Lĩnh vực phù hợp với phương pháp chi phí mục tiêu

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (target costing) trong doanh nghiệp (Trang 32 - 35)

5. Kết cấu đề tài

1.2.7. Lĩnh vực phù hợp với phương pháp chi phí mục tiêu

Các nghiên cứu về việc vận dụng thành công phương pháp chi phí mục tiêu

đã chỉ ra những lĩnh vực và đặc điểm doanh nghiệp phù hợp với việc vận dụng

phương pháp chi phí mục tiêu như sau:

Phương pháp chi phí theo mục tiêu thích hợp hơn với các ngành công nghiệp lắp ráp, các ngành sản phẩm với đa dạng các loại sản phẩm hơn là ngành sản xuất có những sản phẩm tương đồng (Gagne & Discenza, 1995). Nói cách khác, phương

pháp chi phí mục tiêu phù hợp với những doanh nghiệp đa dạng các chủng loại sản phẩm hơn là những doanh nghiệp có ít chủng loại sản phẩm.

Phương pháp chi phí theo mục tiêu phù hợp với những ngành có tỷ lệ cải tiến, công nghệđổi mới diễn ra rất nhanh. Những công ty sử dụng tựđộng hóa công nghệ sản xuất của nhà máy và có sự hỗ trợ của máy tính trong quá trình thiết kế và sản xuất.

Ngoài ra, những doanh nghiệp chịu áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng và

những doanh nghiệp sử dụng hệ thống cắt giảm chi phí ngay trong giai đoạn lập kế

hoạch, thiết kế và phát triển sản phẩm trong chu kỳ sống của sản phẩm là những doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp này.

27

1.3. Phân biệt giữa phương pháp chi phí mục tiêu và phương pháp chi phí truyền thống

Garrison (2003) mô tả sự khác nhau giữa việc thiết lập giá của sản phẩm từ

việc sử dụng các phương pháp tính giá truyền thống với phương pháp chi phí mục tiêu. Hệ thống giá dựa trên chi phí (cost plus system). Theo truyền thống, các doanh nghiệp sản xuất sử dụng nhiều phương pháp định giá cộng thêm từ chi phí. Theo

phương pháp này, tổng chi phí của quá trình sản xuất sản phẩm sẽ được xác định

sau đó cộng thêm một số phần trăm lợi nhuận để tạo ra mức giá bán của sản phẩm.

Ngược lại với nó, phương pháp chi phí mục tiêu quyết định mức chi phí cho phép của sản phẩm và để quyết định ra mức chi phí cho phép này thì điều đầu tiên phải xuất phát một quá trình nghiên cứu về giá bán trên thịtrường thông qua các khảo sát thịtrường và khách hàng.

Phương pháp chi phí mục tiêu:

Giá bán li nhun mong mun = chi phí mc tiêu

Theo phương pháp truyền thống

Chi phí + li nhun mong mun = Giá bán

Sự khác biệt lớn nhất giữa phương pháp truyền thống với phương pháp chi

phí mục tiêu là đối với phương pháp mục tiêu thì giá bán quyết định đến chi phí

trong khi phương pháp truyền thống thì chi phí chi phối đến việc hình thành mức

giá bán. Theo phương pháp chi phí mục tiêu, mức giá bán và lợi nhuận mong muốn

được xác định trước sau đó sản phẩm mới được quyết định nên tiến hành sản xuất

hay không. Phương pháp truyền thống được coi là không còn phù hợp với môi

trường kinh doanh nhiều thay đổi và cạnh tranh ngày càng cao. Việc hướng đến nhu cầu khách hàng và thị trường làm cho phương pháp chi phí mục tiêu thích hợp hơn

trong nền kinh tế mở và có nhiều cạnh tranh.

+ Phương pháp chi phí truyền thống có điểm xuất phát là thiết kế sản phẩm,

sau đó mới tính toán chi phí của sản phẩm trong chi phương pháp chi phí theo mục tiêu thì chi phí mục tiêu phải được xác định trước và sau đó sản phẩm mới được thiết kếđểđáp ứng được mức chi phí mục tiêu đã thiết lập.

28

+ Trong phương pháp chi phí truyền thống thì chi phí quyết định đến việc

hình thành giá bán, ngược lại đối với phương pháp chi phí theo mục tiêu thì giá bán lại quyết định đến chi phí của sản phẩm.

+ Thiết kế là chìa khóa quan trọng để đạt được các mức cắt giảm chi phí

nhưng phương pháp chi phí truyền thống thì thường bỏ qua yếu tố này.

+ Những nhân viên kế toán chi phí chịu trách nhiệm về kiểm soát chi phí

theo phương pháp truyền thống trong khi đối với phương pháp chi phí theo mục tiêu

đòi hỏi sự hợp tác của một nhóm chức năng để quản lý chi phí.

+ Những nhà cung cấp của doanh nghiệp sẽ tham gia vào giai đoạn sau khi thiết kế sản phẩm, khi sản phẩm được đưa vào sản xuất. Ngược lại, đối với phương

pháp chi phí theo mục tiêu những nhà cung cấp của doanh nghiệp được tham gia ngay từ giai đoạn đầu thiết kế sản phẩm, nó thể hiện sự hợp tác rất chặt chẽ của các bên tham gia chuỗi cung ứng trong quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu.

+ Thông qua việc sử dụng chi phí mục tiêu, công ty có thể bộc lộ được những đặc điểm hoạt động nội bộ, đó là sự kết nối giữa các bộ phận, thành viên, nhân viên trong công ty trong việc đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp.

+ Trong phương pháp chi phí theo truyền thống, giá cả được quyết định khi sản phẩm được sản xuất và khi chi phí bị gia tăng thì nhà sản xuất sẽ tăng giá để

duy trì mức lợi nhuận doanh nghiệp. Ngược lại, phương pháp chi phí theo mục tiêu luôn tập trung vào các biện pháp cắt giảm chi phí mục tiêu đểkhông tăng giá bán.

+ Phương pháp chi phí theo mục tiêu thiết lập mức giá bán mục tiêu phù hợp với nghiên cứu về thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh trong khi phương

pháp chi phí theo truyền thống đề cập đến tầm quan trọng của khách hàng, nhu cầu thịtrường và đối thủ.

+ Phương pháp chi phí mục tiêu sử dụng kỹ thuật giá trị - VE, kỹ thuật triển khai chất lượng chức năng (quality function deployment) và các công cụ khác để đạt được mức chi phí mục tiêu trong khi phương pháp chi phí theo truyền thống không sử dụng những công cụ trên.

29

+ Theo phương pháp chi phí truyền thống, các biện pháp cắt giảm chi phí thường

được áp dụng trong quá trình sản xuất ngược lại theo phương pháp chi phí mục tiêu,

chi phí được cắt giảm và kiểm soát ngay từ khi sản phẩm mới ở giai đoạn thiết kế

sản phẩm, khi chi phí sản xuất chưa phát sinh.

+ Phương pháp chi phí mục tiêu tập trung vào quản lý chi phí dài hạn trong khi

phương pháp chi phí truyền thống tập trung vào quản lý chi phí ngắn hạn.

+ Trong phương pháp chi phí truyền thống, có rất ít sự phối hợp giữa hai bộ phận kỹ thuật và marketing vì bộ phận kỹ thuật phát triển sản phẩm còn bộ phận marketing thực hiện tung sản phẩm ra thị trường trong khi phương pháp chi phí mục tiêu, tất cảđại diện các bộ phận của doanh nghiệp đều tham gia vào quá trình thiết kế và phát triển sản phẩm.

Một phần của tài liệu Đề tài nghiên cứu mô hình kế toán chi phí theo mục tiêu (target costing) trong doanh nghiệp (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)