5. Kết cấu đề tài
2.4.3. Các kết luận về thực trạng áp dụng kế toán quản trị và phương pháp chi phí
Trên thế giới, đặc biệt là các nước phát triển đã áp dụng rất nhiều các công cụ quản lý chi phí hiệu quả của kế toán quản trị như: Activity based costing, Phương pháp chi phí mục tiêu, Balanced Scorecard... Tại Việt Nam, kế toán quản trị
mới chỉ bắt đầu và phát triển trong khoảng vài thập kỷ gần đây. Về tính pháp lý, kế
toán quản trị mới chỉ được nhận diện chính thức thông qua Luật Kế toán có hiệu lực từ năm 2003. Hầu hết các doanh nghiệp Việt nam chưa chú trọng đến thực hiện kế
toán quản trị trong doanh nghiệp và cũng chưa nắm rõ được những lợi ích mà kế
toán quản trị có thể mang lại trong quá trình kiểm soát chi phí. Trong nhiều trường hợp, các quyết định của nhà quản trị chủ yếu dựa vào kinh nghiệm hơn là các phân
tích từ sự trợ giúp của kế toán quản trị. Thêm vào đó, hệ thống kiểm soát chi phí của các Doanh nghiệp sản xuất Việt Nam chủ yếu dựa vào việc theo dõi những chi phí
đã xảy ra trong quá trình hoạt động hơn là tìm các giải pháp để cắt giảm và hạn chế chi phí. Hơn thế nữa, thông tin chi phí chủ yếu được thu thập, theo dõi và báo cáo chỉ bởi các nhân viên kế toán tài chính hoặc là kế toán chi phí và không có sự tham gia của các bộ phận khác trong quá trình kiểm soát chi phí như kỹ thuật, sản xuất,
bán hàng, ... Do đó, việc kiểm soát chi phí và tìm các giải pháp giảm chi phí đối với các doanh nghiệp Việt Nam luôn là nhiệm vụ khó khăn. Các doanh nghiệp Việt sẽ đối diện với nhiều rủi ro và nguy cơ khi điều kiện thị trường thay đổi như: giá cả
nguồn nguyên vật liệu từ nhà cung cấp bị tăng cao, những thay đổi trong kỳ vọng của khách hàng về sản phẩm hàng hóa, mức độ cạnh tranh trên thịtrường ngày càng khốc liệt hơn trong nền kinh tế mở cửa.
Theo kết quả khảo sát thực trạng ở trên cho thấy, Phương pháp chi phí mục tiêu hiện giờ vẫn còn là một phương pháp quản lý chi phí mới tại Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp chưa từng áp dụng phương pháp này, thậm chí những nhà đứng đầu doanh nghiệp hay cả những nhân viên kế toán lâu năm cũng chưa từng nghe tới
phương pháp này. Hiện tại các doanh nghiệp áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu mới chỉ dừng lại số ít là các doanh nghiệp Liên doanh với nước ngoài với tỷ lệ 7.3%
71
theo quy mô khảo sát đề tài. Con số này khá tương đồng với tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu được khảo sát bởi 2 tác giả Dung Nguyen Thi Phuong & Masaaki Aoki (2014) là rất thấp 7.4%. Kết quả khảo sát của đề tài cũng tương đồng với kết quả khảo sát của Đoàn Ngọc Phi Anh năm 2012 về sự hạn chế
trong việc áp dụng các phương pháp kế toán quản trị hiện đại ở Việt Nam.
Từ những nghiên cứu trên, có thể kết luận về một số các đặc điểm của hệ
thống kế toán chi phí tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.
+ Kế toán chi phí tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay mới chỉđược thực hiện thông qua phương pháp chi phí truyền thống như: phương pháp chi phí tiêu chuẩn trong giai đoạn sản xuất. Trong khi theo nhiều nghiên cứu trên thế giới cho rằng, chi phí sản phẩm đã được quyết định và không thểthay đổi ở khâu thiết kế lên tới 80%, phần 20% là quyết định trong khâu sản xuất . Vì vậy, phương pháp truyền thống có rất ít ý nghĩa trong việc tìm các giải pháp cắt giảm chi phí.
+ Các vấn đề liên quan đến chi phí sản phẩm chủ yếu do các nhân viên kế
toán chi phí thực hiện, những người thực hiện việc theo dõi các chi phí đã xảy ra trong quá khứ từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà không có sự tham gia của các bộ phận khác như: kỹ thuật, sản xuất, tiếp thị, bán hàng,...
+ Trong việc thực hiện chi phí sản phẩm, doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn chưa tập trung và chú trọng vào thị trường và những kỳ vọng từ khách hàng, bởi vì giá bán sản phẩm hầu hết được quyết định bởi việc tính toán chi phí sản xuất thực tế là bao nhiêu, chứ không phải được xác định bởi việc nghiên cứu thị trường vềlượng tiền mà khách hàng sẵn sàng trả cho sản phẩm của doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp sản xuất Việt Nam sẽ rất khó khăn trong việc cạnh tranh về giá
đối với các doanh nghiệp nước ngoài trong thịtrường mở.
Từ những đặc điểm hiện tại của các doanh nghiệp Việt nam chỉ ra rằng, các doanh nghiệp Việt Nam cần cập nhật phương pháp kế toán chi phí mới để có thể
thích ứng được với các thay đổi của môi trường kinh tế hội nhập và cạnh tranh gay gắt. Một trong những phương pháp hiện đại và hiệu quả đã được khẳng định bởi nhiều nghiên cứu cả về thực tiễn và lý luận đó là phương pháp chi phí mục tiêu.
72
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT VỀ VẤN ĐỀ ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP CHI PHÍ MỤC TIÊU TRONG