Tình hình vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trên thế giới

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (target costing) trong doanh nghiệp (Trang 47 - 51)

5. Kết cấu đề tài

2.2.1. Tình hình vận dụng phương pháp chi phí mục tiêu trên thế giới

Doanh nghiệp Nhật bản lâm vào khó khăn trong những năm 1930 đã thúc đẩy họ nghiên cứu một phương pháp mới là Phương pháp chi phí mục tiêu. Ngày nay, những doanh nghiệp phương Tây cũng giới thiệu dần dần phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu cho quá trình phát triển sản phẩm của họ bởi vì tính cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trên thị trường. Phương pháp chi phí mục tiêu

đã được áp dụng thành công trong lĩnh vực công nghiệp lắp ráp và sản xuất theo quá trình. Theo Cooper & Slagmulder (1997), phương pháp chi phí mục tiêu là một công cụ hiệu quả cho việc cắt giảm chi phí từ những chi phí trực tiếp như chi phí

nguyên vật liệu và nhân công trực triếp và cả những chi phí gián tiếp như chi phí

sản xuất chung trong suốt giai đoạn phát triển sản phẩm. Các doanh nghiệp được cho là áp dụng thành công phương pháp này như: Nissan Motor, Toyota Motor

Corporation, Sony Corporation và một số các doanh nghiệp dẫn đầu thị trường ở các nước khác như: Kodak, Boeing, Mercedes, Chrysler và Goodyear (Kato, 1993). Phương pháp này được áp dụng 100% tại các nhà sản xuất xe hơi Nhật bản và 80%

42

ở các hãng lắp máy, nhưng chỉ có 40% của Mỹ là áp dụng phương pháp này theo

Helms 2005. Tuy nhiên, chỉ có 30% các doanh nghiệp Châu Âu đã đang áp dụng

phương pháp chi phí mục tiêu (Ansari et al, 2007).

Ellram (2000) đã chỉ ra rằng các nhà sản xuất ô tô, thiết bị điện tử, lĩnh vực máy tính là những doanh nghiệp đang áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu. Nhiều nghiên cứu trước đã chỉ ra hầu hết phương pháp này được áp dụng ở giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm. Tani (1994) tìm ra rằng có 59% doanh nghiệp áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu. Dekker & Smith (2003) chỉ ra 59.3% doanh nghiệp sản xuất niêm yết trên thị trường chứng khoán Hà Lan áp dụng phương pháp

này. Các nghiên cứu trước cũng quan sát thấy rằng Phương pháp chi phí mục tiêu

được áp dụng rộng rãi bởi các hãng sản xuất xe hơi trên thế giới để nâng cao chất

lượng, quá trình sản xuất và quản lý hàng tồn kho. Những đặc điểm của doanh nghiệp

được cho là phù hợp để áp dụng phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu là: (1)Ngành công nghiệp lắp ráp

(2)Ngành công nghiệp lắp ráp với tính đa dạng của các dòng sản phẩm

(3)Những doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hướng áp dụng Phương pháp chi

phí mục tiêu hơn là các doanh nghiệp có quy mô nhỏ

Nhu cầu và đòi hỏi khách hàng ngày càng cao hơn và thời gian chu kỳ sống của sản phẩm ngày càng ngắn hơn chính là những lý do để thực hiện Phương pháp chi

phí mục tiêu (Sakurai, 1989). Sau đây là sựtóm lược các nghiên cứu về sự vận dụng

43

Bảng 2.1: Tình hình vận dụng Phương pháp chi phí mục tiêu các nước trên thế giới.

Quốc gia Tác giả Tình hình ứng dụng chi phí mục tiêu Nhật Kato (1993)

Tani et al. (1994) Tani (1995) Feil et al. (2004) Huh et al. (2008)

+ Việc cắt giảm chi phí và kiểm soát chi phí tập trung

vào giai đoạn đầu của chu kỳ sống sản phẩm + Có sự tham gia của chức năng kỹ thuật

+ Sự tham gia mạnh mẽ của quản lý các bộ phận lập kế

hoạch sản phẩm, phát triển, thiết kế, kỹ thuật, sản xuất, thu mua và bán hàng.

+ Có sự thiết lập một hệ thống quản lý chi phí mục tiêu Mỹ Hibbets et al. (2003)

Ellram (2006)

+ Mối liên kết chặt chẽ giữa bộ phận quản lý chuỗi cung ứng với bộ phận thiết kế sản phẩm trong quá trình thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu

+ Sự tham gia của bộ phận nghiên cứu và phát triển, quản lý chuỗi cung ứng và nhà cung cấp xảy ra trong

giai đoạn đầu của quá trình Phương pháp chi phí mục tiêu.

+ Sựtác động của môi trường cạnh tranh và chiến lược. New

Zealand

Rattray et al. (2007) + Tập trung nhiều hơn vào cắt giảm chi phí và thỏa mãn nhu cầu khách hàng

+ Sự tham gia mức độ cao của các bộ phận sản xuất, phát triển sản phẩm và thiết kế trong quá trình Phương

pháp chi phí mục tiêu

+ Nhà cung cấp không tham gia trong quá trình

Phương pháp chi phí mục tiêu

India Joshi (2001) Nghiên cứu của Joshi chỉ ra một tỷ lệ thấp áp dụng

Phương pháp chi phí mục tiêu tại Ấn độ, được giải thích bởi các nhân tố như: thái độ thận trọng của các nhà quản trị, chi phí thực hiện tốn kém, thiếu kiến thức

44

pháp chi phí mục tiêu ở quốc gia này nhắm tới mục tiêu có lợi nhuận cao hơn và tầm ảnh hưởng cao hơn

trên thịtrường. Australia Chenhall &

Langfield-Smith (1998)

Nghiên cứu chỉ ra rằng có một tỷ lệ thấp vận dụng

Phương pháp chi phí mục tiêu, các nhân tố ảnh hưởng

đến việc áp dụng chính là quy mô của doanh nghiệp và

văn hóa doanh nghiệp tại Úc. Netherland Dekker & Smidt

(2003)

+ Mục tiêu áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu ở

quốc gia này là cắt giảm chi phí, thời gian giới thiệu sản phẩm ra thị trường được rút ngắn và kịp thời, thỏa mãn tốt hơn thị hiếu khách hàng

+ Sự tham gia của bộ phận phát triển sản phẩm và thiết kế trong quá trình Phương pháp chi phí mục tiêu.

Turkey Kocsoy et al. (2008) Các đặc trưng của việc thực hiện Phương pháp chi phí

mục tiêu tại Turkey như sau:

+ Phân tích nhu cầu khách hàng trong giai đoạn thiết kế trong việc thiết lập hệ thống chi phí mục tiêu

+ Xây dựng kế hoạch lợi nhuận và phát triển sản phẩm dài hạn

+ Sử dụng nhóm liên chức năng đểxác định chi phí và thực hiện quá trình giảm chi phí

+ Phương pháp thông thường xác định lợi nhuận mục tiêu là ROS - Return on Sales

+ Các dự toán về chi phí được xác định ngay ở giai

đoạn đầu thiết kế

Brazil Filomena et al.

(2009)

Mô hình vận hành Phương pháp chi phí mục tiêu tại Brazil là việc chia nhỏ mục tiêu chi phí thành mục tiêu chi phí nhỏ hơn tới: các bộ phận cấu thành sản phẩm, hoặc chức năng sản phẩm, hoặc đặc điểm sản phẩm.

45

Sweden Ax et al. (2008) Tại Thụy Điển, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ tỷ lệ

thuận giữa mức độ cạnh tranh trên thị trường với việc vận dụng Phương pháp chi phí mục tiêu.

Bahrain Juhmani (2010) + Không có mối liên hệ đáng kể nào giữa việc thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu với quy mô doanh nghiệp

+ Những doanh nghiệp áp dụng Phương pháp chi phí

mục tiêu đều có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

cao hơn

+ Phần trăm cắt giảm chi phí được chỉ ra là cao hơn tại các doanh nghiệp áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu.

+ Phương pháp chi phí mục tiêu trong việc thiết kế lại sản phẩm hiện thời cũng chiếm tỷ lệ cao.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (target costing) trong doanh nghiệp (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)