Ngân hàng Xây Dựng (CBBank)

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 37)

Ngân hàng Xây dựng (CBBank) là ngân hàng thƣơng mại yếu kém đầu tiên buộc Ngân hàng Nhà nƣớc "giải cứu". Cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn đƣợc ghi nhận là đại án lớn nhất trong lịch sử ngành ngân hàng khi số tiền thiệt hại cho CBBank đƣợc xác định lên đến 18.000 tỷ đồng.

Theo kết quả điều tra, từ tháng 12/2012 đến tháng 5/2014, Phạm Công Danh, nguyên Chủ tịch HĐQT CBBank, nguyên Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh đã đề ra chủ trƣơng, chỉ đạo, tổ chức phân công cho những nhân viên dƣới quyền của CBBank và những nhân viên làm thuê tại Tập đoàn Thiên Thanh thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, gây thiệt hại cho CBBank hơn 9.000 tỷ đồng.

1.3.2. Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank)

Sau CBBank, Ngân hàng Đại Dƣơng (Oceanbank) là trƣờng hợp thứ 2. Sai phạm tại ngân hàng đã để lại hậu quả là con số nợ xấu lên tới 14.000 tỷ đồng cho Oceanbank.

Trong vụ đại án này, 48 bị cáo bị truy tố về 3 tội danh. Theo đó, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ocean Bank Hà Văn Thắm bị cáo buộc các tội: “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng”, “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nƣớc về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng”. Bằng các thủ đoạn thành lập các công ty “sân sau”, Hà Văn Thắm đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình chỉ đạo thuộc cấp thực hiện nhiều hành vi vi phạm pháp luật, dùng nhiều thủ đoạn rút tiền của ngân hàng để sử dụng vào mục đích cá nhân, gây thất thoát hàng ngàn tỷ đồng.

Ngoài 48 bị cáo bị truy tố, còn nhiều ngƣời là giám đốc PGD đã chi lãi ngoài, gây thiệt hại dƣới 1 tỉ đồng; các phó giám đốc, nhân viên các chi nhánh, PGD đã chi lãi ngoài trái quy định, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên; những cá nhân đã có hành vi tiếp nhận chủ trƣơng chi trả lãi ngoài cho khách hàng gửi tiền từ giám đốc chi nhánh, phòng giao dịch, sau đó trực tiếp hoặc chỉ đạo nhân viên thực hiện.

Các bị can này đều có chung hành vi: mặc dù nhận thức đƣợc chủ trƣơng chỉ đạo của Hội sở về việc chi lãi ngoài lãi suất huy động vốn cho khách hàng gửi tiền là trái với quy định của NHNN về trần lãi suất huy động vốn nhƣng do Hội sở chỉ đạo

nên phải thực hiện và chỉ đạo các nhân viên thực hiện việc chi trả nêu trên dẫn đến hậu quả thiệt hại cho ngân hàng.

1.3.3. Ngân hàng Dầu Khí Toàn Cầu (GP Bank)

Ngân hàng Dầu khí toàn cầu (GPBank) là trƣờng hợp thứ ba tính cho đến nay phải áp dụng biện pháp mua lại bắt buộc. Vụ án liên quan tới sai phạm tại GPBank đã đƣợc đƣa ra xét xử với các bị cáo liên quan đều là những ngƣời đứng đầu ngân hàng là ông Tạ Bá Long, nguyên Chủ tịch HĐQT GPBank và ông Đoàn Văn An, nguyên Phó Chủ tịch HĐQT GPBank.

Để có tiền tăng vốn điều lệ tại GPBank lên 2.000 tỷ đồng năm 2009 và lên 3.018 tỷ đồng năm 2010, ông Long và ông An đã sử dụng 3 công ty "sân sau" để phát hành 3.380 trái phiếu, bán cho Công ty Tài chính CP Điện lực (EVNFinance).

Sau khi đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận việc GPBank tăng vốn điều lệ lên 3.018 tỷ đồng, do không có tiền trả gốc và lãi cho EVN Finance, hai ông này đã bàn cách rút tiền của GPBank để trả nợ. Ông Long và An đã dùng công ty Thành Trung và công ty Sao Bắc ký thỏa thuận đặt cọc mua 58% tòa nhà Capital Tower (109 Trần Hƣng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) và hợp đồng hợp tác đầu tƣ dự án "Trung tâm thƣơng mại, văn phòng và nhà ở An Khánh Sao Bắc GPBank" để rút 3.900 tỷ đồng của GPBank. Số tiền này đƣợc dùng để trả nợ gốc, lãi cho EVN Finance và sử dụng, chi tiêu hết.

Có thể thấy qua 3 đại án dù khác nhau về mức độ thiệt hại nhƣng đều có chung đặc điểm là đƣờng đi lòng vòng của dòng tiền và lối hành xử lạm quyền của những ngƣời đứng đầu dẫn tới nợ xấu ngân hàng không thể kiểm soát.

Đứng trƣớc nhu cầu tăng vốn của ngân hàng các “ông chủ” đều lựa chọn phƣơng án “lách luật” bằng cách lập các công ty “sân sau” hoặc để phát hành trái phiếu lấy tiền tăng vốn ngân hàng hoặc để lấy tiền ngân hàng để “chi lãi ngoài” chăm

sóc khách hàng VIP. Cũng qua các công ty “sân sau” này mà sở hữu của các ông chủ tại ngân hàng không phải là những con số có thể nhìn thấy đƣợc trên giấy.

Từ 3 đại án trên, ngành ngân hàng có thể rút ra những bài học kinh nghiệm xƣơng máu nhƣ sau:

- Các cán bộ, nhân viên ngành ngân hàng phải biết “sợ” những trách nhiệm pháp lý có thể phải gánh chịu. Bất cứ một sự nể nang hay thông cảm nào hôm nay đều có thể đem tới nguy cơ phải đứng trƣớc vành móng ngựa sau này. Phải biết sợ để tuân thủ đúng các quy định nghề nghiệp.

- Trong các vụ án này, các bị can đã thực hiện các hành vi phạm tội hết sức tinh vi, đặc biệt có sự tham gia của nhiều ngƣời, từ lãnh đạo Ngân hàng, hội sở cho đến các chi nhánh cùng nhau thực hiện hành vi phạm tội. Việc phạm tội mang tính chất có hệ thống và tổ chức. Do đó, các ngân hàng cũng cần rút ra cho mình bài học kinh nghiệm về công tác thanh kiểm tra, kiểm soát các giao dịch thƣờng xuyên, giao dịch nội bộ và giao dịch có khả năng rủi ro cao.

- Khi một ngƣời nắm trong tay quá nhiều quyền lực với một khối tài sản lớn, khó tránh khỏi sự lạm quyền. Cần hạn chế sự lạm quyền của một ông chủ và phân tách rạch ròi giữa vai trò quản trị và điều hành hệ thống ngân hàng. Cụ thể, vai trò của HĐQT là đại diện cho những ngƣời góp vốn đề ra chiến lƣợc, mục tiêu, phƣơng hƣớng hoạt động của ngân hàng cho Ban Điều hành. Còn Ban Điều hành mà đứng đầu là Tổng Giám đốc có nhiệm vụ thực hiện những mục tiêu, phƣớng hƣớng do HĐQT đề ra. HĐQT không có quyền can dự vào các quyết định điều hành của Tổng giám đốc.

Kết luận chƣơng 1

Rủi ro tín dụng trong ngân hàng có tính tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi. Vì thế, các ngân hàng chỉ có thể kiểm soát, giảm thiểu, hạn chế rủi ro tín dụng ở một mức thấp nhất có thể chấp nhận đƣợc. Cơ sở lý thuyết trong chƣơng 1 đã khái quát các vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và biện pháp đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng, làm cơ sở cho các chƣơng tiếp theo. Trong chƣơng 2 luận văn sẽ vận dụng các lý thuyết này vào phân tích thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam – chi nhánh Tây Ninh.

Chƣơng 2

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI VIETINBANK CHI NHÁNH TÂY NINH

2.1. Tổng quan về VietinBank – chi nhánh Tây Ninh2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển. 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam chi nhánh Tây Ninh (NHTMCP Công Thƣơng Tây Ninh) là chi nhánh cấp 1 thuộc ngân hàng TMCP Công Thƣơng Việt Nam (NHTMCP Công Thƣơng Việt Nam) thành lập từ năm 1988, có trụ sở chi nhánh tại số 247 Đƣờng 30-4, Thành Phố Tây Ninh, tỉnh Tây Ninh. Chi nhánh có chức năng, nhiệm vụ chính là kinh doanh tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng, nhận và sử dụng có hiêụ quả vốn của nhà nƣớc giao. Với hệ thống giao dịch một cửa NHTMCP Công Thƣơng Tây Ninh đã, đang và sẽ cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tốt nhất cho khách hàng.

Qua hơn ba mƣơi năm xây dựng và trƣởng thành, NHTMCP Công Thƣơng Tây Ninh đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc, trở thành một chi nhánh NHTM có tiềm lực mạnh với quy mô và phạm vi hoạt động kinh doanh không ngừng đƣợc mở rộng, chất lƣợng và hiệu quả kinh doanh ngày càng đƣợc nâng cao, uy tín và vị thế ngày càng đƣợc khẳng định, thể hiện vai trò hết sức quan trọng của mình và là chỗ dựa đáng tin cậy trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng.

Mô hình hoạt động của chi nhánh gồm 01 hội sở chính, 06 p hòng giao dịch loại 1 và 02 phòng giao dịch loại 2 với hơn 130 cán bộ công nhân viên. Mạng lƣới hoạt động đƣợc trải rộng khắp các huyện thị trong tỉnh Tây Ninh, có khả năng huy động vốn, đầu tƣ cho vay hoặc mở rộng ứng dụng các dịch vụ ngân

hàng. Đối tƣợng kinh doanh của NHTMCP Công Thƣơng Tây Ninh đã đƣợc mở rộng tới mọi thành phần kinh tế, mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh với phƣơng châm “Nâng giá trị cuộc sống”.

NHTMCP Công Thƣơng Tây Ninh đã áp dụng công nghệ ngân hàng theo hƣớng hiện đại, đáp ứng yêu cầu kinh doanh trong tình hình kinh tế ngày càng phát triển. Đến nay kỹ thuật tin học đã đƣợc ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của chi nhánh nhƣ: thanh toán, hạch toán, kế toán, quản lý tín dụng, thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro, quản lý nhân sự, quản lý về lao động tiền lƣơng; thông tin, báo cáo, ….

Chi nhánh đã có nhiều quan tâm xây dựng đội ngũ nhân lực có phẩm chất chính trị, có năng lực quản lý và có trình độ nghiệp vụ, từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong cơ chế thị trƣờng. Đây là một trong những nhân tố quyết định sự thành công trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

2.1.2. Lĩnh vực kinh doanh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHTMCP Công Thƣơng Tây Ninh, đã và đang có sự phát triển tốt. Ngoài ra chi nhánh còn có nguồn vốn huy động tăng nhanh, đầu tƣ tín dụng đối với nền kinh tế đã đƣợc mở rộng và phát triển mạnh mẽ, hiệu quả kinh doanh ngày càng đƣợc nâng cao.

NHTMCP Công Thƣơng Tây Ninh đã triển khai ứng dụng có hiệu quả một số dịch vụ ngân hàng theo hƣớng kinh doanh đa năng, điển hình là: dịch vụ thanh toán trong nƣớc qua hệ thống máy tính với chƣơng trình thanh toán hiện đại Core Sunshine vừa mới đi vào hoạt động chính thức đầu năm 2017, dịch vụ thanh toán quốc tế qua mạng SWIFT, dịch vụ mua bán ngoại tệ, các dịch vụ thanh toán kiều hối, tƣ vấn khách hàng, các dịch vụ về ngân hàng điện tử: Ipay, Efast, SMS Banking, Intenet Banking, thẻ, …

Huy động vốn thông qua nhiều hình thức: nhận tiền gửi bằng VNĐ hay ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cƣ, vay vốn phát hành các loại giấy tờ có giá khi đƣợc phép.

Kinh doanh tín dụng: cấp tín dụng cho các đối tƣợng nhƣ cho vay ngắn hạn, trung – dài hạn đối với các tổ chức kinh tế, cho vay ƣu đãi, cho vay đầu tƣ xây dựng theo kế hoạch đầu tƣ phát triển của nhà nƣớc, thực hiện chiết khấu, tái chiết khấu, cầm cố, bảo lãnh.

Các nghiệp vụ thanh toán, chuyển tiền, ngân quỹ, …với các đơn vị trong cùng hay khác địa bàn tỉnh.

Kinh doanh ngoại tệ: mua bán ngoại tệ chủ yếu phục vụ các doanh nghiệp giao dịch thƣờng xuyên tại chi nhánh Tây Ninh. Ngoài ra còn thực hiện các nghiệp vụ đại lý, tƣ vấn và các dịch vụ liên quan tới hoạt động ngân hàng theo quy định.

2.1.3. Mục tiêu chiến lược của VietinBank – chi nhánh Tây Ninh.

Mục tiêu hoạt động của VietinBank chi nhánh Tây Ninh là mang lại lợi nhuận cho các cổ đông, tạo ra việc làm ổn định cho ngƣời lao động, thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách nhà nƣớc, thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của nhà nƣớc, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng, góp phần vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.

Ngo à i r a c h i n h á n h c ò n hƣ ớ n g đ ế n mục tiêu chung của VietinBank là định hƣớng trở thành tập đoàn tài chính ngân hàng hàng đầu Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm đa dạng, chất lƣợng dịch vụ cao, mạng lƣới kênh phân phối rộng dựa trên nền tảng mô hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến.

2.1.4. Phương thức hoạt động

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, tự do hóa tài chính đang diễn ra mạnh mẽ, VietinBank – chi nhánh Tây Ninh hƣớng đến hiện đại hóa công

nghệ ngân hàng để nhanh chóng tiếp cận và phát triển các dịch vụ ngân hàng thƣơng mại hiện đại – đa năng, tăng cƣờng công tác quản lý rủi ro nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về hệ số an toàn tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ năng lực cạnh tranh. Những năm vừa qua VietinBank – chi nhánh Tây Ninh đã có những tiến bộ vƣợt bậc trong việc cơ cấu lại tổ chức hoạt động, nâng cao chất lƣợng dịch vụ đi đôi với việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Với sức mạnh nội lực đƣợc tích tụ và phát triển qua nhiều năm hoạt động cùng tinh thần quyết tâm của tập thể lãnh đạo và cán bộ nhân viên, tạo tiền đề cho chi nhánh có thể thể vƣợt qua mọi thử thách.

VietinBank – chi nhánh Tây Ninh chú trọng đẩy mạnh công tác tiếp thị, bán hàng, công tác an sinh xã hội nhằm mở rộng phạm vi hoạt động, tăng quy mô về tiền gửi, tiền vay, thanh toán, kho quỹ, dịch vụ về ngân hàng điện tử, dịch vụ thẻ…

VietinBank – chi nhánh Tây Ninh đã mở rộng mạng lƣới đến các huyện trong địa bàn tỉnh Tây Ninh nhƣ: Tân Châu (PGD Tân Châu, PGD KaTum), Tân Biên (PGD Tân Biên), Dƣơng Minh Châu (PGD Bàu Năng, PGD Chà Là), Gò Dầu (PGD Gò Dầu).

VietinBank – chi nhánh Tây Ninh luôn quan tâm, nâng cao chất lƣợng phục vụ khách hàng thông qua việc tìm hiểu nhu cầu, kỳ vọng của mỗi đối tƣợng khách hàng để đƣa ra các giải pháp chăm sóc hữu hiệu, thỏa mãn cao nhất các nhu cầu hợp lý của khách hàng trong khả năng cho phép của mình.

2.1.5. Bộ máy tổ chức của Vietinbank – Chi nhánh Tây Ninh.

Bộ máy tổ chức của VietinBank – chi nhánh Tây Ninh đƣợc áp dụng theo phƣơng thức quản lý trực tuyến. Giám đốc chịu trách nhiệm cao nhất về mọi hoạt động của chi nhánh; giám đốc và các phó giám đốc chỉ đạo điều hành tất cả các phòng ban tại hội sở và các phòng giao dịch; các phòng chức năng ở hội sở chính quản lý về mặt nghiệp vụ đối với các phòng giao dịch; các phòng giao dịch

hoạt động nhƣ một chi nhánh trực thuộc. Trƣởng phòng chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của đơn vị mình.

Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:

* Phòng tổ chức hành chính:

Phòng tổ chức hành chính có chức năng tham mƣu cho giám đốc các lĩnh vực: tổ chức đào tạo công nhân viên, tuyển dụng lao động, quản lý tiền lƣơng, công tác tổng hợp thi đua, công tác hành chính quản trị.

Giám đốc Phó giám đốc Phòng khách hàng DN Phòng Bán lẻ Phòng dịch vụ khách hàng Phòng GD Thị Phòng HTTD Phòng GD Gò Dầu Phòng GD Tân Châu Phòng GD Tân Biên Phòng GD Cầu Quan Phòng GD Bàu Năng Phòng GD Chà Phòng GD KaTum Phòng TCHC Phòng Tổng hợp Phó giám đốc

* Phòng khách hàng doanh nghiệp:

Phòng khách hàng doanh nghiệp có chức năng tham mƣu cho ban lãnh đạo chi nhánh trong quản lý, khai thác và bán các sản phẩm dịch vụ cho các khách hàng doanh nghiệp.

Nhiệm vụ: Chủ động tìm kiếm tiếp thị khách hàng mới, chăm sóc duy trì quan hệ thƣờng xuyên với các khách hàng doanh nghiệp. Khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ từ các khách hàng doanh nghiệp và các tổ chức khác nhƣ đơn vị hành chính sự nghiệp, các ban quản lý dự án… theo quy định hiện hành của NHCT. Khai thác nguồn vốn nƣớc ngoài từ các chƣơng trình tín dụng quốc tế nhƣ JICA,

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 37)