Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL tại công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng đồng tháp (Trang 70 - 77)

8. Kết cấu của luận văn

2.3. Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL tại công ty

lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp HTXS HTT HT KH 2016 2017 2018 2019

60

Kể từ năm 2016, sau khi được cổ phần hóa từ doanh nghiệp nhà nước, Công ty Cổ phần Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp đã tiến hành cơ cấu lại tổ chức bộ máy để phù hợp với điều kiện thực tế sau khi cổ phần hóa, đồng thời thay đổi lại chiến lược phát triển kinh doanh để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành nghề. Vì vậy, Công ty cần có kế hoạch tổng thể về nâng cao chất lượng NNL, cải thiện năng suất lao động để tăng khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác.

2.3.1. Công tác quy hoạch nguồn nhân lực

Dựa trên chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2016 – 2020 và định hướng đến năm 2025. Phòng tổ chức – Hành chính xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển nhân lực giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn đến năm 2025. Việc xây dựng kế hoạch này được tiến thành theo qui trình 5 bước sau:

Công ty luôn quan tâm đến xây dựng các kế hoạch nhân lực dài hạng nhằm cung cấp đầy đủ nguồn nhân lực để hoàn thành các nhiệm vụ được giao và đáp ứng nhu cầu lao động cho định hướng phát triển của công ty.

Bảng 2.9: Công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực giai đoạn 2016 – 2019

Phòng, Ban

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Kế hoạc h Thự c hiện +/_ Kế hoạc h Thự c hiện +/_ Kế hoạc h Thự c hiện +/_ Kế hoạch Thự c hiện +/_ Ban quản lý dự án

khu công nghiệp 0 0 0 0 1 +1 02 02 0 0 0 0

Phòng Tổ chức hành

chính quản trị 0 0 0 2 3 +1 02 02 0 0 0 0

Phòng Kinh doanh 02 01 -1 0 0 0 0 0 0 03 02 0

• Dự báo nhu cầu nguồn nhânlực • Phân tích thực trạng nguồn nhânlực • Quyết định tăng hay giảm nhânlực • Lập kế hoạch thựchiện

(Nguồn: Phòng Tổ chức, hành chính)

Từ bảng số liệu trên, cho ta thấy công tác kế hoạch hóa của công ty được quan tâm chú trọng. Tuy nhiên, công tác kế hoạch hóa nguồn nhân lực của công ty vẫn còn bất cập, tỷ lệ hoàn thành kế hoạch của công ty vẫn còn thấp, bởi chỗ cần thì không có và

Phòng Kế toán 02 01 -1 0 0 0 0 0 0 01 01 0

Phòng Đầu tư phát triển

02 01 -1 0 0 0 01 0 -1 0 0 0 Phòng quản lý khai thác cát 05 09 +4 23 25 +2 20 20 0 19 16 -3 Phòng An toàn sức khỏe và Môi trường 02 02 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Chi nhánh Nhà

máy Bê tông 0 01 +1 07 08 +3 09 08 -1 0 0 0

Chi nhánh Trung tâm thử nghiệm và Kiểm định CLVL 0 0 0 02 02 0 0 0 0 01 01 0 Phòng Kiểm soát nội bộ và pháp chế 0 0 0 0 0 0 0 0 0 01 01 0

Xí nghiệp đầu tư và kinh doanh nhà đất 03 07 +4 03 03 0 05 05 0 01 01 0 Xí nghiệp cơ khí sửa chữa 04 04 0 0 0 0 04 03 -1 0 0 0 Xí nghiệp xây dựng 13 16 +3 10 19 +9 09 15 +8 16 15 -1 Công ty Cổ phần Vận tải BMC - ĐT 03 06 +4 06 07 +1 09 09 0 02 03 +1 Công ty cổ phần thiết kế xây dựng BMC- ĐT 01 02 +1 02 01 -1 03 05 +2 0 0 0 Tổng cộng 37 50 55 69 65 69 44 40

62

chỗ không cần thì lại thừa. Điều này, cho thấy quá trình thực hiện quy hoạch chưa chặt chẽ, đặc biệt là khâu xác định nhu cầu vị trí việc làm từ đó dẫn đến chất lượng quy hoạch chưa đáp ứng theo yêu cầu.

Thực tế cho thấy kế hoạch hóa nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào việc xác định định hướng và phát triển của công ty. Trong giai đoạn 2016 – 2019 là những năm chuyển đổi loại hình kinh doanh từ hình thức kinh doanh nhà nước sang hình thức kinh doanh tư nhân nên công ty gặp rất nhiều khó khăn trong xác định hướng phát triển vì vậy đã có những tác động hạn chế trong việc xây dựng các kế hoạch nguồn nhân lực trung và dài hạng.

Bảng 2.10: người lao động đánh giá công tác Quy hoạch nguồn nhân lực tại Công ty

Stt Nội dung Mức đánh giá Tổng số mẫu Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt

1 Anh/Chị hài lòng với công tác

quy hoạch của công ty 9 52 105 34 200

2

Xây dựng kế hoạch quy hoạch nguồn nhân lực phù hợp, chặt chẽ.

15 21 100 64 200

3

Kết quả quy hoạch nguồn nhân lực đã đem mang lại hiệu quả tích cực

10 49 109 32 200

4 Thực hiện công tác quy hoạch nguồn nhân lực đúng quy định 15 91 83 11 200

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, công ty vẫn chưa thực hiện tốt công tác quy hoạch nguồn nhân lực, vẫn còn đánh giá ở mức kém dẫn tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty còn hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Đặc biệt là nội dung xây dựng kế hoạch quy hoạch nguồn nhân lực phù hợp, chặt chẽ và thực hiện công tác quy hoạch nguồn nhân lực đúng quy định được thực hiện đúng quy định và chặt chẽ được người lao động đánh giá ở mức rất kém cao.

2.3.2 Công tác tuyển dụng

Để nâng cao chất lượng NNL, đáp ứng nhu cầu tăng quy mô sản xuất và mở rộng thị trường kinh doanh. Công ty thành lập Hội đồng tuyển dụng, Phòng Tổ chức - Hành chính là bộ phận giúp việc cho Hội đồng tuyển dụng về việc xem xét, tổ chức, kiểm tra

và đánh giá kết quả kiểm tra thử việc. Phòng Tổ chức - Hành chính có nhiệm vụ tiếp nhận các giấy tờ, soạn thảo các yêu cầu cho kiểm tra, tổ chức kiểm tra, tổng hợp đánh giá kết quả khả thi.

Việc tuyển dụng lao động được tiến hành theo quy trình tuyển dụng, gồm 07 bước sau:

Theo các bước thì công ty sẽ tổng hợp vị trí công việc và số lượng lao động từ các kế hoạch nhân lực của các Phòng, ban, Xí nghiệp, Công ty con gửi về. Khi đã xác định được nhu cầu lao động (số lượng, vị trí), Phòng tổ chức hành chính quản trị đăng thông báo tuyển dụng trên trang Web của đơn vị (http://dongthapbmc.com). Sau thời gian thông báo tuyển dụng, Ban Phòng tổ chức hành chính quản trị sẽ nhận hồ sơ và nghiên cứu hồ sơ, việc nghiên cứu hồ sơ này sẽ do cán bộ phụ trách tổng hợp và trình trưởng phòng xem xét. Khi đã xem xét xong hồ sơ ứng viên, sẽ tổ chức phỏng vấn thông qua hình thức vấn đáp và người thực hiện vấn đáp là trưởng các ban, phòng, xí nghiệp của công ty trực tiếp phỏng vấn, tuy nhiên việc phỏng vấn này không thực hiện tập trung một lần mà sẽ phân theo ngành nghề để thực hiện các buổi khác nhau (Phỏng vấn trên các phương diện như: kinh nghiệm, trình độ, tính cách, khí chất….). Nội dung phỏng vấn chủ yếu là do trưởng các ban, phòng, xí nghiệp của công ty tự đề xuất căn cứ vào kinh nghiệm chủ quan của bản thân, chứ công ty chưa có xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi cho từng vị trí để làm căn cứ cho hội đồng xét tuyển. Căn cứ vào kết quả phỏng vấn, Hội đồng xét duyệt sẽ quyết định những ứng viên phù hợp nhất với vị trí tuyển dụng. Sau đó bộ phận phòng tổ chức sẽ thông báo cho các ứng viên trúng tuyển đến

Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng

Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng

Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ Bước 4: Tổ chức phỏng vấn kiểm tra trình độ

Bước 5: Xét duyệt

Bước 6: Thử việc và ký hợp đồng Bước 7: Lưu trữ hồ sơ

64

Công ty thử việc, việc thử việc này được thực hiện theo quy định (03 tháng đối với sơ cấp, 06 tháng đối với Cao đẳng và 01 năm đối với Đại học), Nếu trong quá trình thử việc được đánh giá tốt thì sẽ được Giám đốc ký hợp đồng lao động. Sau khi các ứng viên đã trãi qua quá trình thử việc thành công thì toàn bộ hồ sơ của họ sẽ được Phòng tổ chức lưu trữ lại để theo dõi quá trình làm việc của từng người một cách dễ dàng và thuận lợi nhất.

Đối tượng tuyển dụng của Công ty đa số là nguồn giới thiệu từ người thân và quen biết, người ngoài công ty chiếm số lượng rất thấp; lực lượng trẻ, trình độ chủ yếu là Lao động phổ thông và cao nhất là đại học. Cụ thể được thể hiện qua các biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ số lượng tuyển dụng nguồn nhân lực của Công ty Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2019

Đơn vị tính: Phần trăm (%)

Từ bảng số liệu ta thấy, tỷ lệ số lượng tuyển lao động mới của Công ty tương đối cao, đặc biệt là 02 năm đầu sau khi thực hiện cổ phần hóa (năm 2016, 2017), đây là những năm cao điểm để chuẩn bị NNL cho việc tăng sản lượng sản xuất và mở rộng thị trường kinh doanh. Và sau năm 2017 thì số lượng lao động tuyển dụng mới có chiều hướng giảm dần, do nguồn cung lao động cơ bản đã ổn định.

Nhìn chung, việc tuyển dụng lao động của công ty được thực hiện thường xuyên qua các năm với số lượng tuyển dụng tương đối nhiều. Do đó, đã cung ứng đủ nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ cho quá trình sản xuất và hoạt động của công ty. Tuy nhiên, nguồn tuyển dụng chủ yếu là từ người thân, quen biết, nguồn lao động tự nộp rất ít; kênh tuyển dụng lại rất ít chủ yếu là trang website của công ty; khâu phỏng vấn lại lỏng lẻo chỉ giao cho bộ phận có nhu cầu tuyển dụng trực tiếp phỏng vấn, đồng thời khâu phỏng

vấn cũng chưa xây dựng bộ ngân hàng câu hỏi dành cho tuyển dụng; chưa có bảng Mô

tả công việc rõ ràng, cụ thể để ứng viên nghiên cứu nộp hồ sơ; nên phần nào đó đã hạng

chế chất lượng nguồn nhân lực.

25.00% 18.40% 20.20% 20.00% 16.90% 15.00% 10.00% 2016 2017 2018 2019 8.90%

Bảng 2.11: Số lượng lao động trí thức tuyển dụng tại Công ty Xây lắp và Vật liệu xây dựng Đồng Tháp giai đoạn 2016 – 2019

TT Trình độ

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019

Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Tổng số LĐ tuyển dụng 50 100 69 100 69 100 40 100 1 Đại học, cao học 6 12.77 6 8.70 4 5.80 3 7.50 2 Cao đẳng, trung cấp 0 0.00 4 5.80 10 14.49 2 5.00 3 Sơ cấp 0 0.00 8 11.59 8 11.59 0 0.00

4 Công nhân kỹ thuật 12 25.53 3 0.00 3 4.35 0 0.00 5 Lao động phổ thông 29 61.70 51 73.91 44 63.77 34 87.50

(Nguồn: Phòng Tổ chức, hành chính)

Qua bảng trên ta thấy, trình độ lao động được tuyển dụng tương đối thấp (cao nhất là trình độ đại học) và số lượng tuyển dụng lao động có trình độ thấp chiếm tỷ lệ khá cao (trên 61%, có năm lên tới 87,5%), còn số lượng lao động mới trình độ đại học chiếm tỷ lệ thấp (dưới 13%, có năm thấp nhất là 5,8%). Điều đó nói lên nguồn lao động mới được tuyển dụng có trình độ trí thức thấp, không có NNL chất lượng cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng NNL.

Tóm lại, công tác tuyển dụng của công ty được thực hiện thường xuyên và đảm bảo số lượng lao động cung ứng cho nhu cầu phát triển của công ty. Tuy nhiên, chất lượng lao động được tuyển dụng không cao, đa số là lao động có trí thức thấp, do đó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng NNL. Vì vậy, để có thể đạt được mục tiêu phấn đấu đã đề ra thì công ty cần có NNL chất lượng cao có thể đáp ứng với sự phát triển vượt bật của công ty, cho nên nguồn lao động này cần phải được đưa đi đào tạo và việc đào tạo này sẽ gây tốn kém rất nhiều kinh phí của công ty.

Bảng 2.12: Người lao động đánh giá công tác Tuyển dụng lao động tại Công ty

Stt Nội dung Mức đánh giá Tổng số mẫu Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt

66 2 Có xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao

động hợp lý. 28 101 71 200

3 Việc tuyển dụng được thực hiện đúng

quy định và chặt chẽ 26 108 66 200

4 Thực hiện hiệu quả thông báo tuyển

dụng 12 101 87 200

(Nguồn: Kết quả điều tra khảo sát của học viên)

Từ bảng số liệu trên cho thấy, công ty vẫn chưa thực hiện tốt công tác Tuyển dụng lao động, điển hình là vẫn còn đánh giá ở mức kém dẫn tới việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty còn hạn chế, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Đặc biệt là nội dung xây dựng kế hoạch tuyển dụng lao động hợp lý và tuyển dụng được thực hiện đúng quy định và chặt chẽ được người lao động đánh giá ở mức rất kém cao.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần xây lắp và vật liệu xây dựng đồng tháp (Trang 70 - 77)