5. Kết cấu đề tài
1.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc áp dụng phương pháp chi phí mục tiêu
Giá bán được quyết định bởi thị trường do đó nó là vấn đề ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp nhưng chi phí sản phẩm lại là yếu tố có thể kiểm soát được vì nó là vấn đề thuộc về bên trong doanh nghiệp. Tính không chắc chắn của môi
trường ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chi phí mục tiêu. Nó bao gồm những cải tiến công nghệ hiện tại, mức độ cạnh tranh trên thị trường và sự đa dạng trong yêu cầu của khách hàng. Những nghiên cứu về chi phí mục tiêu cho thấy phương pháp
này chủ yếu được ứng dụng trong các doanh nghiệp sản xuất những sản phẩm mang tính lắp ráp như: máy café, máy tính, ô tô,...Những sản phẩm lắp ráp là những sản phẩm có các thành phần cấu thành tương quan giới hạn với nhau ở cấp độ hoạt động của chúng. Phương pháp chi phí theo mục tiêu là một phần của hệ thống quản trị chi phí toàn diện tại các công ty sản xuất. Phương pháp chi phí mục tiêu cũng được cho là có tầm quan trọng đáng kểđối với những sản phẩm có tính phức tạp cao (Cooper & Slagmulder,1997). Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà cung cấp càng có sức mạnh và mật thiết hơn thì việc áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu càng hiệu quả hơn.
24
Dựa theo nghiên cứu của Patrick Feil và các cộng sự năm 2004, thành công của phương pháp Phương pháp chi phí mục tiêu được quyết định bởi một số các yếu tốsau đây:
Yếu tố thứ nhất: Những người lãnh đạo cấp cao
Việc thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu đòi hỏi có được tinh thần
hưởng ứng nhiệt tình của nhân viên để hoạt động hiệu quả và cải tiến trong doanh nghiệp. Điều này chỉ đạt được khi có sự tham gia của những nhà lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp, chính những nhà lãnh đạo cấp cao bồi đắp tinh thần và khuyến khích nhân viên của họ tìm ra những điểm cần khắc phục trong doanh nghiệp để đạt
được những cải tiến cần thiết.
Yếu tố thứ 2: Tinh thần làm việc nhóm
Phương pháp chi phí mục tiêu cần có sự tham gia của một nhóm liên chức
năng và đây là một trong những nhân tố chính quyết định sự thành công của
Phương pháp chi phí mục tiêu. Ở các doanh nghiệp Nhật bản, nhân viên thích làm việc theo nhóm hơn là làm việc cá nhân bởi vì họ nhận thấy rằng có rất nhiều lợi ích mang lại cho họ nếu họ phối hợp theo nhóm và họcũng cảm thấy thoải mái hơn khi
làm việc theo nhóm hơn là làm việc riêng lẻ. Những quyết định được tạo ra sau những cuộc thảo luận, tranh luận theo nhóm luôn được coi là hiệu quả và thiết yếu
hơn.
Yếu tố thứ 3: Hệ thống kế toán quản trị
Hệ thống kế toán quản trị tại Nhật sử dụng nhiều thông tin cho các quyết
định chiến lược chứ không chỉ là để phục vụ cho các vấn đề về tài chính (Feil et al,
2004). Chính điều này tạo khảnăng cho các nhân viên trong côngty có định hướng thị trường và suy nghĩ có chiến lược dài hạn hơn. Sự kết nối nhanh chóng giữa thông tin tài chính và thông tin phi tài chính giữa các nhân viên giúp họ hiểu hơn về
kết quả hoạt động của bản thân họ và kết quả bộ phận của họ.
Yếu tố thứ 4: Sựtin tưởng
Niềm tin của tất cả các nhân viên trong công ty là một nhân tố cốt lõi tạo nên thành công của quá trình thực hiện phương pháp chi phí mục tiêu. Nó là điều cần
25
thiết cho mỗi thành viên như công nhân, nhà quản lý, nhân viên kỹ thuật, những nhà cung cấp để hiểu biết và phụ thuộc lẫn nhau. Điều này cung cấp những hiểu biết quan trọng vềđiều kiện thịtrường tới tổ chức. Một ví dụ của sựtin tưởng trong các doanh nghiệp sản xuất Nhật bản chính là khả năng làm việc gắn bó cả đời tại một công ty của nhân viên là chuyện diễn ra rất phổ biến tại Nhật. Lòng trung thành và sự tin tưởng đã kết nối những nhân viên trong công ty lại với nhau và họ sẵn sàng làm việc với toàn bộ thời gian cống hiến của cuộc đời mình cho sự phát triển của công ty.
Yếu tố thứ 5: Giáo dục
Sự thành công của các doanh nghiệp Nhật bản trong việc thực hiện Phương
pháp chi phí mục tiêu một phần lớn là do tinh thần học tập rất cao của những người công nhân làm việc cho họ. Các công ty Nhật luôn luôn nâng cao hiểu biết cho
người lao động thông qua đào tạo và luân chuyển công việc (Feil et al, 2004). Bằng việc tập trung vào giáo dục những nhận thức và hiểu biết, các chuyên gia cũng như
các công nhân làm việc trong công ty đều có khản năng nắm bắt rõ ràng quá trình thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu tại công ty của họ.
Yếu tố thứ 6: Liên kết trong kinh doanh
Sự liên kết trong kinh doanh chính là một cấu trúc mạng lưới trong đó các
doanh nghiệp phát triển quan hệ chặt chẽ với các thành phần khác trong thị trường, chủ yếu là khách hàng và nhà cung cấp. Các công ty có thể làm việc với nhau hoặc các thành viên trong chuỗi cung ứng và mạng lưới chiến lược của họ liên kết với nhau về các nguồn lực và cùng giúp nhau cắt giảm chi phí (Feil et al, 2004). Sự hội tụ và hợp tác với các nhà cung cấp của doanh nghiệp để đảm bảo luôn có nguồn cung ứng ổn định từ một thành viên trong chuỗi cung ứng với các thành viên khác.
Yếu tố thứ 7: Mạng lưới thông tin
Việc thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu có thành công hay không cũng
phụ thuộc vào mạng lưới thông tin tốt được cung cấp từ các thành viên trong chuỗi cung ứng như khách hàng và nhà cung cấp (Feil et al, 2004). Đây có thể là nguồn thông tin từ thị trường và những lời khuyên để nâng cấp sản phẩm của công ty tốt
26
hơn. Mức chi phí mục tiêu dựtính cũng nên được cung cấp cho từng bộ phận trong công ty biết. Nó làm tăng nhu cầu về thông tin phản hồi liên tục. Thông tin đánh giá
kết quả hoạt động là cần thiết để biết được mức độđạt được của quá trình thực hiện Phương pháp chi phí mục tiêu. Trong trường hợp xảy ra chưa đạt được mức chi phí mục tiêu mong muốn, việc đánh giá kết quả hoạt động là cần thiết để tìm ra những cá nhân và bộ phận có trách nhiệm liên quan. Khi những thông tin thích hợp và
chính xác được thu thập và chia sẻ giữa các bộ phận chức năng, nó sẽ làm cho công việc của đội ngũ phát triển sản phẩm đạt được những kết quả xuất sắc. Theo Kato, 1995, những doanh nghiệp áp dụng Phương pháp chi phí mục tiêu đều là những doanh nghiệp có lượng thông tin truyền tải nhanh chóng và dễ dàng giữa những thành viên và các bộ phận khác nhau trong doanh nghiệp.