Các nhân tố chủ quan 2 5-

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH ford việt nam (Trang 26)

Các nhân tố này xuất phát từ bên trong mỗi doanh nghiệp nên doanh nghiệp có thể khắc phục được nếu làm chưa tốt.

* Nguồn nhân lực.

Trong mọi trường hợp con người luôn là nhân tố quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Sự thông minh, sáng tạo và chủ động của con người trong việc sử dụng các nguồn nhân lực tạo nên kết quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có đội ngũ lao động có trình độ, kỹ thuật cao, nghiệp vụ thành thạo, am hiểu thị trường thì chắc chắn doanh nghiệp đó sẽ hoạt động rất hiệu quả do tiết kiệm được thời gian, tiền bạc, vốn, sức lao động, giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh… Do vậy, việc tuyển dụng, đào tạo để tạo nên một đội ngũ công nhân viên giỏi, năng đông, hiểu biết rộng, và cống hiến cho doanh nghiệp là việc mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm chú ý. Làm được điều này là doanh nghiệp đã nâng cao được lơi thế cạnh tranh cho mình trên thị trường.

* Nguồn vốn.

Vốn là một nhân tố không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp, để kinh doanh đi vào hoạt động doanh nghiệp luôn cần một lượng vốn rất lớn, lượng vốn này doanh nghiệp có thể huy động nguồn vốn góp từ cổ đông hoặc vay ngân hàng với việc kí quỹ, đặt cọc hoặc thế chấp…Doanh nghiệp nào có trong tay

lượng vốn lớn thì hoạt động kinh doanh sẽ dễ dàng hơn, khả năng thanh toán cao nên có thể cùng lức có nhiều hợp đồng, và không bị bỏ lỡ những hợp đồng béo bở vì không còn vốn. Tuy nhiên nếu sử dụng đồng vốn không đúng cách và bừa bãi thì doanh nghiệp sẽ chẳng thu được lợi tức từ những đồng vốn đó, doanh nghiệp sẽ nhanh chóng đi đến phá sản. Do đó doanh nghiệp luôn phải xác định cho mình cơ cấu vốn hợp lý để sao cho sử dụng vốn có hiệu quả cao nhất, đem lại lợi ích cao nhất cho mình.

* Trình độ quản lý.

Khâu quản lý trong doanh nghiệp cũng rất quan trọng, nhà quản lý phải có kiến thức về quản trị, am hiểu và nắm bắt nhanh nhạy sự biến đổi của thị trường, biết cách sử dụng, biến đổi linh hoạt các nguồn lực để sao cho đạt mục tiêu, kế hoạch đề ra một cách hiệu quả nhất. Nhà quản lý cũng phải năm bắt được tâm lý của công nhân viên để có các phương pháp kích thích sự say mê, hứng thú, sáng tạo của họ để công việc đạt hiệu quả cao hơn. Nếu có được những nhà quản lý mang đầy đủ những tố chất như vậy thì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ rất nhịp nhàng, giảm thiểu tối đa chi phí quản lý. Hơn nữa với sự hiểu biết và nhạy bén của các nhà quản lý đó họ sẽ đưa ra được các quyết định sáng suốt trong việc kinh doanh nhập khẩu mang lai hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

* Hệ thống cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.

Để phục vụ cho hoạt động nhập khẩu doanh nghiệp cần phải chuẩn bị đầy đủ cơ sở hạ tầng kĩ thuật như kho bãi, phương tiện vận chuyển… vì khi có đầy đủ doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí, nếu không doanh nghiệp phải bỏ chi phí ra để thuê mướn khi đó chi phí đầu vào sẽ tăng và mất đi sự chủ động trong kinh doanh.

* Hệ thống thông tin liên lạc.

Thông tin là điều thiết yếu, là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh. Thông tin đòi hỏi phải chính xác, nhanh chóng, kịp thời nếu không các nhà quản trị rất dễ đưa ra các quyết định, kế hoạch hay phương án nhập khẩu thiếu chính xác hoặc chậm chễ gây tổn thất cho doanh nghiệp. Bởi vậy doanh nghiệp luôn phải chú trọng đến hệ thống thông tin liên lạc để có thể thu thập, xử lý thông tin chính xác, khoa học, tính cập nhật cao về giá cả, thị trường, đối tác, đối thủ…góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho doanhᓚnghiệp.

Trên đây là các nhân tố cơ bản ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nói chung và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói riêng. Doanh nghiệp muốn hoạt động kinh doanh nhập khẩu của mình đạt hiệu quả cao thì cần phải quan tâm, chú ý, phân tích rõ ràng để giảm thiểu rủi ro cho mình.

1.3. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đối với doanh nghiệp

1.3.1. Do sự khan hiếm của nguồn lực sản xuất vì vậy phải nâng cao hiệu quảkinh doanh nhập khẩu kinh doanh nhập khẩu

Các nguồn lực trong sản xuất kinh doanh là hữu hạn, nếu sử dụng không hợp lý sẽ dẫn đến lãng phí, cạn kiệt dần các nguồn lực. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là biện pháp tối ưu giúp tiết kiệm nguồn lực cho các doanh nghiệp nhập khẩu. Các doanh nghiệp trước khi đưa ra một phương án kinh doanh cần phải nghiên cứu, xem xét, lựa chọn ra phương án đem lại kết quả tốt nhất với thời gian, vốn, lao động, ngoại tệ… bỏ ra là thấp nhất. Sự khan hiếm về nguồn lực đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng mọi cách để đảm bảo sự tồn tại lâu dài của doanh nghiệp mình, hơn nữa tiết kiệm nguồn lực giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí đầu vào, giảm giá thành sản phẩm.

Điều này đặc biệt quan trọng khi Việt nam là một đất nước còn chưa phát triển thì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, tiết kiệm được nguồn lực đầu vào cũng như giảm lượng ngoại tệ đổ ra nước ngoài là một điều rất cần thiết góp phần vào sự phồn vinh của đất nước. Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vừa đem lại lợi ích cho doanh nghiệp vừa mang lai lợi ích cho quốc gia.

1.3.2. Do môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt nên doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

Trong điều kiện môi trường cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, rủi ro trong nhập khẩu ngày càng tăng, các doanh nghiệp buộc phải tìm cách tự cứu mình. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là doanh nghiệp nâng cao được sức cạnh tranh của mình trên thị trường. Doanh nghiệp nâng cao hiệu quả kinh doanh khi biết ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, cải tiến nội dung, phương pháp trong hoạt động quản lý. Trong hoàn cảnh mọi doanh nghiệp đều tìm cách nâng cao hiệu quả nhập khẩu vì hiệu quả nhập khẩu chính là thước đo phản ánh trình độ quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nao không tìm cách nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu thì không thể tồn tại lâu trên th trường. Hơn nữa hiệu quả nhập khẩu có vai trò lớn trong việc phát triển kinh tế đất nước, thúc đẩy sự phát triển của khoa học kỹ thuật, tiếp cận với máy móc công nghệ mới… do vậy phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

1.3.3. Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu sẽ nâng cao đời sống vậtchất và tinh thần cho những người lao động trong doanh nghiệp chất và tinh thần cho những người lao động trong doanh nghiệp

Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được nâng cao nghĩa là lợi nhuận thu về của doanh nghiệp càng lớn, doanh nghiệp càng phát triển, sự quan tâm, trách nhiệm với người lao động sẽ được nâng lên. Người lao động sẽ được hưởng nhiều chế độ hơn như lương cao hơn, thưởng cao hơn, các chế độ chăm sóc về

sức khỏe, tinh thần cũng tốt hơn, ngoài ra còn tạo thêm việc làm mới cho người lao động góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp. Khi người lao động được đảm bảo về thu nhập, chất lượng sống, sức khỏe… thì họ sẽ có điều kiện chăm lo cho bản thân và gia đình cũng như yêu công việc có trách nhiệm và làm việc hăng say hơn, năng xuất lao động tăng cao, hiệu quả kinh doanh cảu doanh nghiệp cũng tăng lên.

Như vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty là một việc làm rất quan trọng không những đối với bản thân doanh nghiệp mà còn đối với Nhà nước.

CHƯƠNG II.

THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH FORD VIỆT NAM

2.1. Giới thiệu Công ty Ford Việt nam

2.1.1. Khái quát sự hình thành phát triển của Công ty Ford VN

2.1.1.1. Tổng quan về Công ty Ford VN

Vào năm 1995, Tập đoàn ô tô Ford của Mỹ đã xâm nhập vào thị trường Việt nam, thành lập ra Công ty Ford Việt nam và khai trương nhà máy lắp ráp tại huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (cách Hà Nội 55 km về phía Đông) với tên tiếng Việt: Công ty TNHH Ford Việt nam, tên tiếng Anh: Ford Viet nam Limited.

Tổng vốn đầu tư của Ford Việt Nam là 102 triệu USD, hoạt động trong 50 năm, trong đó 75% vốn góp là của Ford Motor và 25% vốn góp là của Công ty Diesel Sông Công Việt Nam. Với tổng số nhân viên tại Ford Việt nam là 580 người. Đây là lần đầu tiên Việt nam đón nhận một liên doanh ô tô có vốn đầu tư lớn nhất đồng thời là một trong những dự án đầu tư lớn nhất từ Mỹ.

2.1.1.2. Các giai đoạn phát triển của Công ty Ford VN

Qua nghiên cứu kĩ lưỡng và nhận thấy thị trường Việt nam có rất nhiều tiềm năng để phát triển ngành công nghiệp ôtô, với nền kinh tế non trẻ, đang từng buớc phát triển thì chỉ trong một thời gian tới, công nghiệp ôtô sẽ phát triển rất mạnh mẽ, do vậy Ford Motor Quyết định đầu tư vào thị trường này.

* Tháng 9/1995: Ford Motor kí hợp đồng liên doanh với Công ty Diesel Sông Công với tỷ lệ vốn góp của Ford Motor – 25%, Diesel Sông Công – 75%

và đến tháng 10 bắt tay khởi công xây dựng nhà máy lắp ráp ô tô Ford tại Hải Dương.

* Tháng 9/2007, Ford Motor khi trương ba đại lý tại ba miền, Miền Bắc: đại lý Ha Noi Ford, Miền Nam: đại lý Saigon Ford, Miền Trung: đại lý Dana Ford. Ba đại lý này hoạt động khá hiệu quả đem lại rất nhiều hợp đồng và đơn đặt hàng lớn cho công ty.

* Giai đoạn cuối năm 1997 đến hết năm 1998, với 70 triệu USD ban đầu

được đầu tư vào trụ sở làm việc, trang thiết bị máy móc với các quy trình sản xuất hiện đại nhằm chế tạo ra những chiếc xe có chất lượng cao nhất, công suất nhà máy đạt vượt mức chỉ tiêu đề ra với 14.000 xe/năm nhưng lượng tiêu thụ

không mấy khả quan. Một phần là do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế và một phần là do tâm lý khách hàng còn e ngại về chất lượng sản phẩm. Ford VN nhận ra rằng không chỉ cú trọng vào sản xuất mà còn phải chú trọng vào phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng. Đến tháng 10/1998 Trung tâm Quan hệ Khách hàng đi vào hoạt động 24/24, cung cấp đường dây điện thoại nóng cho dịch vụ trợ giúp kỹ thuật và tạo kênh thông tin liên lạc trực tiếp giữa khách hàng và công ty.

* Giai đoạn 1999 – 2005: Đây là giai đoạn phát triển ổn định nhất của công ty, doanh thu bán hàng liên tục tăng qua các năm, đặc biệt là năm 2005 lợi nhuận công ty thu được cao nhất, số lượng xe bán ra thị trường đạt mức kỷ lục đưa Ford VN vươn lên từ vị trí thứ 7 lên vị trí thứ 2 trên thị trường Việt nam với 14% thị phần.

Để đáp ứng đủ số lượng nhân viên cho sự phát triển của công ty, công ty đã thực hiện tuyển thêm nhân viên, đặc biệt là các nhân viên ở các văn phòng đại diện năng tổng số nhân viên của Ford VN lên 670 nhân viên.

* Trong năm 2006 rất nhiều biến động tiêu cực ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ôtô nói chung và Tổng công ty Ford Motor nói riêng. Doanh số bán

hàng của Ford Motor giảm mạnh so với năm trước đó. Ngay cả khi ông Alan Mulally - một người rất giỏi đứng lên nhận chức Giám Đốc điều hành Công ty cũng không thay đổi được tình hình. Do vậy Ford VN không tránh khỏi bị ảnh hưởng, điều này thể hiện qua việc doanh thu của công ty bị giảm mạnh, đột ngột do số lượng xe bán ra thị trường giảm so với năm 2005 gần 27%.

* Giai đoạn 2007 – 2008: Để khắc phục tình hình kinh doanh năm 2006, Ford Motor quyết định thay đổi bộ máy quản trị của công ty Ford VN, ngày 1/7/2007 chính thức bổ nhiệm ông Michael Pease với hơn 26 năm làm việc cho Ford làm Tổng Giám Đốc thay thế cho ông Tim Tucker. Sau khi nhận chức, ông đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm cải thiện tình hình. Kết quả là tình hình kinh doanh đã khả quan hơn, doanh thu năm 2007 đã tăng đáng kể so với năm 2006. Năm 2008 vừa qua là một năm khá khó khăn do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu, xong do Công ty đã biết khắc phục được các mặt yếu kém và phát huy được thế mạnh của mình nên công ty vẫn đứng vững và doanh thu của công ty tiếp tục tăng lên.

Trong hơn 10 năm hoạt động tại thị trường Việt nam, Ban lãnh đạo và toàn thể nhân viên công ty đã nỗ lực không ngừng thúc đẩy Ford Việt Nam dẫn đầu thị trường trong nước về nhiều mặt. Nhà máy Ford tại Hải Dương là nhà máy ô tô đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam được cấp cả ba chứng chỉ chất lượng ISO 9001; ISO 14001 và QS 9000. Đặc biệt tháng 6/2005, Ford Việt Nam đã vượt qua các kiểm định rất gay gắt và đạt tiêu chuẩn nhận chứng chỉ chất lượng ISO:TS 16949 chuyên ngành Công nghiệp ôtô. Như vậy, Ford Việt Nam đã và đang dẫn đầu trong công tác nâng cao chất lượng và thoả mãn nhu cầu khách hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Ford VN

Công ty có bộ máy tổ chức khá phức tạp, với rất nhiều bộ phận, phòng ban và các văn phòng đại diện. Tất cả đều có nhiệm vụ giúp việc, tham mưu cho Tổng Giám Đốc, thực hiện các công việc theo chức năng.

Tổng Giám Đốc

Phó Tổng Giám Đốc

Giám Đốc Tài Chính Giám Đốc Kỹ Thuật TP TC TP KT TP XNK TP NS TP KD TP MKT TP DV- PT TP IT TP SX TP VP nội VP Đà nẵng VP TP HCM

1. Tổng Giám đốc:

Là ông Michael Pease - người có quyền cao nhất trong Công ty, có quyền điều hành mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty. Phải chịu trách nhiệm trước Công ty về tất cả kết quả sản xuất kinh doanh, bảo toàn, phát triển vốn, sử dụng vốn sao cho hiệu quả. Chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Công ty. Có quyền quyết định, phê duyệt mọi chủ trương, chính sách, điều lệ, các chiến lược, mục tiêu của Công ty. Thường xuyên kiểm tra đôn đốc toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty.

Khi Tổng Giám Đốc vắng mặt khi Phó Tổng Giám Đốc sẽ thay mặt Tổng Giám Đốc giải quyết công việc.

Thư kí TGĐ, Trợ lý điều hành, Trợ lý kinh doanh & quan hệ cộng đồng là những người trợ giúp, tham mưu cho Tổng Giám Đốc, thực hiện các công việc sắp xếp lịch làm việc, tiếp khách… cho Tổng Giám Đốc.

• Phòng Xuất Nhập khẩu (XNK):

Phòng XNK có nhiệm vụ: Tìm kiếm thị trường, xây dựng, thực hiện các kế hoạch, dự án liên quan đến XNK. Tham mưu cho Ban Lãnh đạo về những thông tin liên quan đến XNK, luật Việt nam, luật quốc tế… Nghiên cứu, đánh giá năng lực của các đối tác từ đó lựa chọn ra các đối tác tin cậy để hợp tác lâu dài. Thực hiện các chương trình giới thiệu sản phẩm qua các triển lãm, các live show giới thiệu, quảng bá sản phẩm…

Phòng XNK thực hiện mọi công tác XNK của công ty: giao dịch với các đối tác nước ngoài, nhập khẩu các loại linh kiện, nguyên liệu nhằm phục vụ cho việc sản xuất, lắp ráp xe trong nhà máy và nhập khẩu xe nguyên chiếc về cung

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH ford việt nam (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w