Nhóm tiêu chí về Thể lực

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng đồng tháp (Trang 27 - 28)

8. Kết cấu của luận văn

1.2.2. Nhóm tiêu chí về Thể lực

Thể lực là trạng thái phát triển của con người, là điều kiện đảm bảo cho con người phát triển, trưởng thành một cách bình thường, hoặc có thể đáp ứng được những đòi hỏi về sự hao phí sức lực, thần kinh, cơ bắp trong lao động. Sức mạnh trí tuệ của con người chỉ có thể phát huy được lợi thế trên nền thể lực khỏe mạnh.

Theo châm ngôn của các Cụ thời xưa:: “Sức khỏe là vàng”, “Có sức khỏe là có tất cả” đã chứng tỏ tầm quan trọng của con người. Và cũng theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì: “Sức khỏe là trạng thái hoàn toàn thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội chứ không chỉ là không có bệnh hay thương tật”.

Như vậy, sức khỏe gồm sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần. Sức khỏe cơ thể là sự cường tráng, là khả năng mang vác, lao động chân tay. Sức khỏe tinh thần là sức dẽo dai của hoạt động thần kinh, là khả năng vận động của trí tuệ, biến tư duy thành hành động.

Sức khỏe con người chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên, xã hội, kinh tế và được phản ánh thông qua các chỉ tiêu đo lường như: chiều cao, cân nặng, ngoại hình, sức bền, độ dẻo dai, khả năng mang vác vật nặng, tình trạng bệnh tật…Vì vậy, chăm sóc sức khỏe là một nhiệm vụ rất cơ bản để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo tiền đề phát huy có hiệu quả tiềm năng con người. Đồng thời, tình trạng đánh giá sức khỏe của con người cũng được Bộ Y tế hướng dẫn tại Quyết định số 1266/BYT-QĐ ngày 21/3/2020, sức khỏe được chia thành 5 loại như sau: Loại A là Khỏe mạnh (không có bệnh, hoặc có mắc một số bệnh thông thường nhưng không ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 60); Loại B1 là Đủ sức khỏe công tác (mắc một hay một số bệnh mãn tính cần phải theo dõi, điều trị nhưng không hoặc ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt và sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 70); Loại B2 là Đủ sức khỏe công tác, mắc một số bệnh mạn tính cần phải theo dõi (điều trị thường xuyên nhưng đang trong thời kỳ ổn định, ít ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, sức khỏe cá nhân, tuổi đời không quá 80); Loại C là Không đủ sức khỏe công tác tại thời điểm khám sức khỏe (mắc một số bệnh mạn tính nặng, bệnh đã có các biến chứng, phải nghỉ việc để điều trị bệnh từ 01 đến 03 tháng);

Loại D là Không đủ sức khỏe để tiếp tục công tác (bệnh nặng ở giai đoạn cuối, biến chứng nặng, khó hồi phục, sức khỏe sút kém, phải nghỉ hẳn để chữa bệnh và phục hồi chức năng).

hoạt động liên tục, kéo dài; có các thông số nhân chủng học đáp ứng được các hệ thống thiết bị công nghệ được sản xuất phổ biến và trao đổi trên thị trường khu vực và thế giới; luôn tỉnh táo và sản khoái tinh thần. Có thể nói sức khỏe là yếu tố quan trọng không thể thiếu khi đánh giá chất lượng nguồn nhân lực bởi không có sức khỏe con người sẽ không thể lao động, tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Sức khỏe nguồn nhân lực có tác động rất lớn đến năng suất lao động của cá nhân người lao động khi họ tham gia hoạt động kinh tế cũng như khi chưa tham gia hoạt động kinh tế, trong học tập cũng như trong các công việc nội trợ của bộ phận không tham gia hoạt động kinh tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng đồng tháp (Trang 27 - 28)