Sự cần thiết áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (target costing) trong doanh nghiệp (Trang 78 - 80)

5. Kết cấu đề tài

3.1. Sự cần thiết áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh

PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU CHO HỌC PHẦN KẾ

TOÁN QUẢN TRỊ

3.1. Sự cần thiết áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệpViệt Nam nghiệpViệt Nam

Th nht các doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu vì ngày nay khi cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn, doanh nghiệp có rất ít khả năng

kiểm soát được giá cả giống như họ mong muốn. Thị trường là nơi thực sự quyết

định giá cảvà đây chính là lý do mà công ty cần phải áp dụng phương pháp chi phí

theo mục tiêu để duy trì cạnh tranh theo chiến lược về giá. Cụ thể:

+ Cạnh tranh, do sức ép của thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt khiến cho giá cả không thểtăng lên trong nhiều ngành trọng điểm. Sự xuất hiện của nhiều nhà sản xuất hơn với các chi phí thấp hơn đã gia nhập vào thịtrường toàn cầu khiến cho các doanh nghiệp khác không thểđịnh giá bán cao hơn đối thủ.

+ Sự thay đổi nhanh chóng trên thị trường. Khi công nghệ và kiến thức có tốc độ thay đổi và phát triển một cách chóng mặt, nó khiến cho một doanh nghiệp rất khó để duy trì chiến lược cạnh tranh theo một khía cạnh như: cạnh tranh về chất

lượng như một chiến lược cạnh tranh lâu dài. Chính điều này đã thôi thúc doanh nghiệp áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu như một công cụđiều hòa giữa 3 yếu tố được quyết định bởi thị trường: vừa cung cấp sản phẩm phải cập nhật – hiện đại

hơn vềtính năng, đảm bảo yêu cầu chất lượng nhưng giá c vẫn phải ở mức chấp nhận được của người mua; hoặc là giá cả phải giảm trong khi các yếu tố về tính

năng và chất lượng không được giảm.

+ Không có sựkhoan nhượng cho những sản phẩm lỗi hoặc sự trì hoãn, bởi vì chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn hơn khiến cho doanh nghiệp có rất ít

73

thời gian để phản ứng kịp với những thay đổi của thị trường hoặc để sửa chữa những lỗi lầm của mình trên thịtrường.

+ Nhu cầu và đòi hỏi của người mua ngày càng cao hơn vì những khách hàng tinh vi ngày càng có hiểu biết và kiến thức nhiều hơn về sản phẩm và mong muốn

có được sản phẩm có chất lượng tốt hơn nhưng với giá cả phải chăng hơn. Chẳng hạn, khách hàng sẽ yêu cầu một chiếc máy điều hòa tính năng tiết kiệm điện năng (Inverter) tối ưu hơn, lọc không khí tốt hơn nhưng không phải ở mức giá quá cao so với các phiên bản cũ. Điều này sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc ra quyết định bán một sản phẩm kém tính năng hơn với mức giá thấp hơn để cạnh tranh về giá. Tức là việc mà các doanh nghiệp lựa chọn bán một sản phẩm với giá thấp hơn để cắt giảm một số chức năng hay chất lượng của sản phẩm sẽ là việc làm

khó được khách hàng chấp nhận.

Đối với bối cảnh thị trường và nền kinh tế Việt nam hiện nay khi hội nhập kinh tế quốc tế, thuế quan không còn là một bức tường bảo vệ cho các doanh nghiệp Việt Nam nữa, vì thế mức độ cạnh tranh trên thị trường ngày càng cao. Hơn nữa, hàng Việt Nam vẫn chưa có nhiều ưu thế về chất lượng, mẫu mã sản phẩm với thị

hiếu người tiêu dùng. Một khi các sản phẩm nước ngoài tràn vào Việt Nam với những thiết kế và tính năng vượt trội, giá cả lại phải chăng thì các doanh nghiệp Việt Nam không thể cạnh tranh nổi và có nhiều nguy cơ thua ngay trên sân nhà.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp Việt nam cần đi tìm bài toán cho những vấn đề trên. Với xu thế phát triển tất yếu, Phương pháp chi phí mục tiêu ra đời là công cụ kế

toán quản trị chiến lược – hiện đại, được coi là chìa khóa mở cả 3 cánh cửa: chi phí

– tính năng – chất lượng sản phẩm. Đây chính là lý do xứng đáng để những doanh nghiệp Việt Nam muốn phát triển bền vững và không ngừng mở rộng trong tương

lai không chỉ trên thịtrường nội địa mà mở rộng ra thịtrường thế giới toàn cầu.

Th hai , doanh nghiệp cần phải áp dụng phương pháp này là bởi vì phần lớn chi phí sản phẩm đã được quyết định sớm giai đoạn thiết kế sản phẩm. Khi sản phẩm đã thiết kếxong và đưa vào quá trình sản xuất thì cơ hội để cắt giảm chi phí là rất thấp. Cooper (1995) và nhiều nhà nghiên cứu khác về chi phí mục tiêu đã cho

74

rằng có tới 80% đến 90% đã được quyết định ngay từ khi sản phẩm được thiết kế

với các tính năng, chất lượng và những thành phần cấu tạo nhất định nên chúng; phần 10% - 20% còn lại là các cơ hội rất ít cho việc cắt giảm chi phí sản phẩm khi

đã đưa vào sản xuất.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (target costing) trong doanh nghiệp (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)