II. Bài học cho các nhà lãnh đạo
4. Phát triển tốt các mối quan hệ tăng cường hợp tác của các bộ phận và
4.2. Xây dựng mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp
Mối quan hệ thứ hai mà các nhà lãnh đạo cần chú tâm chính là với các khách hàng, các nhà cung cấp - đối tác làm ăn trực tiếp của họ. Tại mọi thời điểm, không cần biết nền kinh tế có ổn định hay không, “sức khoẻ” doanh nghiệp sản xuất của một công ty đều dựa vào các nhà cung cấp và khách hàng. Nếu việc mua bán của khách hàng giảm sút, điều đó đồng nghĩa công việc kinh doanh của công ty cũng đang tụt dốc. Kinh tế khó khăn, khách hàng cũng phải đối mặt với những vấn đề mới nên hãy cung cấp cho họ sản phẩm có giá cả hợp lý. Đa dạng hoá sản phẩm, cắt giảm chi phí để tạo ra các dòng sản phẩm có giá cả hợp lý là điều khách hàng mong muốn nhất lúc khó khăn này. Trong bất kỳ nền công nghiệp nào thì nguyên tắc chung nhất vẫn là giúp cho khách hàng có thể tối đa hoá lợi ích của mình. Nếu nhà cung cấp phải tăng giá, thì chi phí của công ty cũng bị điều chỉnh. Lãnh đạo nên chú trọng vào thiết lập các mối quan hệ lành mạnh, tốt đẹp với khách hàng, nhà cung cấp trước khi cơn khủng hoảng tấn công đến doanh nghiệp mình. Xây dựng các mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng sẽ tạo nên sự tôn trọng lẫn nhau và chính họ sẽ là người giải cứu doanh nghiệp mình ra khỏi tình trạng nguy hiểm trong những thời điểm cam go.
Nhà lãnh đạo cũng cần phải đàm phán với nhà cung cấp để có được sự giảm giá tạm thời trong giai đoạn khủng hoảng này để họ thấy rằng doanh
Hà Hải Vân - Lớp Anh 5 - QTKDB - K44 83
nghiệp luôn mong muốn và thiện chí làm ăn cùng họ. Nhà lãnh đạo cũng nên chuẩn bị sẵn tinh thần nếu có xung đột với nhà cung cấp này bằng việc tìm một nhà cung cấp dự phòng khác. Chuyển nhà cung cấp là đồng nghĩa với việc cho ra đời chất lượng nguyên liệu mới, giá suất mới, lịch trình vận chuyển mới và các chi phí mới. Tất cả mọi thứ kể trên không chỉ tác động tới công việc kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tới cả công việc kinh doanh của các khách hàng.