Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 74

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH ford việt nam (Trang 75)

68 -

3.3.1.6. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin 74

Công nghệ thông tin phát triển giúp các doanh nghiệp trao đổi thông tin trên phạm vi toàn cầu với tốc độ siêu tốc do vậy việc buôn bán, hợp tác kinh

doanh dễ dàng hơn. Để phát triển và hội nhập các doanh nghiệp phải biết đưa công nghệ thông tin vào trong kinh doanh thì mới có thể theo kịp sự chuyển động của thế giới cũng như nắm bắt cơ hội, học hỏi kinh nghiệm. Điều này đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu.

Công ty đã có một phòng công nghệ thông tin khá đầy đủ và hiện đại song để đáp ứng cho sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử Công ty cần phải nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ hơn nữa, nhất là khi Việt nam đang hình thành phương pháp kinh doanh mới mẻ này.

Hiệu quả của hoạt động này mang lại cho Công ty là rất lớn, nó có thể đem lại những hợp đồng béo bở, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, chi phí và ngoài ra nó còn là phương tiện giúp khách hàng biết đến Công ty.

3.3.2. Kiến nghị đối với Nhà nước

Việt nam là một đất nước có môi trường kinh doanh khá thuận lợi, đất nước đang phát triển này đang phấn đấu trở thành một nước Công nghiệp vào năm 2020 do vậy rất khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài vào đầu tư. Tuy nhiên không phải mọi chính sách Nhà nước đưa ra đều tạo điều kiện kinh doanh cho các doanh nghiệp hơn nữa điều kiện vật chất kỹ thuật cũng là một vấn đề lớn. Không chỉ các doanh nghiệp nước ngoài mà cả các doanh nghiệp trong nước đều có một số kiến nghị với nhà nước như sau.

* Hoàn thiện hệ thống pháp luật:

Hiện nay hệ thống luật thương mại Việt nam đã có nhiều lần sửa đổi bổ sung song vẫn còn nhiều điều chưa hợp lý, gây khó khăn, trở ngại cho các doanh nghiệp. Nhà nước cần phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ quốc tế để tạo ta một môi trường luật pháp công bằng, minh bạch, chặt chẽ nhưng vẫn thông thoáng tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp khi kinh doanh.

Chính sách về thuế như thuế nhập khẩu, thuế trước bạ,…nhà nước phải có quy định rõ ràng minh bạch đối với từng loại mặt hàng, các phụ lục thuế nhập khẩu cũng phải ghi rõ những mặt hàng chịu thuế và những mặt hàng không chịu thuế. Những thay đổi về thuế nhập khẩu nhằm bỏa hộ nền sản xuất trong nước, thúc đẩy sức cạnh tranh của nền kinh tế nhưng cũng phải phù hợp không thể quá chèn ép các doanh nghiệp nhập khẩu nước ngoài.

- Các thủ tục hành chính và các thủ tục nhập khẩu hiện nay qua rườm rà, Nhà nước nên thay đổi, đơn giản hóa các thủ tục đó để tránh tham nhũng cũng như tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh. Hoàn thiện và tiêu chuẩn hóa các thủ tục hải quan. Phải thống nhất giữa Bộ Công thương và Tổng cục hải quan trong việc quản lý nhập khẩu.

- Chính sách quản lý ngoại hối: Hiện nay chủ trương của Nhà nước chỉ chú trọng xuất khẩu trong khi hoạt động nhập khẩu giúp điều tiết cơ cấu mặt hàng, bổ sung hàng hóa trong nước còn thiếu hoặc không sản xuất được thì lại ít được quan tâm. Chính vì vậy mà Nhà nước chỉ chú trọng điều chỉnh tỷ giá hối đoái theo hướng có lợi cho xuất khẩu, gây bất lợi cho nhập khẩu. Nhà nước nên xem xét và có các biện pháp điều hành tỷ giá một cách hợp lý, tạo môi trường kinh doanh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp.

* Hỗ trợ thông tin:

Thông tin như đã nói ở mục 3.3.1.6 đóng vai trò quan trọng trong việc nắm bắt cơ hội kinh doanh cũng như nắm bắt những biến động ảnh hưởng đến kinh doanh. Nhà nước cần phải cung cấp thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, những bản tin, tài liệu thống kê,…cảnh báo về những biến động trên thị trường, những rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải…để doanh nghiệp có thể tính toán đưa ra các biện pháp ứng phó kịp thời, giảm thiểu nguy cơ phá sản.

* Đào tạo nguồn nhân lực.

Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt nam đều xảy ra tình trạng thiếu những nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, đồng thời cũng thiếu luôn cả những người lao động giỏi tay nghề cao. Do vậy Nhà nước cần phải đầu tư cho giáo dục, xây dựng một hệ thống giáo dục hiện đại, sát với thực tế, giỏi lý thuyết nhưng cũng phải giỏi cả thực hành. Kết hợp mở rộng các trường dạy nghề với chuyên môn cao. Tránh tình trạng thừa thầy thiếu thợ mà thầy cũng không đủ khả năng chuyên môn để làm việc. Việc đào tạo ngoại ngữ tại các trường cũng phải được quan tâm xác đáng nhất là trong thời kỳ hội nhập rất cần đến những người giỏi ngọai ngữ, đặc biệt là ở các doanh nghiệp nhập khẩu.

* Nâng cấp cơ sở hạ tầng, kỹ thuật.

Hệ thống giao thông vận tải, thông tin liên lạc…đặc biệt quan trọng đối với các doanh nghiệp nhập khẩu, nhưng việc nâng cấp, sửa chữa thì doanh nghiệp không tự làm được vì vậy phải trông chờ vào Nhà nước. Nhà nước cần có những chính sách đầu tư thích đáng hơn để có thể quy hoạch. sửa chữa, xây mới cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhiều hơn không chỉ phục vụ cho các doanh nghiệp mà còn phục vụ cho nhân dân, phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước.

Như vậy, qua những mặt hạn chế của Công ty trong Chương II, ở Chương III này đã đưa ra một số giải pháp cho Công ty và kiến nghị đối với Nhà nước nhằm nâng cao tối đa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty trong những năm tới.

KẾT LUẬN

Năm 2007, Việt nam là thành viên chính thức của tổ chức WTO, chính sách mở cửa nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nhưng nó cũng mang đến cho các doanh nghiệp những thách thức không nhỏ. Các doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt kéo vào thị trường Việt nam làm cho môi trường cạnh tranh ngày càng trở lên gay gắt, các doanh nghiệp nhập khẩu gày càng gặp khó khăn hơn trong việc chiếm lĩnh thị phần. Công ty Ford Việt nam cũng vậy, việc giữ vững chỗ đứng càng trở lên khó khăn hơn. Chính vì vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong đó có hiệu quả kinh doanh nhập khẩu được Công ty rất quan tâm và chú trọng.

Với quy mô nhỏ, Chuyên đề thực tập đem lại một số kết quả nghiên cứu: Nghiên cứu, đánh giá thực trạng kinh doanh và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN trong những năm gần đây nhằm chỉ ra những mặt Công ty đã làm được và những mặt còn yếu kém, hạn chế trong công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

Qua kết quả nghiên cứu đó đưa ra một số giải pháp cho Công ty và kiến nghị đối với Nhà nước như cách thức sử dụng vốn, lao động, đầu tư cơ sở hạ tầng, thông tin… nhằm giúp Công ty Ford VN phát triển sản xuất kinh doanh và nâng cao tối đa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đức Bình (Chủ biên) (2004), Giáo trình Kinh tế Quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.

2. Võ Thanh Thu (2000), Kỹ kinh doanh thuật XNK, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.

3. Nguyễn Thị Hường (2005), Giáo trình kinh doanh quốc tế, Nhà xuất bản Thống kê, Hà nội.

4. Vũ Hữu Tảo (2002), Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội.

5. Chính phủ (2005), Luật Thương mại Việt nam 2005.

6. Phòng tài chính - kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh 2005 – 2008, Công ty TNHH Ford VN.

7. Phòng XNK, Tổng hợp kim ngạch nhập khẩu 2005 – 2008, Công ty TNHH Ford VN.

8. Trần Kiều Linh (2008), “Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Kỹ thuật

PHỤ LỤC

Trích theo bài viết “Cán cân thương mại Việt nam năm 2008” do một nhóm sinh viên thực hiện (trưởng nhóm là Trần Lê Hoài Sơn) trên trang báo điện tử: http://pth.hce.edu.vn/news.php.

Hình 1.2: So sánh tốc độ tăng của NK và XK của Việt nam (2004- 2008)

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH ford việt nam (Trang 75)