khẩu của Công ty Ford VN
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Công ty còn gặp phải những mặt hạn chểtong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Thứ nhất, mặc dù doanh thu, lợi nhuận của Công ty trong ba năm gần đây đều tăng trưởng nhưng so với các năm trước chỉ sấp sỉ bằng thậm chí có năm còn thấp hơn khá nhiều, đặc biệt là trong năm 2006. Cũng bởi một phần là do Việt nam ra nhập tổ chức WTO, Công ty có cơ hội mở rộng thị trường nhập khẩu, lựa chọn đối tác song cũng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Cộng thêm chính sách của Nhà nước cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu cũng như các chính sách thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước nên hoạt động nhập khẩu của Công ty cũng gặp khó khăn hơn.
Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên chi phí năm 2008 đều bị giảm nhẹ, điều này cho thấy chi phí phát sinh năm 2008 tăng lên so với năm 2007. Các chi phí này nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của Công ty, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cũng se giảm theo.
Thứ ba, số vòng quay vốn lưu động năm 2008 cũng giảm so với năm trước như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho hoạt động nhập khẩu cũng giảm. Công ty cần phải có biện pháp điều chỉnh lại nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.
Thứ tư, việc tiêu thụ một số chủng loại hàng còn chậm, cần phải nâng cao hơn nữa công tác marketing, thu thập, xử lý thông tin để có các thông tin cập nhật về sự thay đổi thị hiếu, sở thích của khách hàng trong các năm nhanh nhất, chính xác nhất để có thể đưa ra các quyết định nhập khẩu hàng nhanh nhất, phù hợp nhất phục vụ cho sản xuất, lắp ráp để cung cấp ra thị trường sớm nhất.
Thứ năm, do các sản phẩm nhập khẩu hầu hết đều có hàm lượng khoa học, kỹ thuật cao nên giá thành khá cao, do vậy cũng gây khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, Công ty cần phải có chính sách quản lý vốn phù hợp.