Công tác đào tạo, phát triển

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng đồng tháp (Trang 77 - 82)

8. Kết cấu của luận văn

2.3.3. Công tác đào tạo, phát triển

Xác định công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công nhân viên có đủ năng lực đáp ứng chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025. Thực tế trong những năm qua, việc đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn bị nhân lực có trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề được công ty rất quan tâm và đã có nhiều chuyển biến tích cực về nhận thức, quy mô tuyển sinh, chất lượng và hiệu quả đào tạo.

Có rất nhiều hình thức đào tạo, ở đây công ty chủ yếu chọn hình thức “Đào tạo trong khi làm việc” vì hình thức đào tạo này giúp người lao động khắc phục các thiếu sót về kiến thức và kĩ năng để hoàn thành tốt hơn chức trách, nhiệm vụ được giao ứng với chức danh công việc đảm nhận. Cùng với đó, người lao động cũng lĩnh hội được các kiến thức và kĩ năng mới đặt ra do sự thay đổi của kĩ thuật, công nghệ và yêu cầu mới của doanh nghiệp. Các cách thức đào tạo thường áp dụng trong trường hợp này gồm: chỉ dẫn trong công việc; Tổ chức các lớp đào tạo cho người lao động; Gửi người lao động đi học tập ở các lớp chuyên sâu phục vụ cho công việc.

Để thực hiện hiệu quả công tác đào tạo, công ty đã triển khai quy trình đào tạo theo 6 bước sau:

Xác định nhu cầu đạo tạo

Đánh giá hiệu quả quá trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Bố trí, sử dụng sau đào tạo

Sơ đồ 2.2: Quy trình đào tạo nguồn nhân lực của Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp

Lập kế hoạch đào tạo

Tổ chức thực hiện

Đánh giá kết quả đào tạo

(Nguồn: Phòng Hành chính – Tổ chức)

Qua sơ đồ trên, ta thấy trong quá trình thực hiện, thông qua việc đánh giá kết quả đào tạo công ty có thể xem xét, điều chỉnh kịp thời kế hoạch đào tạo để bảo đảm tính hiệu quả. Và sau khi thực hiện các bước trong quy trình, kết quả đánh giá hiệu quả quy trình là cơ sở để công ty xem xét, điều chỉnh, khắc phục những hạn chế của các bước trong quy trình, để tiếp tục nâng cao hiệu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của mình. Tuy nhiên, việc xác định nhu cầu đào tạo chủ yếu dựa vào việc phân tích tổ chức. Công ty có tiến hành phân tích công việc, nhiệm vụ và phân tích cá nhân nhưng việc phân tích

68

này còn khá sơ sài. Đồng thời, công tác đánh giá đào tạo cũng khá đơn điệu, chỉ dựa vào kết quả học tập của học viên thì chưa đánh giá sâu về khả năng vận dụng kiến thức này cho công việc ra sao đều này dẫn đến quy trình đào tạo chưa được thực hiện chặt chẽ làm cho chất lượng đào tạo chưa cao.

Trong thời gian qua, quy mô công tác đào tạo NNL của công ty không ngừng tăng lên qua các năm, tương ứng với sự tăng lên về số lượng lao động và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu đào tạo của NNL, cụ thể: Trong năm 2016 có 169/272 người lao động được tham gia đào tạo, chiếm 62,07% tổng số lao động, với 216 lượt người tham gia các khoá đào tạo; thì trong năm 2019 có đến 323/450 người lao động được tham đào tạo chiếm tỷ lệ 71,86%, với 407 lượt người tham gia các khoá đào tạo. Đặc biệt là bắt đầu từ năm 2018, Công ty đã quan tâm và bắt đầu cử cán bộ, học viên tham gia các khóa đào tạo về ngoại ngữ và tin học (trước đây do người lao động tự học).

Qua công tác đào tạo, chất lượng nguồn nhân lực của Công ty đã từng bước được nâng lên, đều này thể hiện rõ nhất qua chỉ số năng suất lao động của Công ty qua các năm đều tăng, cụ thể trong giai đoạn 2016 – 2019 tăng 59,7% , đây là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng NNL của một doanh nghiệp. Tuy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào các yếu tố khác như: môi trường kinh tế - xã hội, thị trường, chiến lược kinh doanh, chất lượng nguồn nhân lực vốn có, khoa học công nghệ,... nhưng trong giai đoạn 2016 – 2019, qua phân tích các chỉ số về doanh thu, lợi nhuận, năng suất lao động, tiền lương bình quân của công ty, đã cho thấy hiệu quả công tác đào nguồn nhân lực đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, sản xuất của Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp.

Bảng 2.13: Kết quả đào tạo của Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2019

Đơn vị tính: lượt người.

Hình thức/Phương pháp đào tạo

Số lượt lao động tham gia

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

I. Đào tạo trong công việc 63 88 94 66

1. Kèm cặp, chỉ dẫn (đối với lao động mới) 50 69 69 40

2. Đào tạo kiểu học nghề 11 16 22 25

3. Luân chuyển 2 3 3 1

II. Đào tạo ngoài công việc 166 202 307 341

1. Hội thảo chuyên đề 30 35 43 55

2. Cập nhật kiến thức pháp luật về lao động, kỹ năng an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ

130 170 110 90

3. Cử đi học tại các cơ sở đào tạo

- Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn lên cao đẳng, đại học, sau đại học.

08 17 19 14

- Các khóa tập huấn, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ về nghiệp vụ

03 05 05 08

- Các khóa bồi dưỡng kỹ năng, nghệ thuật lãnh đạo quản lý; cập nhật kiến thức dành cho cán bộ lãnh đạo, quản lý

30 30 45 45

- Các khóa bồi dưỡng nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ

09 15 21 32

- Bồi dưỡng kỹ năng làm việc cá nhân cho nhân viên

70

- Tiếng anh giao tiếp, tiếng anh chuyên ngành 0 0 34 36

- Tin học 0 0 40 40

Cộng I + II 216 290 401 407

(Nguồn: Phòng Tổ chức, hành chính)

Bảng 2.14: Bảng dự toán và thực hiện kinh phí đào tạo của Công ty giai đoạn 2016 – 2019

Đơn vị tính: triệu đồng.

Hình thức/Phương pháp đào tạo Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

1. Đào tạo trong công việc 256 389 461 682

2. Đào tạo ngoài công việc 583 714 754 1017

Tổng kinh phí 839 1103 1.245 1.699

(Nguồn: Phòng Kế toán)

Nhìn vào bảng số liệu, cho thấy trong những năm qua, dự toán kinh phí dành cho công tác đào tạo của công ty đều tăng dần qua các năm. Điều đó nói lên chất lượng đào tạo được nâng lên góp phần tích cực cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Tóm lại, Công tác đào tạo đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, từ nguồn nhân lực thấp dần chuyển sang nguồn nhân lực chất lượng cao. Tuy nhiên, số lượng NNL cao chất lượng cao cũng còn ít. Vì vậy, thời gian tới công ty cũng cần phải tiếp tục đầu tư cho đào tạo nhiều hơn.

Bảng 2.15: Người lao động đánh giá công tác Đào tạo, phát triển lao động tại Công ty Stt Nội dung Mức đánh giá Tổng số mẫu Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt

1 Việc thực hiện kế hoạch đào

định và đảm bảo chất lượng kế hoạch đề ra

2

Đảm bảo tính công bằng trong đào tạo và phát triển lao động

24 109 67 200

3

Xây dựng quy trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phù hợp

3 30 112 55 200

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, công ty thực hiện tương đối tốt công tác Đào tạo, phát triển lao động. Tuy nhiên, tỷ lệ đánh giá mức rất tốt vẫn còn thấp, vì vậy thời gian tới để đạt hiệu quả hơn thì cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác Đào tạo, phát triển lao động để góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của nền công nghiệp 4.0 và hội nhập kinh tế quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng đồng tháp (Trang 77 - 82)