2.3.1. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN
2.3.1.1. Về nhân tố khách quan
- Môi trường kinh tế: Những năm vừa qua môi trường kinh tế có rất nhiều biến động làm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
Năm 2006, ngành Công nghiệp ôtô thế giới lâm vào khó khăn, tất cả các hãng ôtô đều chịu chung tình trạng sụt giá, xe sản xuất ra không bán được. Ford Motor cũng không trách khỏi gặp phải khó khăn này, doanh thu sụt giảm nhanh chóng, Công ty Ford VN cũng bị ảnh hưởng lớn từ Công ty mẹ, do vậy doanh thu trong năm 2006 tụt dốc nhanh chóng xuống còn 57.925 nghìn USD, giảm
21.298 nghìn USD so với năm 2005, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu vì vậy cũng bị giảm mạnh.
Việt nam ra nhập WTO với chính sách mở cửa thông thương cũng tạo khá nhiều thuận lợi cho Công ty chính vì vậy mà năm 2007, công ty đã khắc phục khó khăn trong năm 2006, tạo đà cho năm 2008 lấy lại sức mạnh của mình mặc dù bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới.
Các chính sách thuế trong các năm gần đây tác động rất lớn đến tình hình nhập khẩu cũng như kinh doanh của Công ty. Năm 2008, thuế nhập khẩu phụ tùng ôtô tăng liên tục từ 5 – 10% tùy loại khiến chi phí sản phẩm tăng cao gây khó khăn cho việc tiêu thụ. Thuế trước bạ cũng tăng nhưng Công ty đã tận dụng cơ hội chạy đua với thuế của khách hàng mà đã bán được với số lượng khá lớn trong mỗi lần chuẩn bị tăng thuế của nhà nước. Trong năm 2009, dự báo thuế xuất nhập khẩu sẽ giảm 2 – 5%, điều này sẽ giúp Công ty giảm bớt trở ngại về thuế.
Cở sở hạ tầng, giao thông vận tải và thông tin liên lạc của Việt nam tuy đã tốt hơn rất nhiều nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu cho sự phát triển của Công ty, nhiều nơi trên đất nước còn chưa có giao thông thuận tiện, hệ thông thông tin liên lạc chưa được phủ sóng khiến việc mở rộng thị trường ra khắp đất nước còn gặp khó khăn, trở ngại.
- Môi trường pháp luật: Công ty không chỉ chịu ảnh hưởng của luật pháp Việt nam mà còn của các nước có đối tác của Công ty. Riêng luật pháp Việt nam cũng có nhiều điểm ảnh hưởng không tốt đến hoạt động nhập khẩu của Công ty như chính sách thuế nhập khẩu còn điều chỉnh quá nhiều, thay đổi liên tục khiến Công ty luôn phải có các biện pháp nhằm điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp.
2.3.1.2. Về nhân tố chủ quan
- Trình độ đào tạo nhân lực của Việt nam còn nhiều hạn chế nên khi tuyển dụng nhân viên mới Công ty phải mất thời gian đào tào gần như từ đầu. Hơn nữa, trình độ quản lý nguồn nhân lực vẫn còn thiếu sót, vẫn còn để tình trạng dư thừa nhân lực, không khai thác hết nguồn nhân lực sẵn có.
- Công tác giao nhận hàng hóa của công ty tốn khá nhiều chi phí do Công ty không có sẵn các phương tiện chuyển chở do vậy hầu như là đi thuê hoàn toàn, khiến chi phí nguyên vật liệu tăng lên, lợi nhuận thu về giảm đáng kế.
- Công ty luôn cần một lượng vốn lớn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, nhưng công tác huy động vốn từ các nhà đầu tư và ngân hàng chưa thật sự hiệu quả điển hình là trong năm 2006, 2007 lượng vốn huy động được thấp hơn rất nhiều so với các năm trước đó.
2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN
2.3.2.1. Về chỉ tiêu lợi nhuận
Mục đích của mọi doanh nghiệp là lợi nhuận, lợi nhuận của mỗi kì kinh doanh sẽ nói lên hiệu quả của hoạt động kinh doanh là cao hay thấp. Do vậy để đánh giá hiệu quả kinh doanh ta đi xem xét sự tăng trưởng lợi nhuận của Công ty.
Theo hình 2.2 ta nhận thấy, lợi nhuận của Công ty giảm đột ngột trong năm 2006, nhưng sau đó Công ty dần khắc phục được khó khăn và lợi nhuận tăng dần trong các năm sau đó, đến năm 2008 lợi nhuận đạt được gần bằng năm 2005, song ta có thể thấy độ dốc của đường lợi nhuận năm 2007 – 2008 không bằng năm 2006 – 2007, do vậy Công ty cần phải cố gắng hơn nữa nhằm nâng cao đến mức tối đa hiệu quả kinh doanh.
90,000 80,000 70,000 60,000 50,000 40,000 30,000 20,000 10,000 0
Lợi nhuận sau thuế
2005 2006 2007 2008
(Đơn vị: 1000USD)
Hình 2.3: Tăng trưởng lợi nhuận nhập khẩu (2005- 2008)
Trên đây chỉ là cái nhìn khái quát để có thể đánh giá chính xác, cụ thể hơn về hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty qua lợi nhuận, ta sẽ đi sâu hơn về các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu.
Bảng 2.6: Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ xuất lợi nhuận nhập khẩu (2005-2008)
(Đơn vị: 1000USD)
(Nguồn: Tổng hợp từ bảng cân đối kế toán 2005 – 2008)
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008
1. Tổng doanh thu 1000USD 255.841 187.640 223.685 255.863 2. Tổng chi phí 1000USD 143.942 112.469 128.609 147.118 3. Tổng nguồn vốn 1000USD 79.223 57.925 67.358 76.254 4. Lợi nhuận sau thuế 1000USD 83.924 56.378 71.307 81.568 5. Tỷ suất lợi nhuận trên
doanh thu = (4)/(1)*100 % 32,8 30 31,9 31,8
6. Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí = (4)/(2)*100
% 58,3 50,1 55,4 55,3
7. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn = (4)/(3)*100
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu.
Dựa vào hình 2.3 có thể thấy tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu nhập khẩu của Công ty cũng khá đồng đều, năm 2005 Công ty thu về 32,8 USD lợi nhuận trong 100 USD doanh thu. Con số này giảm đôi chút trong năm 2006 với 30 USD lợi nhuận, song sang năm 2007 và 2008 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu đã tăng trở lại tương ứng là 31,9 USD và 31,8 USD. Như vậy, tỷ lệ lợi nhuận từ hoạt động nhập khẩu của Công ty so với doanh thu rất ổn định, chiếm khoảng trên 30 % doanh thu.
33.5 33 32.5 32 31.5 31 30.5 30 29.5 29 28.5
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu
2005 2006 2007 2008
(Đơn vị: %)
Hình 2.4: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu nhập khẩu (2005-2008)
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo chi phí nhập khẩu.
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu của Công ty tương tự như trên doanh thu, tỷ suất này dao động trong khoảng 50 % đến gần 60 %. Theo hình 2.4, năm 2006 có giảm đôi chút song năm 2007, 2008 lại tăng trở lại. Tuy nhiên vẫn không cao bằng năm 2005 do phát sinh nhiều chi phí cho hoạt động
Marketing, dịch vụ sau bán hàng… Như vậy cho thấy hiệu quả kinh doanh nhập khẩu có giảm đôi chút.
60 58 56 54 52 50 48 46
Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí
2005 2006 2007 2008
( Đơn vị: %)
Hình 2.5: Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí nhập khẩu (2005-2008)
* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận theo tổng vốn nhập khẩu.
Xét trên tổng vốn thì tỷ suất lợi nhuận của công ty khá cao và tăng đều trong các năm, tuy năm 2006 đột ngột giảm 8,6 % so với năm 2005 từ 105,9 % xuống 97,3 %, nhưng đã ngay lập tức tăng trở lại trong năm 2007 và tiếp tục tăng trong năm 2008 lên tới 107 %. Như vậy, với 100 USD vốn bỏ ra Công ty thu về từ trên 97 USD đến gần 110 USD lợi nhuận - một tỷ lệ rất cao.
Dựa vào hình 2.5 ta thấy mặc dù độ dốc năm 2007 – 2008 không bằng năm 2006 – 2007 nhưng với đà tăng này thì hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty sẽ được nâng cao rất nhanh chóng.
108 106 104 102 100 98 96 94 92
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn
2005 2006 2007 2008
Hình 2.6: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn (2005-2008) - (Đơn vị:%)
2.3.2.2. Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cho biết khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao, hiệu quả kinh doanh cũng càng cao.
Bảng 2.7: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động (2005-2008)
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán – Công ty Ford VN)
ST Chỉ tiêu T
Đơn vị 2005 2006 2007 2008
1. Doanh thu thuần 1000USD 255.247 181.823 220.777 247.250
2. Vốn lưu động 1000USD 76.616 56.983 62.171 73.280 3. Số vòng quay vốn LĐ = (1)/(2) Vòng 3,33 3,19 3,55 3,37 4. Hệ số đảm nhiệm vốn LĐ = (2)/(1) - 0.3 0,31 0,28 0,29
5. Thời gian 1 vòng quay vốn LĐ = 360/(3)
* Số vòng quay vốn lưu động nh ập kh ẩu: 3.6 3.5 3.55 3.4 3.3 3.2 3.1 3 3.33 3.19 3.37 Số vòng quay vốn lưu động 2005 2006 2007 2008
Hình 2.7: Số vòng quay vốn lưu động nhập khẩu (2005-2008)
Căn cứ theo hình 2.6, ta có thể thấy số vòng quay của vốn lưu động nhập khẩu là không đồng đều tuy nhiên khá cao so với các Công ty khác. Năm 2005 vốn lưu động quay được 3.33 vòng/năm, đến năm 2006 giảm xuống 3,19 vòng/năm do kinh doanh giảm sút, vốn đầu tư giảm và doanh thu cũng giảm. Đến năm 2007 lại tăng khá mạnh lên tới 3,55 vòng/năm do kim ngạch nhập khẩu giảm đi nên lượng vốn bỏ ra giảm theo nhưng doanh thu lại tăng từ việc bán được hàng tồn đọng. Năm 2008, vòng quay vốn lại giảm đôi chút cho thấy kinh doanh chưa đạt hiệu quả như mong muốn.
* Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu:
Hệ số này chính là sự đảo ngược của số vòng quay vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ hiệu quả sử dụng vốn mới càng cao. Nhìn vào hình 2.7 ta thấy rõ ràng năm 2007 Công ty sử dụng vốn có hiệu quả nhất, để tạo ra 1đồng doanh thu công ty chỉ phải bỏ ra 0,28 đồng vốn, sang năm 2008 có tăng đôi chút nhưng
không đáng kể. Nếu Công ty luôn giữ được ở mức này trong các năm tới thì có nghĩa công tác quản lý và sử dụng vốn của công ty là khá tốt.
0.31 0.305 0.3 0.3 0.31 0.295 0.29 0.285 0.28 0.275 0.27 0.265 0.28 0.29 Hệ số đảm nhiệm vốn LĐ 2005 2006 2007 2008
Hình 2.8: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động nhập khẩu (2005 – 2008)
* Thời gian 1 vòng quay vốn lưu động nhập khẩu:
Các nhân tố tác động làm ảnh hưởng đến số vòng quay vốn lưu động thì cũng ảnh hưởng đến thời gian 1 vòng quay của vốn lưu động chỉ khác là tác động của chúng là ngược chiều nhau. Vì vậy, cũng giống như hệ số đảm nhiệm, số ngày vốn lưu động quay được một vòng càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Nhìn vào hình 2.8 ta có thể thấy thời gian để 1 vòng quay vốn lưu động nhập khẩu quay trong các năm từ 2005 đến 2008 khá đồng đều, chúng dao động trong khoảng từ 100 ngày đến trên 110 ngày, so với các doanh nghiệp khác thì đây là khoảng thời gian khá ngắn. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của Công ty là khá cao.
114 112 112.8 110 108 106 104 102 100 98 96 94 108.1 101.4 106.8
Thời gian 1 vòng quay vốn LĐ
2005 2006 2007 2008
Hình 2.9: Thời gian 1 vòng quay của vốn lưu động (2005-2008)
2.3.2.3. Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sẽ cho biết chất lượng lao động cũng như hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.
Bảng 2.8: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động (2005-2008)
(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán – Công ty Ford VN)
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008
1. Tổng doanh thu 1000USD 255.841 187.640 223.685 255.863 2. Lợi nhuận sau thuế 1000USD 83.924 56.378 71.307 81.568
3. Số lao động Người 670 665 667 672 4. Doanh thu bình quân trên 1 LĐ = (1)/(3) 1000USD 381,85 282,17 335,36 380,75 5. Mức sinh lời 1 LĐ = (2)/(3) 1000USD/người 125,26 84,78 106,91 121,38
Ta có thể thấy trong bảng 2.8 rằng số lượng lao động trong công ty không thay đổi nhiều, vì vậy chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty ta xem xét đánh giá doanh thu bình quân trên 1 lao động và mức sinh lời của 1 lao động.
* Doanh thu bình quân trên 1 lao động:
Quan sát hình 2.9 ta thấy năm 2005 doanh thu trung bình trên 1 lao động đạt cao nhất 381,05 nghìn USD, nhưng doanh thu trung bình 1 lao động làm ra trong năm 2006 giảm đi 26,1 % chỉ còn 282,17 nghìn USD. Hai năm sau doanh thu bình quân này tăng đều đặn đến năm 2008 lại đạt 380,75 nghìn USD. Như vậy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty vẫn chưa thật ổn định, Công ty vẫn chưa khai thác hết khả năng làm việc của các công nhân viên vì vậy cần có phương pháp thay đổi phù hợp để có thể tận dụng hết tối đa năng lực của những công nhân viên của công ty hơn nữa.
400 350 300 250 200 150 100 50 0 381.85 282.17 335.36 380.75
Doanh thu bình quân trên 1 LĐ
2005 2006 2007 2008
(Đơn vị: 1000USD)
* Mức sinh lời của 1 lao động:
Hình 2.10 cho thấy sự thay đổi mức sinh lời của 1 lao động trong các năm không khác gì mấy mức bình quân doanh thu của 1 lao động.
Năm 2005 vẫn là năm mức sinh lời/ lao động là cao nhất với 125,26 nghìn USD, sau đó năm 2006 cũng bị giảm đột ngột còn 84,7 nghìn USD và sang năm 2007, 2008 tăng trưởng đều liên tiếp tương ứng là 106,91 nghìn USD và 121,38 nghìn USD. 140 120 100 80 60 40 20 0 125.26 84.78 106.91 121.38
Mức sinh lời của 1 LĐ
2005 2006 2007 2008
(Đơn vị: 1000USD)
Hình 2.11: Mức sinh lời của 1 lao động (2005-2008)
Tuy 3 năm gần đây mức sinh lời/lao động tăng liên tiếp nhưng so với những năm trước đó như năm 2005 thì vẫn chưa bằng do vậy Công ty vẫn cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng lao động và cách thức quản lý cũng như sử dụng lao động cho hợp lý hơn.
2.3.3. Các biện pháp mà Công ty Ford VN áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu
2.3.3.1. Tập trung nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao, giá thành phảichăng chăng
Hiện nay, đời sống người dân Việt nam đã được nâng cao đáng kể nhưng nếu so với thế giới thì không phải là quá cao vì thế có rất nhiều người có nhu cầu đi lại bằng xe ôtô song vì không thể bỏ ra số tiền quá lớn để mua những chiếc xe đắt tiền, họ chỉ có thể mong muốn sở hữu một chiếc xe mẫu mã, chất lượng tốt nhưng giá thành hợp túi tiền của họ. Hiểu được tâm lý này Ford VN đã tập trung vào cung cấp những sản phẩm xe ôtô từ 4 chỗ đến 16 chỗ với giá thành rất phải chăng. Khách hàng chỉ cần bỏ ra từ 400 triệu đồng đến 700 triệu đồng là họ có thể sở hữu một chiếc xe rất sang trọng, lịch lãm chẳng khác gì mấy những chiếc xe đắt tiền và chất lượng cũng khá đảm bảo. Nhờ vậy mà có rất nhiều khách hàng đã đến với Ford VN, họ tin tưởng ở chất lượng mà Ford mang đến cho họ hơn nữa họ thấy giá thành mà Ford đưa ra là khá hợp lý, có một lượng lớn khách hàng đã trở thành những khách hàng trung thành của Công ty, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.
2.3.3.2. Sử dụng lao động hợp lý
Biện pháp này rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Điều này thể hiện ở việc Công ty đã có sự điều chỉnh nhân lực hợp lý hơn, điều chuyển những vị trí không phù hợp sang vị trí phù hợp hơn hoặc cắt giảm bớt nhân viên nhằm tiết kiệm chi phí đào tạo và tránh được sự lãng phí nguồn nhân lực. Qua đó Công ty có thể tận dụng những chi phí đó đầu tư vào những lĩnh vực khác góp phần gia tăng doanh thu, nâng cao hiệu