5. Kết cấu đề tài
1.5. Một số mô hình chi phí mục tiêu trên thế giớ i
Mặc dù kỹ thuật giá trị - VE được sử dụng trong quá trình thiết kế sản phẩm
đã phát triển từ những năm 1930 tại Mỹvà Đức, nhưng Nhật bản chính là nơi đầu tiên nghiên cứu cho ra đời phương pháp này với tên gọi phương pháp chi phí mục tiêu – Target costing vào những năm 1960. Các hãng sản xuất lớn của Nhật là nơi
33
Nhật do đó đã được học tập và áp dụng rộng rãi cho các nước khác. Mô hình
phương pháp này tại Nhật được trình bày tóm tắt theo sơ đồ sau:
Hình 1.1 : Quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu tại Nhật bản –
[Nguồn: Patrick Feil, Keun-Hyo Yook, Il-Woon Kim, Spring 2004]
Mô hình của Nhật bản được coi là mô hình mẫu cho nhiều nước trên thế giới bao gồm nhiều khía cạnh của phương pháp chi phí mục tiêu: định hướng thị trường,
xác định chi phí mục tiêu từ giai đoạn thiết kế, đề cao sự hợp tác của tất cả các bộ Khảo sát thịtrường đểxác định
giá bán và đặc điểm sản phẩm
Xác định mức lợi nhuận mong muốn căn cứ vào chiến lược dài
hạn
Xác định chi phí mục tiêu –
Target cost (tính bằng giá bán
– mức lợi nhuận mong muốn) Sử dụng các công cụ kỹ thuật
để phân chia chi phí mục tiêu thành các yếu tố nhỏhơn: bộ
phận sản phẩm, chức năng sản phẩm, yếu tố nguyên vật liệu
đầu vào,…
Quyết định đưa sản phẩm vào sản xuất
34
phận trong doanh nghiệp thông qua nhóm liên chức năng, mối quan hệ chặt chẽ với chuỗi cung ứng, hệ thống thông tin kế toán quản trị thông suốt và hữu ích cho dự
toán chi phí sản phẩm ngay từgiai đoạn chưa sản xuất, chi phí sản phẩm được tính cho toàn bộvòng đời sản phẩm từ khâu hình thành ý tưởng đến giai đoạn suy thoái và thải bỏ… Đặc biệt hơn, các doanh nghiệp Nhật bản thường kết hợp mô hình chi phí mục tiêu với phương pháp Kaizen costing. (Moden & Hamada, 1991). Nếu
phương pháp chi phí mục tiêu chủ yếu tập trung vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển sản phẩm thì phương pháp Kaizen costing lại tập trung vào giai đoạn sau
– khi sản phẩm vượt qua giai đoạn thiết kếvà được chấp nhận đưa vào sản xuất.
1.5.2. Mô hình chi phí mục tiêu tại Mỹ
Các doanh nghiệp lớn của Mỹ như Boeing, Caterpillar, DaimlerChrysler được coi là các doanh nghiệp dẫn đầu trong việc thực hiện thành công phương pháp
chi phí mục tiêu. Mô hình chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp này cũng những
bước cơ bản như Nhật bao gồm:
+ Bước 1: Nghiên cứu thịtrường đểxác định đặc tính sản phẩm phù hợp
+ Bước 2: Xác định mức giá bán mục tiêu
+ Bước 3: Xác định lợi nhuận mục tiêu dựa trên chiến lược dài hạn
+ Bước 4: Xác định chi phí mục tiêu = Giá bán mục tiêu – chi phí mục tiêu
+ Bước 5: Sử dụng các công cụ kỹ thuật như: phân tích giá trị, phân chia sản phẩm thành các bộ phận nhỏhơn,… để đạt mục tiêu chi phí.
+ Bước 6: Quyết định đưa sản phẩm vào sản xuất và tiếp tục cải tiến. Nếu sản phẩm được thiết kế và kiểm định là đạt mục tiêu đề ra cả 3 khía cạnh: chi phí, chất lượng và tính năng thì sẽ được sản xuất đại trà, nếu không đáp ứng được yêu cầu của quá trình chi phí mục tiêu thì sẽ được thiết kế lại hoặc hủy bỏ không đưa
vào sản xuất.
Swenson, Ansari, Dell và Kim (2003) đã mô tả mô hình kế toán chi phí mục tiêu của Mỹ gồm những đặc trưng sau: phương pháp xác định chi phí dựa trên giá cả; tập trung vào khách hàng và thiết kế sản phẩm; sự tham gia của nhóm liên chức
35
toàn bộ vòng đời sản phẩm. Như vậy, nhìn chung ở các nước Mỹ những đặc trưng này cũng tương tựnhư các doanh nghiệp Nhật.
Sự khác biệt của mô hình này trong quá trình thực hiện so với các doanh nghiệp Nhật là, trong khi các doanh nghiệp đặt tầm quan trọng của thông tin kế toán quản trị trong suốt quá trình thực hiện thì các doanh nghiệp Mỹ lại tập trung nhiều
hơn tới bộ phận thiết kế, bộ phận sản xuất và quan hệ với nhà cung cấp. (Ellram, L.M. (2006)). Sự khác biệt thứ hai là trong khi mô hình mô hình kế toán chi phí mục tiêu Nhật có sự kết hợp với phương pháp Kaizen costing; mô hình của Mỹ lại có sự kết hợp với phương pháp chi phí theo hoạt động - ABC. (Hussein H. Sharaf- Addin, Normah Omar & Suzana Sulaiman, 2014)
36
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ TÌNH HÌNH VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRÊN
THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
2.1. Tổng quan nghiên cứu về phương pháp chi phí mục tiêu
Kế toán quản trị chi phí mục tiêu là một phương pháp kế toán quản trị hiện
đại đã và đang được ứng dụng thành công tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo nghiên cứu của Kato (1993) có tới hơn 80% các doanh nghiệp trong ngành lắp ráp
và hơn 60% doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất của Nhật áp dụng phương pháp
quản lý chi phí theo mục tiêu. Rất nhiều các nghiên cứu nước ngoài về phương
pháp kế toán chi phí theo mục tiêu, có thể chỉ ra một số nghiên cứu sau:
+ Cooper and Slagmulder (1997). Cooper, R., and Slagmulder, R. (1997)
Target costing and value engineering. Portland; Productivity Inc.
Cooper và Slagmulder đã trong nghiên cứu năm 1997 này chỉ ra rằng chi phí mục tiêu có mối liên hệ giữa chi phí mục tiêu với khách hàng, chủ doanh nghiệp và
người cung cấp. Hai tác giả đã đề xuất một môi hình quá trình gồm 3 bước. Mô
hình được khởi đầu với khách hàng, được gọi là: chi phí định hướng thị trường
“market-driven costing”. Thông qua những phỏng vấn và điều tra với các khách hàng tiềm năng và mức tiêu chuẩn (benchmarking) của các đối thủ cạnh tranh, mức giá bán dự tính của sản phẩm sẽ được thiếp lập. Bằng việc so sánh giá mục tiêu với kế hoạch kinh doanh dài hạn của doanh nghiệp, một mức lợi nhuận kỳ vọng cũng được tính toán, từ đó thiết lập được mức chi phí mục tiêu. Sau khi thiết lập được mức chi phí mục tiêu, bước thứ2 được thực hiện với tên gọi là chi phí mục tiêu cấp
độ sản phẩm “product-level Target costing”. Tại đây, khoảng cách chi phí mục tiêu
được tính bằng sự chênh lệch giữa chi phí hiện tại với mức chi phí mục tiêu. Bằng cách phân chia, phân tích sản phẩm theo từng chức năng của sản phẩm, hệ thống phân cấp sản phẩm được thành lập nơi mà các lợi nhuận tài chính của mỗi chức
năng sẽ được phân tích cụ thể hơn. Bước thứ 3 trong mô hình được gọi là chi phí mục tiêu cấp độ bộ phận cấu thành sản phẩm “component-level Target costing”;
37
đây chính là bước mà việc cắt giảm chi phí được thực hiện tới từng bộ phận cấu thành sản phẩm để tiến tới từng khoản mục chi phí, thường các các chi phí liên quan
đến nhà cung cấp đầu vào. Từ đó, công ty có những chính sách ràng buộc tới các nhà cung cấp để sản phẩm của họkhi được sản xuất ra là không quá đắt đỏ.
+ Financial and Management Accounting Committee of International Federation of Accountants (1999); Target costing for effective cost management:
Product Cost planning at Toyota Australia.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Ủy ban Kế toán quản trị và kế toán tài chính của IFAC tháng 6 năm 1999 bao gồm 9 chương. Ngoài các vấn đề lý thuyết về phương pháp chi phí theo mục tiêu được giới thiệu, nghiên cứu này đã đặt trong bối cảnh thực tế của quản lý chi phí trong công ty Toyota tại Úc. Nghiên cứu đã minh
học một bức tranh tổng thể quản lý chi phí theo mục tiêu của công ty Toyota tại Úc
và được dẫn chứng cụ thể cho từng giai đoạn của quá trình thực hiện mô hình chi phí mục tiêu: thiết lập giá mục tiêu, lợi nhuận mục tiêu, chi phí mục tiêu, từ giai
đoạn thiết kếcho đến khi cải tiến để giảm chi phí trong giai đoạn sản xuất của vòng
đời sản phẩm….Nghiên cứu chỉ ra đặc điểm quản lý chi phí mục tiêu tại công ty này: chìa khóa quản lý chi phí chính là chi phí mục tiêu và quản lý sự cải tiến liên tục, những người tham gia vào quá trình này bao gồm nhân viên từ các bộ phận trong doanh nghiệp : kế toán, kỹ thuật, nhân viên mua hàng, nhân viên bán hàng). Quá trình này tập trung vào việc thiết kế sản phẩm và quá trình sản xuất trong suốt
vòng đời sản phẩm. Các nghiên cứu trước đó hầu như chỉ xoay quanh vấn đề chi phí mục tiêu tại Nhật Bản, vì vậy nghiên cứu này chỉ ra rằng mô hình quản lý chi phí theo mục tiêu còn có thể thích ứng được với các nền “văn hóa phương tây”.
+ Patrick Feil, Keun-Hyo Yook, Il-Woon Kim, Spring 2004; “Japan Target costing – A historical perspective”, International Journal of Strategic Cost Management.
Bài viết đã trình bày lịch sử của phương pháp kế toán chi phí theo mục tiêu xuất phát từ các doanh nghiệp Nhật Bản, được áp dụng đầu tiên tại Toyota năm
38
mục tiêu. Tác giả của bài viết trên đã hệ thống hóa các nội dung lý thuyết về kế toán chi phí theo mục tiêu: về phương pháp xác định giá mục tiêu từ ngay từ giai đoạn thiết kế sản phẩm, chu trình áp dụng kế toán chi phí theo mục tiêu tại Nhật bản trong mối quan hệ so sánh với các DN Mỹ, quá trình quản trị theo mục tiêu kết hợp với Kaizen (cải tiến liên tục). Đồng thời, nghiên cứu cũng tóm lược sự phát triển của
phương pháp chi phí mục tiêu trải qua các thời kỳ lịch sử tại Nhật cũng như các công
cụ áp dụng và bài học kinh nghiệm về chi phí mục tiêu tại các doanh nghiệp Nhật. + Martin Carlsson-Wall (2011), Targeting target costing: Cost management and inter-organinational product development of multi-technology product; Thesis
for the Degree of Doctor of Philosophy.
Luận án là một nghiên cứu về mô hình chi phí mục tiêu đặt trong mối quan hệ với sự phát triển sản phẩm và quản trị chiến lược. Lý thuyết về phát triển sản phẩm cho thấy rằng: sự phát triển sản phẩm là sự quá trình gắn kết và quá trình không kết thúc của sự kết hợp các nguồn lực. Quá trình gắn kết nguồn lực thể hiện
ở 2 bộ phận: nguồn lực bên trong doanh nghiệp và sự kết hợp của các yếu tố bên ngoài (nhà cung cấp, khách hàng, các bên đối tác khác,…). Đặc tính không kết thúc của sản phẩm thể hiện ở chỗ: đối với một doanh nghiệp thì sự phát triển sản phẩm mới là không có điểm dừng. Chính những lý thuyết của của sự phát triển sản phẩm sẽảnh hưởng tới quá trình thực hiện chi phí mục tiêu. Theo mô hình trên, tác giảđã
tiến hành nghiên cứu mô hình lý thuyết trên với sự thử nghiệm trong ngành công nghiệp robot tại Sweden.
+ Selim Yuksel Pazaceviren, Prof. Dr & Duygu Celayir (2013), Target
costing based on the Activity – based costing method and a model Proposal,
European Scientific Journal, edition vol.4; December 2013.
Nội dung của bài viết này là sự kết hợp giữa 2 mô hình đó là: chi phí theo
mục tiêu và xác định chi phí dựa trên hoạt động. Nói cách khác, bài viết đã tạo lập một mô hình chi phí dựa trên hoạt động (ABC) để nhằm xác định chi phí mục tiêu cho doanh nghiệp. Theo nghiên cứu này, tác giả đã trình bày các vấn đề lý luận trong khuôn khổ phương pháp xác định chi phí theo mục tiêu; đưa ra quá trình xác
39
định chi phí mục tiêu được chia thành 3 cấp độ: chi phí cấp độ thị trường (at market level), chi phí cấp độ sản phẩm (at product level), chi phí cấp độ bộ phận sản phẩm (at unit level). Bên cạnh đó, mô hình phân bổ chi phí dựa trên hoạt động (ABC)
cũng được phân tích và so sánh với mô hình phân bổ truyền thống. Nghiên cứu
cũng chỉ ra mối quan hệ giữa mô hình chi phí theo mục tiêu với mô hình phân bổ
chi phí dựa trên hoạt động thể hiện 3 khía cạnh: thứ nhất là ABC hỗ trợ cho việc
đưa ra quyết định chi phí dự tính của sản phẩm; thứ 2 là ABC có thểxác định nguồn phát sinh chi phí trong doanh nghiệp mà giai đoạn thiết kế và lập kế hoạch sản phẩm yêu cầu; thứ 3 là ABC có thểđược sử dụng như một công cụđểđạt được chi phí mục tiêu bởi vì ABC có thể hỗ trợ nhận diện những hoạt động phát sinh chi phí nào là nên
được cắt giảm và những nguồn phát sinh chi phí theo hoạt động nào là cần được chú trọng để đáp ứng tiêu chuẩn của thị trường. Từ những nghiên cứu về sự kết hợp của ABC trong việc đạt được chi phí mục tiêu, tác giả đã đề xuất ra mô hình là kết hợp của cả ABC và Phương pháp chi phí mục tiêu.
Bên cạnh rất nhiều nghiên cứu trên thế giới vềphương pháp chi phí mục tiêu, các nghiên cứu về chi phí mục tiêu tại Việt Nam còn rất ít, mới chỉ dừng lại một số
bài báo, tạp chí về vấn đề này, có thể kểđến như:
+ Trương Bá Thanh (2009), Kế toán chi phí theo phương pháp chi phí mục tiêu; Tạp chí khoa học và công nghệ, Trường Đại học Đà Nẵng.
Bài viết đã trình bày các vấn đề lý luận cơ bản của phương pháp kế toán chi phí theo mục tiêu (Phương pháp chi phí mục tiêu) bao gồm: các định nghĩa về phương pháp chi phí mục tiêu, nội dung của phương pháp và các mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu tại Công ty Toyota Nhật Bản. Tác giả cũng đưa ra ba giai đoạn để thực hiện phương pháp chi phí theo mục tiêu gồm: xác định chi phí mục tiêu theo các bộ phận sản xuất; tổ chức thực hiện các mục tiêu chi phí đã xác định;
đánh giá kết quả. Bên cạnh đó, tác giả cũng trình bày khái quát về thực tế áp dụng chi phí mục tiêu tại Nhật bản theo từng lĩnh vực.
+Trương Bá Thanh, Nguyễn Công Thương, Quản trị chi phí theo lợi nhuận mục tiêu và khảnăng vận dụng tại Việt Nam
40
Bài viết đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản của phương pháp kế toán chi phí theo mục tiêu (Phương pháp chi phí mục tiêu) bao gồm: nội dung của
phương pháp; quy trình quản trị chi phí theo mục tiêu và các mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu. Bên cạnh đó, thông qua phân tích về nội dung của phương pháp,
nhóm tác giảđưa ra kết luận về khảnăng vận dụng chi phí mục tiêu tại Việt Nam là hoàn toàn có thể, từđó đưa ra một số các giải pháp đểứng dụng chi phí mục tiêu tại các DN của Việt Nam.
+ Nguyễn Thanh Huyền, Nguyễn Thu Hoài (2013); Kế toán quản trị chi phí
hiện đại: Phương pháp chi phí mục tiêu; Tạp chí Kinh tế & Phát triển số đặc biệt
tháng 12/2013.
Bài viết cung cấp một cái nhìn toàn diện vềphương pháp chi phí mục tiêu, một
phương pháp kế toán quản trị chi phí hiện đại được áp dụng phổ biến tại các công ty Nhật Bản và Mỹ. Khái niệm, nguyên tắc, công cụ thực hiện của phương pháp này được tác giả hệ thống lại dựa trên hướng dẫn thực hiện của IMA. Nghiên cứu tình huống về công ty sắt thép Handan, Trung Quốc được dùng để minh họa kết quả
thực tiễn triển khai. Cuối cùng, bài viết chỉ ra những thách thức khi áp dụng phương
pháp chi phí mục tiêu trong doanh nghiệp.
+ Nguyễn Thị Phương Dung (2015); Phương pháp tính giá thành theo chi phí mục tiêu: chìa khóa thành công trong cạnh tranh; tạp chí nghiên cứu Khoa học Kiểm toán.
Bài viết đã hệ thống hóa các vấn đề lý luận của phương pháp chi phí mục tiêu (CPMT) bao gồm: các khái niệm vềphương pháp chi phí theo mục tiêu và khái quát
như sau: Phương pháp tính giá thành theo CPMT là một quá trình xác định chi phí mục tiêu cho sản phẩm ngay từ những giai đoạn nghiên cứu- phát triển sản phẩm