác sản xuất kinh doanh và các trương trình dự án theo kế hoạch đã đề ra đó. Chịu trách nhiệm marketing, đấu thầu, thương thảo, kí kết hợp đồng kinh doanh, tìm kiếm các đối tác, nguồn cung cấp cho các nguyên liệu đầu vào và thị truờng tiềm năng cho các sản phẩm sẽ tung ra thị trường. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch sản xuất, báo cáo tình hình thường xuyên lên cấp trên.
• Bộ phận sản xuất:
Trực tiếp thực hiện công việc sản xuất, lắp ráp tạo ra sản phẩm và báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh cho phòng kinh doanh.
Phòng Marketing có nhiệm vụ: tìm kiếm thị trường, phân tích cơ hội của thị trường, phát hiện ra các khách hàng tiềm năng. Nghiên cứu, phân tích sở thích, mong muốn của khách hàng. Xây dựng các chương trình khuyến mại, bốc thăm trúng thưởng để thu hút khách hàng. Quảng bá sản phẩm ra thị trường Việt nam, và phát triển thương hiệu ra ngoài quốc tế.
• Phòng Nhân lực:
Giải quyết các vấn đề về nhân sự, thay đổi, điều chuyển nhân viên. Thực hiện công tác tuyển chọn nhân viên, công nhân cho các vị trí còn thiếu. Tổ chức, thực hiện các khoá đào tạo cán bộ nhân viên, công nhân cho công ty, đặc biệt là những người mới sẽ có các khoá huấn luyện, đảm bảo sẽ đảm nhiệm tốt công việc được giao. Đánh giá, thưởng, phạt nhằm khuyến khích nhân viên làm việc.
• Bộ phận chăm sóc khách hàng:
Các dịch vụ hậu mãi, tư vấn sản phẩm, bảo hành, sửa chữa nhằm đáp ứng nhu cầu một cách tốt nhất cho khách hàng. Thực hiện các chương trình khuyến mại, trúng thưởng, giảm thuế trước bạ… khích thích, tạo sự chú ý của khách hàng.
• Các văn phòng đại diện:
Là đại diện pháp lý của Công ty, có chức năng giao dịch, ký kết hợp đồng, thực hiện, triển khai hợp đồng, theo dõi, cung ứng sản phẩm kịp thời, hướng dẫn sử dụng, bảo hành, các dịch vụ sau bán…
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của Công ty Ford VN
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về xuất nhập khẩu linh kiện, sản xuất, lắp ráp thành các sản phẩm ôtô các loại thuộc hãng Ford và xe đạp điện “Think”, nhập khẩu xe nguyên chiếc và các dịch vụ đi kèm nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường Việt nam.
- Thực hiện đủ và vượt mức các chỉ tiêu đã đặt ra, đảm bảo lợi ích và mục đích kinh doanh thu lợi nhuận của công ty.
- Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các dịch vụ chăm sóc khách hàng, dịch vụ sau bán hàng, nâng cao uy tín công ty. Và hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước.
- Phấn đấu mở rộng quy mô sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động, không ngừng đào tạo, nâng cao cho người lao động, cán bộ, công nhân viên về trình độ văn hoá, chuyên môn, khoa học kĩ thuật.
- Đảm bảo an toàn cho người lao động và các nhân viên của công ty, thực hiện nghĩa vụ bảo vệ môi trường, trật tự an toàn xã hội và các nghĩa vụ quốc phòng…
2.2. Hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phản ánh rõ nét kết quả kinh doanh nhập khẩu của công ty, vì vậy muốn tìm hiểu kết quả kinh doanh nhập khẩu trước tiên ta tìm hiểu kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây.
Theo bảng 2.1 ta có thể thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá khả quan và có chiều hướng tốt. Năm 2004, tổng doanh thu Công ty thu về là 235.030 nghìn USD, trong đó lợi nhuận là 82.871 nghìn USD. Năm 2005, nối tiếp thành công năm 2004, công ty đầu tư thêm vốn, số lượng xe bán ra cũng tăng lên đáng kể khiến tổng doanh thu tăng cao - 255.841 nghìn USD, chi phí cũng tăng do đầu tư khá nhiều vào chi phí bán hàng, và nhiều chương trình hậu mãi nhưng lợi nhuận thu về vẫn tăng cao – 83.924 nghìn USD. Năm 2006, trước bối cảnh tình hình thị trường biến động mạnh do những thay đổi về chính sách trong ngành Công nghiệp Ôtô và sự biến động tiêu cực trên thị trường ôtô thế
giới. Do Tổng công ty Ford Motor cũng bị sụt giảm khá mạnh nên công ty
không thể khắc phục được tình hình và đành chấp nhận với con số doanh thu thu về là 187.640 nghìn USD, và lợi nhuận là 56.378 nghìn USD, thấp hơn xấp xỉ 1,5 lần so với năm 2005. Đến năm 2007, sự đổi mới trong ban quản trị Công ty dần dần lấy lại được sức mạnh, cùng với các biện pháp kích cầu, kết quả đã tăng lên khá cao với doanh thu - 223.685 nghìn USD và lợi nhuận - 71.307 nghìn USD, tăng 126,5 % so với năm 2006. Năm 2008, nền kinh tế thế giới đi vào suy thoái, lạm phát kinh tế tăng cao nhưng Ford VN đã phát huy được lợi thế có những dòng xe sang trọng nhưng giá cả rất phải chăng. Hơn nữa, Công ty đã nắm bắt tâm lý khách hàng với sự kiện chạy đua với thuế trước bạ do vậy doanh thu Công ty thu về còn cao hơn năm 2005 22 nghìn USD nhưng chi phí thuế nhập khẩu phụ tùng tăng cao, cùng các chi phí khác đều tăng nên lợi nhuận thấp hơn năm 2005 2.356 nghìn USD với 81.568 nghìn USD, nhưng vẫn tăng 114,4 % so với năm 2007. Đây cũng là thành công lớn của Công ty nhờ những cố gắng hết mình của Ban lãnh đạo và các thành viên trong Công ty.
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (2004 – 2008)
(Đơn vị: 1000USD)
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán - Công ty Ford VN)
Công ty luôn có cách vượt lên khó khăn và đem lại lợi nhuận cao, đóng góp khá lớn cho Nhà nước nhưng thực tế lợi nhuận đó vẫn chưa thật xứng đáng với quy mô nhập khẩu, sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy nâng cao hơn
Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2007 2008
Tổng Doanh thu 235.030 255.841 187.640 223.685 255.863
Tổng Chi phí 124.536 143.942 112.469 128.609 147.118
nữa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty là việc rất cần thiết. Chúng ta sẽ xem xét kỹ lưỡng tình hình nhập khẩu của Công ty qua các khía cạnh khác nhau.
2.2.1. Về kim ngạch nhập khẩu
Số liệu bảng 2.2 cho thấy kim ngạch nhập khẩu thay đổi theo tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Năm 2006, giá trị nhập khẩu khá cao nhưng đã giảm 11.566 nghìn USD so với năm 2005 từ 46.660 nghìn USD xuống còn 35.094 nghìn USD, do sự sụt giảm chung của nền Công nghiệp ôtô thế giới. Năm 2007, giá trị nhập khẩu giảm mạnh còn hơn 17 triệu USD bằng 50,3 % so với năm 2006 vì lượng tồn kho trong năm 2006 tồn đọng khá lớn, Công ty đành