Tình hình xử lý nợ xấu:

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 58)

Khi khoản vay phát sinh nợ quá hạn, tuỳ vào dƣ nợ quá hạn, tài sản đảm bảo, thời gian quá hạn, ngân hàng phải trích lập các khoản dự phòng về việc quá hạn. Tuy nhiên, đây chỉ là chi phí dự phòng cho rủi ro mất vốn có thể xảy ra đối với các khoản nợ quá hạn này, nhằm đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an toàn, khi dần dần thu hồi đƣợc các khoản quá hạn ngân hàng sẽ đƣợc hoàn lại các khoản đã trích lập dự phòng. Mất vốn sẽ xảy ra thật sự khi ngân hàng đã tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ, thanh lý hết tài sản đảm bảo của khoản vay mà vẫn không thể thu hồi hết nợ quá hạn.

Thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu là nghiệp vụ có thể nói là khó khăn và phức tạp nhất đối với các NHTM khi có phát sinh, nhƣng dù muốn hay không muốn nó vẫn tồn tại và song hành cùng với nghiệp vụ tín dụng ngân hàng. Việc xử

lý từng khoản nợ xấu, nợ quá hạn là rất mất thời gian, công sức và chi phí, đòi hỏi cán bộ xử lý nợ có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết pháp luật, khả năng thuyết phục tốt, khôn khéo trong đàm phán, tuỳ từng trƣờng hợp cụ thể sẽ đƣa ra phƣơng án xử lý cụ thể. Đối với khách hàng hợp tác, thiện chí trả nợ, ngân hàng thoả thuận với khách hàng phƣơng án trả nợ, phƣơng án xử lý tài sản, trƣờng hợp không hợp tác phối hợp với địa phƣơng, cơ quan pháp luật để thu nợ.

Tại VietinBank Tây Ninh khi thấy dấu hiệu các khách hàng gặp khó khăn, ngành hàng khó khăn, chi nhánh đã chủ động yêu cầu cán bộ rà soát, kiểm tra tài sản đảm bảo, định giá lại tài sản đảm bảo, làm việc cụ thể với khách hàng về tình hình hoạt động thực tế, khách hàng đƣa ra cam kết, lộ trình trả nợ có tính khả thi, chi nhánh đƣa ra giải pháp phù hợp hỗ trợ khách hàng đối với trƣờng hợp thiện chí hợp tác với ngân hàng. Đối với trƣờng hợp cố tình không hợp tác (không đến làm việc với ngân hàng, vi phạm các cam kết, có dấu hiệu phá hoại, tẩu tán tài sản,…) chi nhánh áp dụng các biện pháp quyết liệt: khởi kiện, thi hành án, bán tài sản qua trung tâm đấu giá để thu hồi vốn.

Bảng 2. 6: Tình hình thu nợ quá hạn

Đơn vị: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1 NQH đầu năm 16,492 18,432 45,523

2 NQH phát sinh trong năm 4,564 31,693 3,231

3 NQH đƣợc xử lý trong năm 2,624 4,602 23,352

Tổng cộng NQH 18,432 45,523 25,402

(Nguồn: Báo cáo cho vay của VietinBank Tây Ninh năm 2017,2018,2019)

Nhìn vào bảng 2.6 ta thấy: năm 2018, NQH tại chi nhánh phát sinh rất nhiều, tăng hơn 26 tỷ so với năm 2017 và chi nhánh chỉ xử lý thu hồi đƣợc hơn 4,6 tỷ, tỷ lệ thu hồi NQH khá thấp, khiến cho tổng NQH đến cuối năm 2018 là 45,5 tỷ đồng chiếm hơn 1,2% tổng dƣ nợ cả năm. Nguyên nhân là do trong năm 2018, một số doanh

nghiệp kinh doanh thua lỗ, bắt nguồn từ suy thoái kinh tế của những năm trƣớc và do giá cả hàng nông sản lên xuống thất thƣờng, làm 1 số doanh nghiệp không trở tay kịp khi trữ hàng giá cao, đến khi bán ra giá giảm mạnh dẫn đến thua lỗ, mất khả năng chi trả ngân hàng.

Trƣớc tình hình này, ban giám đốc chi nhánh Tây Ninh đã thƣờng xuyên tổ chức nhiều cuộc họp, thành lập tổ xử lý nợ để có thể tranh thủ thu hồi đƣợc vốn vay trong thời gian sớm nhất. Chi nhánh cũng đã làm việc với khách hàng nhiều lần, đƣa ra hƣớng tháo gỡ kịp thời giúp cho việc thu hồi NQH của chi nhánh trong năm 2019 đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm 2019, NQH chỉ phát sinh thêm hơn 3 tỷ trong khi chi nhánh thu hồi đƣợc hơn 23 tỷ nợ xấu từ năm 2018. Qua đó đã làm giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn 0.6% tƣơng đƣơng 25,4 tỷ đồng.

2.3.1.3. Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng tổn thất / Dư nợ quá hạn:

Bảng 2. 7: Nợ quá hạn có khả năng tổn thất

Đơn vị: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Dƣ nợ quá hạn. 18,432 45,523 25,402

+ Nợ quá hạn có khả năng tổn thất. 3.376 12.452 7.373 + Nợ quá hạn có khả năng thu hồi. 15.056 33.071 18.029 2. Tỷ lệ NQH có khả năng tổn

thất/ Dƣ nợ quá hạn

18.31% 27.35% 29%

(Nguồn báo cáo nợ quá hạn VietinBank Tây Ninh năm 2017, 2018, 2019)

Qua số liệu trên ta thấy tình hình NQH có khả năng tổn thất tăng dần qua các năm. Năm 2017, NQH có khả năng tổn thất chỉ ở mức hơn 3 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 18.31%. Tuy nhiên bƣớc sang năm 2018, đã tăng lên hơn 12 tỷ, gấp gần 4 lần so với 2017, chiếm tỷ lệ khá cao là 27.35%/tổng NQH. Nguyên nhân do tình hình năm 2018, một số khách hàng doanh nghiệp gặp khó khăn khi giá cả các mặt hàng nông sản và giá mủ cao su rớt giá liên tục. Một số doanh nghiệp đã rơi vào cảnh thua lỗ, mất khả

năng trả nợ. Trong năm 2018, NQH của chi nhánh cao nhất từ trƣớc đến nay với dƣ nợ quá hạn trên 45 tỷ đồng chiếm 1,2% tổng dƣ nợ chi nhánh. Tài sản đảm bảo của các doanh nghiệp này đa phần là máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất. Do vậy khi rủi ro xảy ra thì tài sản xử lý để thu hồi nợ thƣờng có giá trị thấp và thấp hơn dƣ nợ thực tế. Ngoài ra, một số máy móc chuyên dùng rất khó phát mãi. Do đó trong năm, tình hình thu hồi nợ của chi nhánh gặp rất nhiều khó khăn. Bƣớc sang 2019, tình hình kinh tế tại Việt Nam và trên thế giới đều khởi sắc, một số doanh nghiệp đã hoạt động có lãi trở lại, kết hợp với việc xử lý quyết liệt nợ xấu của toàn thể nhân viên và ban giám đốc chi nhánh, tình hình nợ xấu đã đƣợc kiềm chế. NQH phát sinh mới không nhiều (khoảng 3 tỷ đồng) trong khi chi nhánh đã thu đƣợc hơn 23 tỷ NQH. Điều này đã làm cho tỷ lệ NQH của chi nhánh đã giảm xuống tƣơng đƣơng năm 2017 là 0.6%.

2.3.2. Nội dung quản trị RRTD tại VietinBank chi nhánh Tây Ninh 2.3.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng 2.3.2.1. Nhận diện rủi ro tín dụng

Trong những năm gần đây, VietinBank chi nhánh Tây Ninh đã áp dụng các chính sách tín dụng một cách triệt để để chọn lựa khách hàng và nhận diện rủi ro tín dụng.

Tiếp xúc khách hàng và phân tích hồ sơ vay vốn:

Việc tiếp xúc trực tiếp giúp chi nhánh có những thông tin cần thiết làm cơ sở cho việc kiểm tra, đánh giá khả năng xác thực về mặt pháp lý, mục đích sử dụng vốn vay, …

Đối với những khách hàng có quan hệ tín dụng lần đầu với chi nhánh: CBTD thực hiện đăng ký thông tin cho khách hàng theo quy định của VietinBank, cung cấp danh mục sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh và phối hợp với các bộ phận liên quan hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ (nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ). Tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn và hƣớng dẫn khách hàng cung cấp thông tin sơ bộ, thiết lập hồ sơ vay vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng với chi nhánh: CBTD tiếp nhận giấy đề nghị vay vốn, dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất kinh doanh, hƣớng dẫn khách hàng bổ sung, hoàn thiện hồ sơ, hƣớng dẫn khách hàng mua bảo hiểm (bảo hiểm an toàn tín dụng, bảo hiểm vật chất với xe cơ giới, bảo hiểm khác).

Khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng sẽ thu thập những thông tin sau:

- Thông tin cơ bản của khách hàng (tên, địa chỉ, số chứng minh thƣ nhân dân, ngƣời đại diện vay vốn,…).

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh, quy mô hoạt động.

- Năng lực quản lý, định hƣớng, phƣơng thức sản xuất kinh doanh. - Tình hình thu nhập và tiềm năng tài chính.

- Khả năng sẽ sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh.

- Nhu cầu vay vốn, mục đích sử dụng vốn vay, đồng tiền vay, thời gian vay, nguồn trả nợ, đồng tiền trả nợ, hình thức đảm bảo tiền vay.

Trên cơ sở những thông tin thu thập, CBTD chọn lọc các thông tin của khách hàng, đồng thời khai thác thông tin từ trung tâm tín dụng (CIC), trung tâm phòng ngừa và xử lý rủi ro để làm cơ sở đánh giá, phân tích, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay.

Thẩm định và báo cáo thẩm định cho vay

Căn cứ hồ sơ cho vay do khách hàng cung cấp, kết quả điều tra, thu thập các thông tin, cán bộ tín dụng thực hiện thẩm định cho vay với nội dung sau:

- Thẩm định năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.

- Thẩm định mục đích vay vốn: xem xét tính hợp pháp của mục đích vay vốn có phù hợp với ngành nghề kinh doanh. Trƣờng hợp mục đích vay vốn không vi phạm các danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật nhƣng ngành nghề kinh doanh chƣa đƣợc đăng ký/ cấp phép (nếu có) thì hƣớng dẫn khách hàng đăng ký bổ sung hoặc xin phép kinh doanh (nếu phải cấp giấy phép) trƣớc khi vay vốn. Nếu

không đáp ứng đƣợc thì không cho vay.

- Đối với các khoản vay bằng ngoại tệ: mục đích vốn vay phải đảm bảo phù hợp với quy định quản lý ngoại hối của Chính phủ, NHNN Việt Nam và hƣớng dẫn của NH TMCP Công Thƣơng Việt Nam.

- Thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng: áp dụng phƣơng pháp kiểm tra, thẩm định: so sánh, phân tích, đánh giá các tài liệu, số liệu giữa các thời kỳ, so sánh sổ sách ghi chép với thực tiễn, điều tra, khảo sát từ các cơ quan chức năng và các nguồn thông tin khác.

Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng (vốn tự có, vốn ghép, doanh thu và lợi nhuận từ sản xuất kinh doanh trong quá khứ, dự kiến trong tƣơng lai, các nguồn thu chi chủ yếu, thƣờng xuyên,….)

Đối với ngƣời hƣởng lƣơng, trợ cấp xã hội, cần xác định rõ mức lƣơng, trợ cấp, tính ổn định, thƣờng xuyên của thu nhập, mức chi tiêu thƣờng xuyên cho cá nhân, gia đình hàng ngày,…

- Thẩm định tính khả thi và có hiệu quả của dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ: phân tích, đánh giá tình hình của khách hàng trƣớc khi thực hiện dự án đầu tƣ, phƣơng án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đời sống, tìm hiểu và làm rõ các khía cạnh có liên quan.

- Thẩm định phƣơng án vay vốn: tùy theo các dự án đầu tƣ hoặc phƣơng án sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống, khi thẩm định sẽ đánh giá chi tiết theo các khía cạnh, phƣơng diện khác nhau nhƣ: phƣơng diện kỹ thuật, thị trƣờng, tài chính, đội ngũ ngƣời quản lý, lao động,…. Cơ sở căn cứ chủ yếu để CBTD tiến hành thẩm định phƣơng án, dự án vốn vay là: kiểm tra thực tế tại nơi sản xuất kinh doanh của khách hàng, so sánh với các thông số của các phƣơng án, dự án cùng loại hình, cùng dạng sản phẩm, so sánh các định mức kinh tế, kỹ thuật trung bình hoặc tiên tiến,…

- Thẩm định về đảm bảo tiền vay:

sử dụng tài sản đảm bảo, tính hợp lệ, hợp pháp của giấy tờ đó.

 Đối chiếu với quy định hiện hành của VietinBank xem có đầy đủ điều kiện để nhận làm tài sản đảm bảo.

 Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo (số lƣợng, chất lƣợng).

 Đánh giá khả năng thu hồi nợ nếu phải xử lý tài sản đảm bảo.

 Xác định giá trị tài sản đảm bảo để làm căn cứ xác định mức cho vay.

2.3.2.2. Đo lường và phân tích rủi ro tín dụng

Mục đích của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VietinBank Tây Ninh nhằm đánh giá về RRTD tại ngân hàng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của VietinBank Tây Ninh gồm: - Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

- Xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân.  Xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp

Để xếp hạng tín dụng khách hàng doanh nghiệp, VietinBank Tây Ninh đã tiến hành theo các bƣớc sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bƣớc 1: Cán bộ tín dụng tiến hành thu thập, điều tra, tổng hợp các thông tin về khách hàng và phƣơng án sản xuất kinh doanh/ dự án đầu tƣ để làm thông tin đầu vào cho các bƣớc chấm điểm tiếp theo.

Bƣớc 2: Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Có 4 loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh bao gồm: nông lâm ngƣ nghiệp, thƣơng mại và dịch vụ, xây dựng, công nghiệp.

Trƣờng hợp doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.

Bƣớc 3: Chấm điểm quy mô doanh nghiệp

Quy mô doanh nghiệp đƣợc chấm điểm dựa theo các tiêu chí nhƣ vốn kinh doanh, số lƣợng lao động, doanh thu thuần, nộp ngân sách nhà nƣớc. Tổng hợp điểm

của các chỉ tiêu này ta đƣợc điểm quy mô của doanh nghiệp, điểm càng cao thì quy mô doanh nghiệp càng lớn.

Bƣớc 4: Chấm điểm các chỉ tiêu tài chính

Trên cơ sở xác định ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, cán bộ tín dụng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp nhƣ chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu hoạt động, chỉ tiêu cân nợ, chỉ tiêu thu nhập.

Bƣớc 5: Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính

Các chỉ tiêu phi tài chính bao gồm: chỉ tiêu lƣu chuyển tiền tệ, năng lực và kinh nghiệm quản lý, uy tín trong giao dịch, môi trƣờng kinh doanh, các đặc điểm hoạt động khác.

Bƣớc 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

Sau khi xác định đƣợc điểm tổng hợp, cán bộ tín dụng xếp hạng doanh nghiệp nhƣ sau:

Bảng 2. 8: Bảng chấm điểm xếp hạng tín dụng đối với doanh nghiệp

Hạng Điểm Mức độ rủi ro Phân loại nợ

AAA 92,4 – 100 Thấp nhất Đủ tiêu chuẩn

AA 84,8 – 92,3 Thấp Đủ tiêu chuẩn

A 77,2 – 84,7 Thấp Đủ tiêu chuẩn

BBB 69,6 – 77,1 Trung bình Cần chú ý

BB 62 – 69,5 Trung bình Cần chú ý

B 54,4 – 61,9 Cao Dƣới tiêu chuẩn

CCC 46,8 – 54,3 Cao Dƣới tiêu chuẩn

CC 39,2 – 46,7 Rất cao Nghi ngờ

C 31,6 – 39,1 Rất cao Nghi ngờ

D < 31,6 Đặc biệt cao Có khả năng mất vốn

 Xếp hạng khách hàng cá nhân

Để xếp hạng tín dụng khách hàng cá nhân, VietinBank chi nhánh Tây Ninh đã tiến hành các bƣớc sau:

Bƣớc 1: Cán bộ tín dụng tiến hành điều tra, thu nhập thông tin về khách hàng từ các nguồn: hồ sơ do khách hàng cung cấp, giấy tờ pháp lý; Phỏng vấn trực tiếp khách hàng; Các nguồn khác, để làm cơ sở cho các bƣớc tiếp theo.

Bƣớc 2: Chấm điểm thông tin cá nhân cơ bản

Bảng 2. 9: Tiêu chí chấm điểm đối với khách hàng cá nhân của VietinBank chi nhánh Tây Ninh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu

Tuổi 18 – 25 tuổi 25 – 40 tuổi 40 – 60 tuổi >60 tuổi

Điểm 5 15 20 5

Trình độ học vấn Trên đại học Đại học Trung học Dƣới trung học

Điểm 20 15 5 5

Nghề nghiệp Chuyên môn Thƣ ký Kinh doanh Nghỉ hƣu

Điểm 25 15 5 0

Thời gian công tác < 6 tháng 6 tháng–1 năm 1 năm – 5 năm > 5 năm

Điểm 5 10 15 20

Thời gian làm công việc hiện tại

< 6 tháng 6 tháng – 1 năm 1 năm – 5 năm > 5 năm

Điểm 5 10 15 20

Tình trạng cƣ trú Chủ/ tự mua Thuê Với gia đình Khác

Điểm 30 12 5 0

Cơ cấu gia đình Hạt nhân Sống với cha mẹ Sống với gia đình hạt nhân Sống cùng với nhiều gia đình hạt nhân khác Điểm 20 5 0 -5

Một phần của tài liệu Hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP công thương việt nam chi nhánh tây ninh (Trang 58)