Thiết kế sản xuất và lắp ráp (Design for manufacturing assembly)

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (target costing) trong doanh nghiệp (Trang 28 - 29)

5. Kết cấu đề tài

1.2.5.3. Thiết kế sản xuất và lắp ráp (Design for manufacturing assembly)

Thiết kế sản xuất và lắp ráp (viết tắt là DFMA) là một triết lý phát triển sản phẩm và là một công cụ của Phương pháp chi phí mục tiêu nhằm giảm chi phí sản xuất trong suốt giai đoạn đầu tiên của thiết kế sản phẩm bằng việc cải tiến quá trình sản xuất. DFMA dựa trên nguyên lý rằng những khách hàng chính là người đưa ra

những giá trị cần phải đạt được của sản phẩm và dịch vụ mà nhà sản xuất phải phát triển và sản xuất ra những sản phẩm ở mức giá không được vượt quá giá trị đó.

Trong triết lý DFMA, giá cả thị trường của sản phẩm được dự báo dựa theo chức

năng và giá trị của sản phẩm. Giá cả thịtrường được dựbáo trước cộng với việc nhà quản trị tự quyết định mức lợi nhuận mong muốn từ sản phẩm đã đặt chi phí sản xuất nằm trong một giới hạn nhất định trong khi với phương pháp truyền thống thì chi phí sản xuất lại quyết định mức giá bán của sản phẩm trên thịtrường.

DFMA liên quan đến thiết kế quá trình kỹ thuật để tối ưu hóa mối quan hệ

giữa nguyên vật liệu, các bộ phận sản phẩm và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường bằng việc tạo ra những cách thức dễ dàng hơn trong quá trình sản xuất hoặc lắp ráp sản phẩm Ansari & Bell (1997). Mục tiêu của công cụ DFMA là thuận lợi hóa quá trình sản xuất với mức chi phí thấp. Theo Miyazawa (1993), quá trình DFMA gồm có 4 bước:

23

(1) Những nhà thiết kế lựa chọn những bộ phận cấu thành sản phẩm và trình tự lắp ráp chúng

(2) Xây dựng những hướng dẫn sản xuất trước khi sản xuất đểđảm bảo cho sản xuất kịp thời gian hoặc để đo lường quan sát thời gian sản xuất và để dễ dàng cho việc lắp ráp sản phẩm.

(3) Những bộ phận cấu thành sản phẩm được cắt giảm với sự cải tiến và dễ

lắp ráp hơn.

(4) Thiết kế mới được kiểm duyệt lại so với thiết kếtrước.

DFMA tập trung vào tính hiệu quả của quá trình vận hành sản xuất từ thiết kếđến lắp ráp đểhướng đến việc đơn giản hóa quá trình lắp ráp sản phẩm với ít sai

sót hơn và sản phẩm tin cậy hơn.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (target costing) trong doanh nghiệp (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)