Về chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động 53

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH ford việt nam (Trang 54)

Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sẽ cho biết chất lượng lao động cũng như hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.

Bảng 2.8: Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động (2005-2008)

(Nguồn: Phòng tài chính, kế toán – Công ty Ford VN)

STT Chỉ tiêu Đơn vị 2005 2006 2007 2008

1. Tổng doanh thu 1000USD 255.841 187.640 223.685 255.863 2. Lợi nhuận sau thuế 1000USD 83.924 56.378 71.307 81.568

3. Số lao động Người 670 665 667 672 4. Doanh thu bình quân trên 1 LĐ = (1)/(3) 1000USD 381,85 282,17 335,36 380,75 5. Mức sinh lời 1 LĐ = (2)/(3) 1000USD/người 125,26 84,78 106,91 121,38

Ta có thể thấy trong bảng 2.8 rằng số lượng lao động trong công ty không thay đổi nhiều, vì vậy chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động phụ thuộc chủ yếu vào doanh thu vào lợi nhuận của doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của công ty ta xem xét đánh giá doanh thu bình quân trên 1 lao động và mức sinh lời của 1 lao động.

* Doanh thu bình quân trên 1 lao động:

Quan sát hình 2.9 ta thấy năm 2005 doanh thu trung bình trên 1 lao động đạt cao nhất 381,05 nghìn USD, nhưng doanh thu trung bình 1 lao động làm ra trong năm 2006 giảm đi 26,1 % chỉ còn 282,17 nghìn USD. Hai năm sau doanh thu bình quân này tăng đều đặn đến năm 2008 lại đạt 380,75 nghìn USD. Như vậy hiệu quả sử dụng lao động của Công ty vẫn chưa thật ổn định, Công ty vẫn chưa khai thác hết khả năng làm việc của các công nhân viên vì vậy cần có phương pháp thay đổi phù hợp để có thể tận dụng hết tối đa năng lực của những công nhân viên của công ty hơn nữa.

400 350 300 250 200 150 100 50 0 381.85 282.17 335.36 380.75

Doanh thu bình quân trên 1 LĐ

2005 2006 2007 2008

(Đơn vị: 1000USD)

* Mức sinh lời của 1 lao động:

Hình 2.10 cho thấy sự thay đổi mức sinh lời của 1 lao động trong các năm không khác gì mấy mức bình quân doanh thu của 1 lao động.

Năm 2005 vẫn là năm mức sinh lời/ lao động là cao nhất với 125,26 nghìn USD, sau đó năm 2006 cũng bị giảm đột ngột còn 84,7 nghìn USD và sang năm 2007, 2008 tăng trưởng đều liên tiếp tương ứng là 106,91 nghìn USD và 121,38 nghìn USD. 140 120 100 80 60 40 20 0 125.26 84.78 106.91 121.38

Mức sinh lời của 1 LĐ

2005 2006 2007 2008

(Đơn vị: 1000USD)

Hình 2.11: Mức sinh lời của 1 lao động (2005-2008)

Tuy 3 năm gần đây mức sinh lời/lao động tăng liên tiếp nhưng so với những năm trước đó như năm 2005 thì vẫn chưa bằng do vậy Công ty vẫn cần quan tâm hơn nữa đến chất lượng lao động và cách thức quản lý cũng như sử dụng lao động cho hợp lý hơn.

2.3.3. Các biện pháp mà Công ty Ford VN áp dụng để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu

2.3.3.1. Tập trung nhập khẩu các sản phẩm chất lượng cao, giá thành phảichăng chăng

Hiện nay, đời sống người dân Việt nam đã được nâng cao đáng kể nhưng nếu so với thế giới thì không phải là quá cao vì thế có rất nhiều người có nhu cầu đi lại bằng xe ôtô song vì không thể bỏ ra số tiền quá lớn để mua những chiếc xe đắt tiền, họ chỉ có thể mong muốn sở hữu một chiếc xe mẫu mã, chất lượng tốt nhưng giá thành hợp túi tiền của họ. Hiểu được tâm lý này Ford VN đã tập trung vào cung cấp những sản phẩm xe ôtô từ 4 chỗ đến 16 chỗ với giá thành rất phải chăng. Khách hàng chỉ cần bỏ ra từ 400 triệu đồng đến 700 triệu đồng là họ có thể sở hữu một chiếc xe rất sang trọng, lịch lãm chẳng khác gì mấy những chiếc xe đắt tiền và chất lượng cũng khá đảm bảo. Nhờ vậy mà có rất nhiều khách hàng đã đến với Ford VN, họ tin tưởng ở chất lượng mà Ford mang đến cho họ hơn nữa họ thấy giá thành mà Ford đưa ra là khá hợp lý, có một lượng lớn khách hàng đã trở thành những khách hàng trung thành của Công ty, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty.

2.3.3.2. Sử dụng lao động hợp lý

Biện pháp này rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty. Điều này thể hiện ở việc Công ty đã có sự điều chỉnh nhân lực hợp lý hơn, điều chuyển những vị trí không phù hợp sang vị trí phù hợp hơn hoặc cắt giảm bớt nhân viên nhằm tiết kiệm chi phí đào tạo và tránh được sự lãng phí nguồn nhân lực. Qua đó Công ty có thể tận dụng những chi phí đó đầu tư vào những lĩnh vực khác góp phần gia tăng doanh thu, nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cho Công ty.

2.3.3.3. Đào tạo, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân viên

Cán bộ, công nhân viên trong Công ty cũng có vai trò không thể thiếu trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, họ quyết định sự trôi chảy, nhịp nhàng của công việc cũng như các hoạt động của Công ty. Hiện tại, nhân viên trong Công ty hầu hết là giới trẻ, trình độ học vấn cao song kinh nghiệm, chuyên môn cần phải đào tạo thêm nhiều mới có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển của Công ty trong điều kiện hội nhập.

Trong bước tuyển chọn Công ty luôn chú trọng lựa chọn những bạn trẻ trình độ học vấn cao đại học và trên đại học trở lên, năng động, ham học hỏi… Sau đó, Công ty tiến hành đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho họ, ai có thế mạnh ở nghiệp vụ nào thì cho làm ở lĩnh vực tương ứng. Hàng năm, Công ty đều tổ chức các khóa học bồi dưỡng thêm kèm theo với các hình thức sát hạch, đánh giá trình độ của nhân viên. Ngoài ra, Công ty còn có các chính sách đãi ngộ nhằm khuyến khích nhân viên làm việc và cống hiến. Nhờ có đội ngũ nhân viên có trình độ, công việc diễn ra rất trôi chảy, thực hiện tốt nhiều hợp đồng, mang lại nhiều lợi nhuận cho Công ty.

2.3.3.4. Đầu tư nghiên cứu thị trường

Công ty luôn có nhận thức về giá trị to lớn của thông tin nhất là trong bối cảnh kinh doanh mang tính toàn cầu như hiện nay, Công ty đã thành lập một phòng Marketing nghiên cứu thị trường cả trong và ngoài nước cùng với phòng Công nghệ thông tin chịu trách nhiệm thông tin liên lạc cho toàn Công ty và thu thập, xử lý thông tin cung cấp cho phòng Marketing. Công ty lun chú trọng đầu tư các thiết bị thiết yếu cũng như những con người có năng lực cho hai phòng ban này nhằm thu thập, nắm bắt sự biến động của thị trường một cách nhanh nhất để từ đó nắm bắt cơ hội cũng như giảm thiểu rủi ro trong kinh doanh nhập

khẩu. Điều này góp phần tìm kiếm những hợp đồng béo bở, nâng cao doanh thu cho Công ty, kéo theo đó hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cũng tăng theo.

2.4. Đánh giá hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Ford VN

2.4.1. Kết quả đạt được trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩucủa Công ty Ford VN của Công ty Ford VN

Với thuận lợi chung khi Việt nam là thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO cộng với kinh nghiệm hơn 10 năm đi vào hoạt động, Công ty đã nỗ lực không ngừng trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh toàn công ty nói chung và trong lĩnh vực nhập khẩu nói riêng. Bằng những cố gắng đó Công ty đã đạt được những kết quả nhất định.

Thứ nhất, hoạt động kinh doanh của Công ty luôn có kết quả tốt, lợi nhuận thu về khá cao, và tăng đều trong các năm, các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận, khả năng sinh lời của vốn, mức sinh lời của lao động đều không có gì bất ổn và đều tăng nhẹ trong ba năm gần đây. Qua đó ta có thể khẳng định các biện pháp mà công ty sử dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đã mang lại hiệu quả thật sự, nó có ý nghĩa nhất định thúc đẩy sự phát triển của Công ty và phát huy tinh thần của các cán bộ, công nhân viên trong công ty.

Thứ hai, trong ba năm gần đây, tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn và mức sinh lời trên 1 lao động tăng qua các năm cho thấy Công ty đã sử dụng đồng vốn đúng mục đích và khá hiệu quả, chi phí không cần thiết đã được cắt giảm tối đa, có các phương án phù hợp với tình hình hội nhập. Công ty cũng quan tâm đến công nhân viên, đảm bảo thu nhập cho họ khiến họ yên tâm làm việc và cống hiến cho Công ty.

Thứ ba, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra với chiều hướng tốt, mặc dù giá trị nhập khẩu có giảm so với các năm trước đó nhưng đó chỉ là những điều chỉnh

nhằm khắc phục sự giảm sút trong năm 2006, và do vậy Công ty vẫn hoàn thành được kế hoạch với các mục tiêu được nâng cao dần. Hơn nữa, các chỉ số về tăng trưởng lợi nhuận nhập khẩu tăng đều đặn cho thấy nhập khẩu đang từng bước lấy lại nhịp độ và hiệu quả kinh doanh nhập khẩu đang trên đà phát triển.

2.4.2. Những mặt hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của Công ty Ford VN khẩu của Công ty Ford VN

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, Công ty còn gặp phải những mặt hạn chểtong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

Thứ nhất, mặc dù doanh thu, lợi nhuận của Công ty trong ba năm gần đây đều tăng trưởng nhưng so với các năm trước chỉ sấp sỉ bằng thậm chí có năm còn thấp hơn khá nhiều, đặc biệt là trong năm 2006. Cũng bởi một phần là do Việt nam ra nhập tổ chức WTO, Công ty có cơ hội mở rộng thị trường nhập khẩu, lựa chọn đối tác song cũng có thêm nhiều đối thủ cạnh tranh. Cộng thêm chính sách của Nhà nước cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu cũng như các chính sách thuế nhằm bảo hộ sản xuất trong nước nên hoạt động nhập khẩu của Công ty cũng gặp khó khăn hơn.

Thứ hai, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên chi phí năm 2008 đều bị giảm nhẹ, điều này cho thấy chi phí phát sinh năm 2008 tăng lên so với năm 2007. Các chi phí này nếu không được kiểm soát chặt chẽ thì sẽ làm giảm đáng kể lợi nhuận của Công ty, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cũng se giảm theo.

Thứ ba, số vòng quay vốn lưu động năm 2008 cũng giảm so với năm trước như vậy hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho hoạt động nhập khẩu cũng giảm. Công ty cần phải có biện pháp điều chỉnh lại nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

Thứ tư, việc tiêu thụ một số chủng loại hàng còn chậm, cần phải nâng cao hơn nữa công tác marketing, thu thập, xử lý thông tin để có các thông tin cập nhật về sự thay đổi thị hiếu, sở thích của khách hàng trong các năm nhanh nhất, chính xác nhất để có thể đưa ra các quyết định nhập khẩu hàng nhanh nhất, phù hợp nhất phục vụ cho sản xuất, lắp ráp để cung cấp ra thị trường sớm nhất.

Thứ năm, do các sản phẩm nhập khẩu hầu hết đều có hàm lượng khoa học, kỹ thuật cao nên giá thành khá cao, do vậy cũng gây khó khăn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, Công ty cần phải có chính sách quản lý vốn phù hợp.

2.4.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, phân công công việc cho công nhân viên chưa thật sự hợp lý, vẫn cond tình trạng chưa đúng người, đúng việc. Nhiều nhân viên trọng trách qua lớn, công việc chồng chất nên lúc nào cũng phải hoạt động hết năng lực của mình, dẫn đến tình trạng mệt mỏi. Nhưng ngược lại, một số nhân viên lại quá nhàn hạ, không có việc để làm. Điều này phát sinh một số vấn đề có thể xảy ra như một số nhân viên làm việc thiếu tập trung, sai sót, nhầm lẫn trong công việc khi nhân viên đó trong tình trạng quá căng thẳng, mệt mỏi lãng phí, trong khi vẫn không khai thác hết nguồn nhân lực sẵn có.

Thứ hai, mặc dù Công ty đã chú trọng công tác Marketing, thu thập sử lý thông tin nhưng hiệu quả mang lại vẫn chưa thực sự tốt, công ty vẫn bị mất những hợp đồng béo bở do thông tin chậm chễ, thiếu chính xác. Hoạt động Marketing cần phải nâng cao hơn nữa, hệ thống thông tin phải nhanh nhậy và chính xác hơn nữa nhằm đem lại sự thoải mái nhất cho khách hàng.

Thứ ba, cơ cấu mặt hàng còn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng. Ford Việt nam còn thiếu những dòng xe đắt tiền, quý phái dành cho những khách hàng nhiều tiền thích những sản phẩm đẹp, lạ, sành điệu… Công ty mới chỉ dừng lại nhập khẩu và lắp ráp các sản phẩm ở hạng trung bình, giá cả phải chăng.

Thứ tư, nguồn vốn kinh doanh so với quy mô kinh doanh còn thiếu khá nhiều. Do đặc điểm về hàng hóa có yếu tố khoa học kĩ thuật do vậy cần lượng vốn rất lớn. Công ty phải huy động vốn từ các ngân hàng mà lãi suất ngân hàng liên tục tăng và nhiều biến động do vậy lợi nhuận của Công ty bị giảm, hiệu quả sử dụng vốn giảm sút.

Thứ năm, Công ty không đủ phương tiện vận tải do vậy chủ yếu là đi thuê các hãng vận tải như DHL, Công ty cổ phần giao nhận và kho vận Hải Dương (HDL)…do vậy chi phí giao nhận vận chuyển hàng hóa sẽ cao lên, giá nhập khẩu hàng hóa cũng tăng, đồng nghĩa hiệu quả kinh doanh nhập khẩu bị giảm đáng kể.

2.4.3.2. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, Việt nam đang có tiến bộ vượt bậc trong ngành sản xuất nói chung và sản xuất phụ tùng ôtô nói riêng. Do vậy, dần dần Công ty sẽ chỉ cần mua các sản phẩm trong nước mà không cần phải nhập khẩu vì vậy hiệu quả nhập khẩu của Công ty cũng bị ảnh hưởng. Hiện tại tỷ lệ phần trăm phụ tùng nội địa mà Công ty mua về để phục vụ cho sản xuất chiếm khoảng 20% và con số này sẽ còn cao hơn nữa trong tương lai.

Thứ hai, tỷ giá hối đoái trên thị trường biến động liên tục theo hướng bất lợi cho Công ty, vì đồng Đôla Mỹ liên tục tăng giá khiến Công ty phải bỏ nhiều tiền Việt nam hơn để mua hàng hóa nhập khẩu. Cộng thêm việc các ngân hàng

đều khan hiếm đồng USD nên lãi vay đồng USD cũng tăng mạnh, Công ty phải chịu thêm chi phí lãi vay USD để thanh toán cho các nhà cung cấp nước ngoài. Như vậy, tổng chi phí nhập khẩu tăng khá nhiều, hiệu quả nhập khẩu cũng bị giảm bớt.

Thứ ba, sự biến động về giá xăng dầu thế giới rất bất ổn, lên xuống thất thường, nhiều thời gian leo thang khiến chi phí giao nhận, vận chuyển, xăng dầu để vận hành máy móc đều tăng đáng kể, do vậy Công ty nhiều khi phải điều chỉnh giá bán sản phẩm sao cho phù hợp, khiến nhiều khi giá bán tăng cao ảnh hưởng đến tốc độ tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cũng ảnh hưởng theo.

Như vậy, Chương II đã cho chúng ta đã thấy được kết quả và thực trạng của hoạt động nhập khẩu tại Công ty Ford Việt nam trong những năm gần đây. Qua đó có thể đưa ra những đánh giá căn cứ theo các chỉ tiêu nêu trong ChươngI về những mặt Công ty đã làm được và chưa làm được trong quá trình nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty, Chương II cũng phân tích được những nguyên nhân dẫn đến các mặt chưa làm được đó nhằm làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp khắc phục tại Chương III.

CHƯƠNG III.

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH FORD VIỆT NAM

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty TNHH ford việt nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w