Kỹ thuật giá trị (VE)

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (target costing) trong doanh nghiệp (Trang 27)

5. Kết cấu đề tài

1.2.5.1. Kỹ thuật giá trị (VE)

Kỹ thuật giá trị là một công cụ được sử dụng bởi các nhà sản xuất Nhật bản nhằm cải tiến giá trị của sản phẩm và đạt được chi phí mục tiêu. Sakurai (1989)

định nghĩa kỹ thuật giá trị là một công cụ thiết kế sản phẩm từ những khía cạnh

khác nhau nhưng luôn nhằm đến mục tiêu cắt giảm chi phí và cung cấp những đặc tính mà khách hàng muốn. Phương pháp phân tích giá trị bao gồm các hoạt động

phân tích và được phát triển lần đầu bởi tập đoàn General Electric. Kỹ thuật giá trị được coi là phần tất yếu của quá trình thực hiện chi phí mục tiêu và nếu không có nó thì quá trình chi phí mục tiêu không thểthành công được (Monden, 1995). Sự cắt giảm chi phí mà không làm giảm chất lượng và tính năng của sản phẩm chính là kết quả do VE mang lại.

Cooper & Slagmulder (1997) khẳng định rằng VE trợ giúp quá trình cắt giảm chi phí của sản phẩm. Quá trình thực hiện VE chính là phân tích các tính năng của sản phẩm và định lượng chi phí cho từng chức năng đó, chính vì thế có thể đưa ra

các biện pháp cắt giảm chi phí tại các tính năng không hiệu quả của sản phẩm. Mức

độ thành công của VE phụ thuộc vào sự sáng tạo của các nhà thiết kế sản phẩm trong việc phân tích tính năng quan trọng của sản phẩm để tập trung vào và loại bỏ các tính năng không quan trọng của sản phẩm, vừa nhằm mục đích nâng cao giá trị

của sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng đồng thời cắt bỏ những chi phí dành cho những tính năng không cần thiết của sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (target costing) trong doanh nghiệp (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)